Nga chuẩn bị trả lời câu hỏi của Mỹ về hiệp ước hạt nhân
Nga đang bắt đầu chuẩn bị trả lời các câu hỏi liên quan đến Hiệp ước Các Lực lượng hạt nhân tầm trung ( INF) mà phía Mỹ đã chuyển cho Nga.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hôm nay (28/10) cho biết, Nga đang bắt đầu chuẩn bị trả lời các câu hỏi liên quan đến Hiệp ước Các Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) mà phía Mỹ đã chuyển cho Nga.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. Ảnh: Washington Examiner.
Hãng thông tấn Nga Ria dẫn lời Ngoại trưởng Nga cho biết, chỉ một tuần trước khi Mỹ tuyên bố sẽ rút khỏi hiệp ước, giới chức Mỹ đã thông qua Đại sứ quán Mỹ ở Nga gửi tới Bộ Ngoại giao Nga một danh sách các câu hỏi liên quan hiệp ước.
Video đang HOT
Trước đó, hôm 20/10 vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố nước này sẽ rút khỏi Hiệp ước Các Lực lượng hạt nhân tầm trung với Nga, đồng thời đổ lỗi cho Nga vi phạm thỏa thuận này. Tuy nhiên, phía Nga khẳng định, Nga tuân thủ nghiêm chỉnh hiệp ước, trong khi Mỹ luôn vi phạm thỏa thuận này.
Hiệp ước Các Lực lượng hạt nhân tầm trung được lãnh đạo Mỹ và Liên Xô trước đây ký ngày 8/12/1987. Theo đó, hai bên cam kết không sản xuất, thử nghiệm, triển khai các tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình trên mặt đất tầm trung và tầm ngắn từ 500 km tới 5.500 km./.
Theo Hồng Nhung/VOV1
Nga, Mỹ đấu khẩu quyết liệt ở Liên Hợp Quốc vì Hiệp ước INF
Vào ngày 26/10, Nga đã thất bại khi không thể thuyết phục Đại hội đồng Liên Hợp Quốc kêu gọi Mỹ và Nga bảo vệ và củng cố Hiệp ước Vũ khí Hạt nhân Tầm trung (INF), một văn bản đã phần nào giúp Chiến tranh Lạnh kết thúc.
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu vào ngày 20/10 rằng Washington có ý định từ bỏ Hiệp ước INF mà Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev và Tổng thống Mỹ Ronald Reagan ký kết vào năm 1987. Nội dung của nó nghiêm cấm phát triển, thử nghiệm và triển khai các loại tên lửa tầm ngắn và tầm trung.
Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev và Tổng thống Mỹ Ronald Reagan cùng nhau ký Hiệp ước INF.
Washington từ bỏ hiệp ước này với lý do rằng Moscow vi phạm nội dung của INF. Nga không những phủ nhận cáo buộc này mà còn nói rằng chính Mỹ mới là bên đã phá vỡ Hiệp ước.
Nga đã đề xuất một dự thảo nghị quyết trước ủy ban chống phổ biến vũ khí hạt nhân của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, song họ đã bỏ lỡ thời hạn chót là ngày 18/10. Vào ngày 26/10, Nga đã kêu gọi bỏ phiếu lấy ý kiến về việc ủy ban này có nên tiếp tục xem xét dự thảo hay không, song họ chỉ có được 31 phiếu thuận, 55 phiếu chống và 54 phiếu trắng.
Ông Andrei Belousov, Phó giám đốc của Cục Chống Phổ biến và Kiểm soát Vũ khí Hạt nhân của Nga nói với ủy ban rằng: "Trong 1 năm tới, nếu Mỹ rút khỏi hiệp ước và bắt đầu phát triển vũ khí một cách thiếu kiểm soát, tất cả chúng ta sẽ phải đối diện với một thực tế hoàn toàn khác với hiện tại".
Ông Belousov cũng nghi ngờ Mỹ đang sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh. Ông nói: "Nếu không phải khả năng này thì tại sao họ muốn rời bỏ hiệp ước? Tại sao họ lại muốn tiếp tục phát triển vũ khí hạt nhân?".
Ông Belousov nói thêm rằng nếu Mỹ tiếp tục đe dọa rút khỏi hiệp ước, Nga có thể sẽ đưa vấn đề này lên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên động thái này sẽ không mang lại hiệu quả đáng kể nào bởi cả Nga và Mỹ đều có quyền phủ quyết trong hội đồng.
Đại diện Chống Phổ biến Vũ khí hạt nhân Robert Wood phát biểu trước ủy ban rằng Washington trong 5 năm qua đã cố gắng để đối thoại với Moscow về việc tuân thủ nội dung hiệp ước và rằng Nga "liên tục phủ nhận đã chế tạo hoặc thử nghiệm tên lửa hành trình phóng từ dưới đất".
"Mãi đến gần đây họ mới thừa nhận đã chế tạo một loại tên lửa phóng từ dưới đất, song họ khẳng định rằng loại tên lửa này không vi phạm giới hạn tầm bắn", ông Wood nói thêm."Hoa Kỳ đã rất kiên nhẫn với Nga và chúng tôi hi vọng rằng Nga làm điều đúng đắn và tiêu hủy loại tên lửa hành trình kia".
Theo infonet
'Nga chuẩn bị cho chiến tranh, Mỹ chuẩn bị một cuộc chiến' Ngày 26/10, nhà ngoại giao Nga Andrei Belousov xác nhận rằng Nga đang chuẩn bị bảo vệ lãnh thổ của mình, chống lại bất kỳ sự xâm lược nào trong trường hợp Mỹ đơn phương rút khỏi Hiệp ước INF và báo hiệu rằng Washington đang chuẩn bị một cuộc xâm lăng nếu hiện thực hóa quyết định trên. Trụ sở Bộ Ngoại...