Nga chuẩn bị kịch bản phương Tây cô lập tài chính từ 8 năm trước
Kể từ khi cuộc chiến ở Ukraine bắt đầu, một loạt lệnh trừng phạt của phương Tây đã làm tê liệt nền kinh tế Nga và tác động mạnh tới hệ thống tài chính của nước này.
Theo tờ Fortune, Nga đã bị chặn tiếp cận hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT, bị hạn chế tiếp cận 630 tỷ USD dự trữ ngoại hối và hơn 17 tỷ USD tài sản của các nhà tài phiệt Nga bị thu giữ.
Nhưng trong 8 năm qua, Nga đã chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất.
Vào tháng 6/2014, chỉ ba tháng sau khi sáp nhập Bán đảo Crimea, nước này đã thiết lập hệ thống thanh toán riêng để giúp xử lý các giao dịch thẻ tín dụng trong nước. Hệ thống thẻ thanh toán quốc gia của Nga (NSPK) đã tiếp tục xử lý các giao dịch thẻ tín dụng trong thời gian diễn ra cuộc giao tranh gần đây nhất ở Ukraine.
Mặc dù Mastercard, Visa, American Express, PayPal và Discover đều đã tạm ngừng hoạt động ở Nga, nhưng người Nga không gặp phải tình trạng gián đoạn như lo ngại.
Mastercard cho biết không hỗ trợ thẻ tín dụng do các ngân hàng Nga phát hành. Thay vào đó, thẻ tín dụng ở Nga hiện được xử lý qua một thứ gọi là “công tắc” do Ngân hàng Trung ương Nga điều hành.
Tiến sĩ Leo Lipis, Giám đốc điều hành công ty tư vấn ngành thanh toán Lipis Advisors, nói rằng công tắc nói trên là trung tâm liên lạc kết nối các ngân hàng khác nhau trong một mạng lưới thanh toán.
Điều này có nghĩa là người Nga dùng thẻ phát hành trong nước có biểu tượng Mastercard vẫn có thể sử dụng thẻ như bình thường.
Người phát ngôn của Mastercard đã xác nhận rằng không có khả năng chặn các giao dịch nội địa ở Nga, nhưng họ không nhận được lợi ích gì từ giao dịch tại Nga. Điều này là do Mastercard cùng với các công ty phương Tây khác đã ký một thỏa thuận để các giao dịch của họ được NSPK xử lý vào năm 2015.
Dù dùng được trong nước nhưng người Nga vẫn không dùng được thẻ tín dụng phương Tây ở nước ngoài. Các lệnh trừng phạt cũng thúc đẩy công ty thẻ tín dụng của Nga MIR. Đây là công ty phát triển dựa trên NSPK và thuộc sở hữu của Ngân hàng Trung ương Nga.
Video đang HOT
Khi MIR ra mắt vào cuối năm 2015, không mấy người Nga sử dụng thẻ này. Sau đó, chính phủ yêu cầu các nhân viên khu vực công nhận lương và trợ cấp phúc lợi phải sử dụng thẻ thanh toán MIR, từ đó tạo ra tăng trưởng mới cho công ty.
Ông Lipis nói: “Từ năm 2015, Visa và MasterCard chiếm thị trường Nga theo tỷ lệ 50-50. Vào thời điểm năm 2020, thị trường được chia sẻ cho ba bên”.
Ngày nay, MIR đã phát hành hơn 100 triệu thẻ. Khi các công ty thẻ của Mỹ rời khỏi Nga, MIR có thể dễ dàng tăng thị phần.
Trong những năm gần đây, các quốc gia khác, như Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ và Trung Quốc, cũng đã phát triển hệ thống thanh toán của riêng để hạn chế ảnh hưởng của các công ty thẻ tín dụng Mỹ và hạn chế gánh nặng do lệnh trừng phạt gây ra.
Sau khi nổ ra cuộc chiến ở Ukraine, ngân hàng lớn nhất Nga Sberbank đã chuyển sang Union Pay của Trung Quốc và Hệ thống Thanh toán Liên ngân hàng xuyên biên giới (CIPS) để tránh các lệnh trừng phạt của phương Tây và phát hành thẻ mới.
Union Pay có thỏa thuận với nhiều mạng thẻ tín dụng ở châu Âu và Mỹ cho phép xử lý thẻ nước ngoài thông qua hệ thống thanh toán của mình và được chấp nhận ở một số nước phương Tây, đặc biệt là ở các điểm du lịch.
