Nga chuẩn bị hành động cho Crimea thứ hai?
Che mắt bằng các cuộc tập trận huấn luyện, Nga đang bí mật tập trung quân ở biên giới châu Âu, tương lai là một cuộc diễn tập và thôn tính như ở Crimea.
Các quan chức quốc phòng thuộc Tổ chức Hiệp ước quân sự Bắc Đại Tây dương (NATO) tại Bỉ chia sẻ với báo Express, khẳng định, Nga đang bí mật tập trung quân nhạy cảm ở biên giới châu Âu bằng cách “giả vờ” thực hiện các cuộc tập trận huấn luyện của mình.
Điện Kremlin rõ là đang thực hiện “các bài tập đột xuất” khi lợi dụng kẽ hở để phá vỡ hiệp ước Vienna và xây dựng đội quân hùng mạnh tại các địa điểm nhạy cảm ở biên giới của châu Âu.
Những gì Nga đang làm không phải là bất hợp pháp mà là đang thay đổi các quy tắc, theo một nguồn tin từ NATO.
Trong suốt hai năm qua, Nga đã thực hiện hàng chục các bài tập quân sự mà lúc có thông báo, lúc không có thông báo.
Ông Putin có thể biến Đông Âu thành một Crimea thứ hai?
Những gì đã xảy ra ở Crimea từ hồi tháng 2/2014 đang cho thấy điều lo lắng này là có cơ sở.
Khi đó, Nga đã triển khai một “buổi diễn tập đột xuất” với 38.000 quân gần biên giới Ukraine. Một vài ngày sau đó, rất nhiều quân cùng tham gia trong việc lấy lại Crimea.
Video đang HOT
Một số buổi tập trận của Nga còn có sự tham gia của hơn 150.000 binh lính, và trong số các bài tập đó đã xuất hiện các cuộc tấn công hạt nhân mô phỏng, theo Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg.
Vào tháng 11/2014, ông Stoltenberg cảnh báo rằng tốc độ các cuộc diễn tập quân sự và tập trận của Nga đã “đạt mức vô hình” kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh.
NATO cho biết, Nga đang “cố tình tránh sự minh bạch quân sự và khả năng dự báo”.
Trong khi đó, theo tổ chức này, họ đã không thực hiện “các bài tập đột xuất nào” kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, và tuân thủ các nghĩa vụ pháp lý bằng cách mời các quan sát viên Nga trong đoàn đại biểu nước ngoài.
Song động thái này từ phía Nga diễn ra khi NATO cũng có những bước tiến mới về việc thiết lập hệ thống lá chắn tên lửa ở một số nước giáp biên giới Nga.
Cùng ngày những cáo buộc ngầm này đưa ra, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố Nga sẽ trả đũa về vụ Mỹ đặt tên lửa tại Romania.
CNN dẫn lời Thông tấn TASS cho hay, người đứng đầu nước Nga đã ra lời cảnh báo trong cuộc họp báo cuối tuần, sau khi gặp Thủ tướng Hy Lạp Aleksis Tsipras tại Athens.
“Nếu ngày hôm qua tại nhiều nơi ở Romania, mọi người đơn giản không hiểu rằng đứng ngay ở hồng tâm là như thế nào, thì hôm nay chúng tôi buộc phải tiến hành một số biện pháp để đảm bảo an ninh của chúng tôi” – ông Putin nói.
“Đây sẽ là một trường hợp tương tự như Ba Lan. Chúng tôi sẽ chờ tới khi nào Ba Lan có hành động nhất định. Chúng tôi sẽ không có bất kỳ hành động nào cho tới khi chúng tôi nhìn thấy hỏa tiễn ở trong những khu vực lân cận” – Tổng thống Putin cảnh báo.
Trong cuộc họp báo hôm 27/5, sau cuộc gặp gỡ Thủ tướng Hy Lạp Aleksis Tsipras, Tổng thống Nga V.Putin coi đây là một động thái đe dọa với nước Nga. “Chúng tôi buộc phải thực hiện các biện pháp nhất định để bảo đảm an ninh của chúng tôi”, ông Putin nói.
