Nga chuẩn bị khởi công hai tàu hộ vệ Gepard cho Việt Nam
Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk thông báo lễ khởi công hai tàu hộ vệ lớp Gepard-3.9 cho Hải quân Việt Nam sẽ được tiến hành vào ngày 24.9 tới đây.
Chiến hạm Đinh Tiên Hoàng của Việt Nam – Ảnh: Đỗ Hùng
Hai chiến hạm này được thiết kế để đối phó với các mục tiêu trên không, trên biển và tàu ngầm và thực hiện nhiều nhiệm vụ khác.
Thông cáo của nhà máy Zelenodolsk vào hôm 19.9 cho biết các chiến hạm mới sẽ được trang bị tên lửa pháo binh hiện đại, vũ khí phòng không, vũ khí chống tàu ngầm và hệ thống tác chiến điện tử, ngư lôi, các vũ khí chống phá hoại và các phương tiện liên lạc…
Theo Zelenodolsk, sự khác biệt chủ yếu giữa hai tàu hộ vệ mới so với hai tàu đã bàn giao là các tàu mới được trang bị thêm nhiều vũ khí chống tàu ngầm.
Video đang HOT
Lễ khởi công sẽ có sự tham dự của các đại diện của Bộ Quốc phòng Việt Nam, Bộ Công thương Nga, tập đoàn vũ khí quốc doanh Nga Rosoboronexport, các bộ ngành của nước Cộng hòa Tatarstan thuộc Nga, nơi đặt nhà máy đóng tàu.
Vào tháng 7, ông Igor Sevastyanov, Phó tổng giám đốc Rosoboronexport, cho hay việc đóng hai chiến hạm Gepard-3.9 mới tuân thủ nghiêm ngặt nghĩa vụ hợp đồng, theo ITAR-TASS.
Theo các thông tin vào lúc đó, hai tàu mới sẽ được chuyển giao cho Việt Nam vào năm 2016 và 2017. Hợp đồng đóng tàu vốn được ký kết vào tháng 12.2011.
Vào năm 2006, Việt Nam đã ký hợp đồng đóng hai tàu lớp Gepard-3.9 đầu tiên. Hai tàu mang tên Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ được chuyển giao cho Hải quân Việt Nam vào năm 2011. Chiến hạm Đinh Tiên Hoàng được biên chế vào Hải quân Việt Nam vào tháng 3.2011 còn Lý Thái Tổ được biên chế vào tháng 8.2011.
Có chiều dài 102 mét, chiều rộng 13,7 mét, lượng giãn nước 2.100 tấn, hai tàu lớp Gepard-3.9 hiện nay của Việt Nam có thể chịu được sóng gió cấp 10 – 12.
Trên tàu được trang bị nhiều vũ khí phòng vệ và tấn công như trực thăng săn ngầm, pháo, radar tầm xa, đặc biệt hệ thống tên lửa chống hạm hiện đại nhất hiện nay với tầm bắn chính xác hàng trăm km. Khi cần, Gepard 3.9 có thể săn tìm, theo dõi, tác chiến hiệu quả chống các mục tiêu tàu nổi, tàu ngầm, máy bay cũng như tuần tiễu, hộ tống, rải ngư lôi, chi viện hỏa lực cho lực lượng đổ bộ.
Theo TNO
Iran đề nghị làm trung gian đối thoại ở Syria
Tổng thống Iran Hassan Rowhani phát biểu hôm 19.9 rằng chính phủ của ông sẵn sàng làm trung gian đối thoại giữa chính phủ Syria và phe đối lập.
Tổng thống Iran Hassan Rowhani - Ảnh: AFP
"Chúng ta phải chung tay trong nỗ lực xây dựng hướng đến đối thoại quốc gia, bất luận là ở Syria hoặc Bahrain. Chúng ta phải tạo ra một môi trường mà ở đó người dân trong khu vực có thể quyết định số phận của họ", ông Rowhani viết trên tờWashington Post.
Trong nỗ lực hướng đến cộng đồng quốc tế từ khi trở thành tổng thống Iran vào tháng 8, ông Rowhani nói ông muốn theo đuổi chính sách "tương tác xây dựng".
Phát biểu với kênh NBC, ông Rowhani cũng úp mở về khả năng sẽ diễn ra cuộc gặp lịch sử giữa ông và Tổng thống Mỹ Barack Obama tại phiên họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào tháng tới, nói rằng "mọi chuyện đều có thể".
Khi được hỏi liệu ông có kế hoạch gặp ông Obama hay không, ông Rowhani nói ông không lên lịch trước. Tuy nhiên, ông Rowhani nói ông sẵn sàng đối thoại nếu "các điều kiện cần thiết" được đáp ứng.
"Mọi chuyện đều có thể trong thế giới chính trị. Việc đó phụ thuộc vào các điều kiện cần thiết", ông Rowhani nói.
Hôm 19.9, Tổng thống Pháp Francois Hollande cho biết ông sẽ gặp ông Rowhani bên lề phiên họp của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào tuần tới, theo yêu cầu của nhà lãnh đạo Iran.
Sơn Duân
Theo TNO
'Mỹ sẽ đánh nếu Syria không thành thật về vũ khí hóa học' Tổng thống Israel Shimon Peres cảnh báo hôm 11.9 rằng Mỹ sẽ theo đuổi hành động quân sự chống lại Syria nếu Damascus không tiêu hủy kho vũ khí hóa học theo đề xuất của Nga. Israel triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa Vòm sắt ở gần Jerusalem để đề phòng các cuộc tấn công trả đũa từ Syria - Ảnh:...