Ông Lipis lưu ý rằng Union Pay của Trung Quốc có thể bị trừng phạt thứ cấp nếu cố ý giúp các ngân hàng Nga lách lệnh trừng phạt.
Tuy nhiên, khi nói đến xử lý các giao dịch ở nước ngoài, MIR của Nga và hệ thống thanh toán của Trung Quốc không phải là lựa chọn thay thế thích hợp cho các hệ thống thanh toán Mỹ như Visa và Mastercard. Các hệ thống này chỉ chiếm chưa đầy 0,5% tổng giá trị thanh toán được thực hiện qua SWIFT.
Loại "vũ khí" của phương Tây có thể gây "ác mộng" cho Nga
Các nước phương Tây liên tiếp cảnh báo áp lệnh trừng phạt chưa từng có nếu Nga "động binh" với Ukraine, trong số đó có một lệnh trừng phạt được cho là khiến Moscow e ngại nhất.
Phương Tây cân nhắc loại Nga khỏi hệ thống thanh toán SWIFT (Ảnh minh họa: CSIS).
Những tuần gần đây, Mỹ và các nước phương Tây đồng loạt đưa ra cảnh báo trừng phạt mạnh chưa từng có nếu Nga có hành động quân sự với Ukraine. Trong số các lệnh trừng phạt đó, loại Nga khỏi Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu (SWIFT) được coi là "biện pháp hạt nhân" khiến Moscow lo ngại nhất.
Các nghị sĩ của Mỹ cho rằng có thể trừng phạt Nga bằng cách loại nước này khỏi SWIFT - một mạng lưới an ninh cao kết nối hàng nghìn định chế tài chính trên thế giới. Đáp lại, Nga cảnh báo sẽ cắt nguồn cung dầu, khí đốt và kim loại cho châu Âu nếu điều đó xảy ra.
"Nếu Nga bị loại khỏi SWIFT, chúng tôi sẽ không nhận được ngoại tệ, đổi lại, các quốc gia châu Âu cũng sẽ lập tức không nhận được hàng hóa của chúng tôi, gồm dầu, khí đốt, kim loại và các thành phần quan trọng khác", Nikolai Zhuravlev, Phó chủ tịch Thượng viện Nga, hôm 25/1 cảnh báo.
"Ác mộng" với Nga
SWIFT được thành lập năm 1973 nhằm thay thế cho điện tín và hiện đã hơn 11.000 định chế tài chính trên thế giới sử dụng để gửi tin nhắn và lệnh thanh toán bảo mật. Hiện nay, không có giải pháp thanh toán nào khác thay thế SWIFT trên phạm vi toàn cầu, nên SWIFT được coi là huyết mạch của nền tài chính thế giới. Dù tuyên bố là một cơ chế trung lập, nhưng SWIFT vẫn phải tuân thủ các quy định của Liên minh châu Âu (EU).
Nếu bị loại khỏi SWIFT, các định chế tài chính gần như không thể chuyển tiền ra hoặc vào quốc gia này, kéo theo cú sốc đối với các doanh nghiệp Nga và khách hàng nước ngoài của họ, đặc biệt là các khách hàng nhập khẩu dầu và khí đốt Nga bằng đồng USD.
"Việc loại bỏ Nga (khỏi SWIFT) sẽ chấm dứt tất cả các giao dịch quốc tế, gây ra sự biến động tiền tệ và kéo theo sự tháo chạy của các dòng vốn lớn", Maria Shagina, thành viên Viện Các vấn đề Quốc tế Phần Lan, nhận định. Cựu Bộ trưởng tài chính Nga Alexei Kudrin năm 2014 từng ước tính GDP của Nga sẽ giảm 5% nếu bị loại khỏi SWIFT.
Đặc biệt, biện pháp trừng phạt có thể tạo ra các vấn đề đối với việc tiếp cận thị trường thế giới của các ngân hàng Nga, ngắt kết nối quốc gia này khỏi SWIFT, đưa ra lệnh cấm giao dịch với chứng khoán nợ của Nga và cấm các doanh nghiệp quốc tế đầu tư vào các dự án năng lượng của Moscow.