Nga phản pháo với lá chắn tên lửa của Mỹ ở châu Âu.
Trước đó, Mỹ đã khởi động một hệ thống phòng thủ tên lửa mặt đất đầu tháng này tại Romania.Washington cho biết hệ thống này nhằm bảo vệ châu Âu khỏi các quốc gia như Iran,và không nhằm vào Nga.
Khối Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO) vận hành hệ thống, nói rằng các tên lửa này không được dùng để tấn công, bởi vì trong tên lửa không nạp chất nổ. NATO cho biết thêm, các tên lửa này chỉ đơn giản là nhằm&’đấm’ các mục tiêu khỏi bầu trời.
Người phát ngôn của NATO, ông Oana Lungescu cho hay: “Những lời đe dọa của Nga là phi lý. Nga biết rất rõ rằng hệ thống lá chắn tên lửa đạn đạo quốc phòng của chúng tôi là để phòng thủ, không nhằm chống lại Nga”.
Hệ thống vận hành của NATO được đặt tại cơ sở hỗ trợ hải quân của Mỹ tại Deveselu, Romania. Trong khi đó, một nền tảng chống tên lửa nữa đã được lên kế hoạch lắp đặt tại Ba Lan.
Đông Phong (Tổng hợp)
Theo Baodatviet
Hội nghị G7: Tổng thống Obama lên tiếng chỉ trích Triều Tiên
Tổng thống Mỹ Barack Obama cho rằng, những hành động của Triều Tiên đang gây ra "mối đe dọa nghiêm trọng trong trung hạn".
Trước những hành động gây lo ngại của Triều Tiên thời gian gần đây, Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua (26/5) lên tiếng chỉ trích các tham vọng hạt nhân của Triều Tiên đang gây ra những mối quan ngại lớn.
Tổng thống Mỹ Barack Obama. (Ảnh: AP)
Ông Obama nói: "Triều Tiên là mối lo ngại lớn đối với tất cả chúng ta. Không chỉ ở thời điểm hiện tại này, mà cả chính mỗi lần họ tiến hành những vụ thử hạt nhân, cho dù những thử nghiệm đó có thất bại, thì họ vẫn rút ra được những bài học kinh nghiệm từ đó. Nhà lãnh đạo Kim Jong-un dường như luôn tin rằng họ có quyền chính đáng để phát triển vũ khí hạt nhân".
Bình luận này đã được ông Obama đưa ra hôm 26/5 trong một buổi họp báo bên lề Hội nghị thượng đỉnh của nhóm G7 tổ chức tại Nhật Bản, giữa lúc leo thang căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên sau vụ thử hạt nhân thứ 4 của Triều Tiên hồi đầu năm nay.
Cũng trong ngày đầu tiên của Hội nghị G7, phát biểu tại một diễn đàn được tổ chức tại đảo Jeju phía Nam của Hàn Quốc, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon hối thúc Triều Tiên chấm dứt việc theo đuổi các loại vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo, quay trở lại các cuộc đối thoại, nhấn mạnh tình trạng căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên là một trong những thách thức lớn nhất đối với hành động toàn cầu và sự hợp tác khu vực.
Tổng Thư ký Ban Ki-moon đồng thời khẳng định, việc lấp dần hố sâu ngăn cách trong mối quan hệ vốn nhiều rạn nứt giữa Hàn Quốc và Triều Tiên là điều thiết yếu để hướng tới một nền hòa bình lâu dài trên bán đảo Triều Tiên cũng như sự ổn định của toàn khu vực.
Theovov.vn
Theo_Giáo dục thời đại
Ukraine cấm cửa cựu lãnh đạo Liên Xô Gorbachev Ukraine đã cấm cựu lãnh đạo Liên Xô Gorbachev nhập cảnh Ukraine trong vòng 5 năm, sau khi ông Gorbachev công khai ủng hộ việc sáp nhập Crimea vào Nga. Ông Gorbachev ủng hộ việc Nga sáp nhập Crimea. AFP Hãng tin Interfax (Nga) ngày 26.5 đưa tin Cơ quan an ninh Ukraine (SBU) đã quyết định cấm nhập cảnh đối với cựu...