Nga chuẩn bị chế tạo máy bay ném bom chiến lược Tu-160M2
Hãng thông tấn Nga RIA Novosti vừa đăng tải, bắt đầu từ tháng 4/2017, nhà máy chế tạo hàng không ở Kazan (KAZ) thuộc Tập đoàn chế tạo hàng không hợp nhất Liên bang Nga (UAC) sẽ bắt đầu lắp ráp máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-160M2.
“Bắt đầu từ tháng 4 này, chúng tôi bắt đầu khôi phục dây chuyền hàng chùm hạt electron để lắp ráp khung thân máy bay Tu-160 phiên bản nâng cấp”, ông Yuri Slyusan, giám đốc KAZ cho biết. Trước đó, dây chuyền lắp ráp Tu-160 đã tạm dừng từ năm 2008.
Liên quan tới việc khôi phục dây chuyền lắp ráp máy bay Tu-160, ông Y. Slyusan nhấn mạnh, phiên bản mới của dòng máy bay ném bom tầm xa này cần một quy trình lắp ráp hoàn toàn mới. Để đáp ứng yêu cầu này, trong thời gian tới, khoảng 40% trang bị máy móc của KAZ sẽ được nâng cấp.
“Đây là điều cần thiết để tăng cường khả năng hoạt động của KAZ với yêu cầu chế tạo dòng máy bay tinh vi như Tu-160, ông Y. Slyusan nói.
KAZ hiện là nơi thực hiện quy trình nâng cấp và đại tu các đơn vị máy bay Tu-160 và Tu-22M3 của Không quân Nga.
Máy bay ném bom Tu-160
Từ các thông tin công khai, Tu-160M2 là phiên bản gần như mới hoàn toàn của dòng máy bay ném bom chiến lược Tu-160. Tu-160M2 sẽ chỉ sử dụng thiết kế khung vỏ của phiên bản T-160 gốc và được trang bị hệ thống điện tử trên khoang thế hệ thứ 5, trong đó có các hệ thống đối kháng điện tử và điều khiển vũ khí hoàn toàn mới.
Hiện tại, nhiều thành phần điện tử dự kiến trang bị trên máy bay Tu-160M2 đang được thử nghiệm trên các nguyên mẫu máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 PAK FA.
Video đang HOT
Theo chiến lược dài hạn, Không quân chiến lược Nga dự kiến sử dụng hai dòng máy bay ném bom chính là máy bay Tu-160M2 và máy bay ném bom thế hệ mới thuộc dự án PAK DA đang được phát triển.
Không quân Nga dự kiến sẽ mua ít nhất 50 máy bay Tu-160M2 trong tương lai.
Không quân Nga bắt đầu trang bị máy bay ném bom siêu âm Tu-160 từ năm 1987. Với trọng tải cất cánh đạt 275 tấn, Tu-160 có thể chở theo tới 40 tấn vũ khí và đạt tốc độ bay tối đa khoảng 2.000 km/h.
Dòng máy bay ném bom tầm xa của Nga được thiết kế với phổ nhiệm vụ rộng từ việc mang bom thông thường tới các loại bom, tên lửa dẫn hướng chính xác (có khả năng mang vũ khí hạt nhân). Khi mang tên lửa hành trình Kh-55 hoặc tên lửa đạn đạo hỗn hợp Kh-15, tầm bắn của Tu-160 có thể bao quát được nhiều vị trí.
(Theo Quân Đội Nhân Dân)
Hải quân Mỹ nên ngừng tập trung vào tàu sân bay
Các chuyên gia quân sự cho rằng, với sự phát triển của tên lửa đạn đạo và vũ khí chống hạm khác, Hải quân Mỹ nên ngừng tập trung vào tàu sân bay để cân bằng các mối đe dọa.
Business Insider, cho biết cuối tháng 12/2016, lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ, tàu sân bay Mỹ vắng bóng trên các đại dương trên thế giới. Quan chức Hải quân Mỹ thừa nhận có thể có những khoảng trống về sự hiện diện đồng thời của tàu sân bay Mỹ ở Đông Nam Á và Trung Đông trong tương lai.