Giới chuyên gia cho rằng, việc Nga đột ngột ngắt kết nối với SWIFT có thể gây ra tình trạng dao động tỷ giá mạnh trên thị trường tiền tệ. Moscow từng cảnh báo rằng họ coi việc tách Nga ra khỏi SWIFT là "một lời tuyên chiến".
Phương Tây cũng bị ảnh hưởng
Nhiều nước cũng bị ảnh hưởng nếu Nga bị loại khỏi SWIFT (Ảnh minh họa: Caspian).
Việc loại một quốc gia khỏi SWIFT không phải chưa từng có tiền lệ. Năm 2012, SWIFT từng loại các ngân hàng của Iran khỏi hệ thống này sau khi EU trừng phạt chương trình hạt nhân của Tehran. Theo bà Shagina, điều này khiến kim ngạch xuất khẩu dầu mỏ của Iran giảm khoảng 50%, trong khi 30% thương mại quốc tế bị gián đoạn.
Hiện chưa rõ kịch bản loại Nga khỏi SWIFT có được sự ủng hộ đến mức nào của các đồng minh của Mỹ. Mỹ và Đức bị cho là sẽ thiệt hại nhiều nhất nếu Nga bị loại khỏi SWIFT bởi các ngân hàng của hai nước này sử dụng SWIFT thường xuyên nhất để kết nối với ngân hàng Nga.
EU cho biết, họ sẵn sàng đáp trả bằng các "lệnh trừng phạt toàn diện chưa từng có tiền lệ" nếu Nga "động binh" với Ukraine. Thủ tướng Anh Boris Johnson cũng cho biết, chính phủ của ông đang thảo luận với phía Mỹ về khả năng loại Nga khỏi SWIFT.
"Đó chắc chắn là một vũ khí rất mạnh (để chống lại Nga). Tôi cho rằng, nó chỉ có thể triển khai với sự hỗ trợ của Mỹ. Chúng tôi đang thảo luận về điều đó", ông Johnson nói. Mỹ cho thấy sức mạnh tài phán ngày một lớn đối với SWIFT và sử dụng cơ chế này như là một công cụ để thực thi chính sách cấm vận. SWIFT đã nhiều lần gây tranh cãi vì cho phép chính phủ Mỹ giám sát và trong một số trường hợp can thiệp vào các giao dịch nội bộ châu Âu.
Trong khi đó, ông Zhuravlev nhận định: "SWIFT là một công ty châu Âu có sự tham gia của nhiều nước trong khối. Để đưa ra quyết định về việc ngắt kết nối, cần có quyết định thống nhất của tất cả quốc gia thành viên. Quyết định của Mỹ và Anh chắc chắn là không đủ. Tôi không chắc rằng các quốc gia khác, đặc biệt là những quốc gia có tỷ trọng thương mại với Nga lớn, sẽ ủng hộ việc đó".
Biện pháp ứng phó của Nga
Đây không phải lần đầu tiên phương Tây đe dọa loại Nga khỏi SWIFT. Do vậy, những năm gần đây, Nga đã có những động thái nhằm giảm thiểu thiệt hại nếu kịch bản đó xảy ra. Nga đã lập hệ thống thanh toán riêng SPFS sau khi bị phương Tây áp các lệnh trừng phạt vào năm 2014 do sáp nhập bán đảo Crimea.
Theo Ngân hàng Trung ương Nga, SPFS có khoảng 400 thành viên đang sử dụng. Khoảng 20% giao dịch nội địa được thực hiện thông qua SPFS. Tuy nhiên, dung lượng của tin nhắn bị hạn chế đáng kể so với SWIFT, và hệ thống chỉ hoạt động trong giờ hành chính, trong khi SWIFT hoạt động 24/7.
Hệ thống Thanh toán Liên ngân hàng Xuyên biên giới (CIPS) của Trung Quốc cũng được coi là một giải pháp thay thế cho SWIFT. Nga cũng có thể sử dụng tiền điện tử. Tuy nhiên, các phương án này đều hạn chế và kém hấp dẫn hơn so với SWIFT.
EU kêu gọi Trung Quốc ngừng ủng hộ Nga trong cuộc xung đột Ukraine Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc-EU sắp diễn ra, bất đồng về thương mại và cuộc xung đột ở Ukraine dự kiến sẽ có trong chương trình nghị sự. Theo trang tin Euobserver.com, Bắc Kinh sẽ phải đối mặt với áp lực của Liên minh châu Âu (EU) để ngừng ủng hộ Nga khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc tổ chức một...