Hạm đội của Hải quân Mỹ không có vấn đề nhưng không đủ tàu sân bay để xoay vòng theo yêu cầu của Bộ chỉ huy Trung tâm. Bên cạnh đó, năng lực hàng không hải quân đang suy giảm khi chỉ có một phần ba trong các tiêm kích trên hạm F/A-18 sẵn sàng chiến đấu trong mọi thời điểm.
Hải quân Mỹ lâu nay lấy các tàu sân bay làm nòng cốt trong việc duy trì sự hiện diện ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới. Thực tế sự thiếu hụt tàu sân bay buộc Hải quân Mỹ cần đánh giá các lựa chọn khác để duy trì sự hiện diện và phù hợp hơn với các mối đe dọa trong tương lai.
Mối đe dọa từ tên lửa
Chuyên gia quân sự Carl Forsling, cựu phi công máy bay MV-22B, CH-46E của Hải quân Mỹ lập luận, ưu điểm của tàu sân bay là có một sân bay có thể di chuyển, yếu điểm là nó có thể bị đánh chìm.
Khả năng tàu sân bay bị đánh chìm ngày càng hiện hữu hơn. Trung Quốc đã phát triển tên lửa đạn đạo chống hạm có thể đánh chìm hàng không mẫu hạm từ khoảng cách 1.400 - 4.000 km.
Tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D của Trung Quốc có thể khiến tàu sân bay của Mỹ trở nên lỗi thời. Ảnh: Sino Defence
Trong khi đó, tiêm kích trên hạm F/A-18 E/F Super Hornet có bán kính chiến đấu khoảng 900 km, F-35C khoảng 1.100 km. Các máy bay này có thể tiếp nhiên liệu trên không để mở rộng phạm vi nhưng máy bay tiếp dầu dễ bị tổn thương trên bầu trời.
Bên cạnh tên lửa đạn đạo chống hạm, nhóm tàu sân bay còn phải đối mặt với mối đe dọa chết người nguy hiểm hơn đến từ tên lửa hành trình chống hạm. Nếu xảy ra xung đột với Trung Quốc, nhóm tàu sân bay sẽ đối mặt với loạt tên lửa hành trình phóng từ bờ biển, máy bay, tàu ngầm, tàu mặt nước.
Nhóm hộ tống cho tàu sân bay gồm các tàu khu trục Aegis, lớp Arleigh Burke, tuần dương hạm Aegis, lớp Ticonderoga có thể chống đỡ trong một thời gian.
Tuy nhiên, khi Hải quân Mỹ phải đối mặt với đối phương có năng lực ngay trên sân nhà của họ, tàu sân bay sẽ là mục tiêu của rất nhiều vũ khí mà khó lòng chống đỡ nổi. Số lượng các quốc gia có thể thực hiện điều này ngày càng tăng.
Đối phương chắc chắn sẽ dồn hỏa lực vào tàu sân bay, vì một khi đánh chìm được nó sẽ tạo được tiếng vang và giá trị chính trị, quân sự to lớn. Khi một tàu sân bay bị đánh chìm, 6.000 thủy thủ có thể thiệt mạng, gấp đôi số binh lính Mỹ tử trận ở Afghanistan trong 13 năm.
Ông Forsling nhấn mạnh, hãy trung thực thừa nhận rằng, các tàu sân bay đơn giản chỉ đang làm nhiệm vụ thả bom JDAM vào các vị trí của quân nổi dậy. Trong khi đó, mỗi tàu sân bay lớp Ford có đơn giá tới 13 tỷ USD, bằng 3 tàu khu trục tàng hình Zumwalt và 7 tàu khu trục Aegis, lớp Arleigh Burke.
Mỗi tàu sân bay là biểu tượng của sự hiện diện đối với Hải quân Mỹ nhưng giá trị của nó còn phụ thuộc vào đội tàu hộ tống. Trong khi đó, hạm đội tàu tên lửa có khả năng hủy diệt bờ biển đối phương, tạo nên một tuyên bố mạnh mẽ, chưa kể đến khả năng phân phối hỏa lực đa dạng hơn.
Tàu sân bay chỉ là phương tiện
Chuyên gia Forsling lý giải thêm, hải quân dường như tin rằng, mục tiêu cuối cùng của họ là giữ vững sự hoạt động liên tục của các tàu sân bay. Tuy nhiên, đó chỉ là phương tiện, Hải quân Mỹ cần tập trung vào mục đích chứ không phải là phương tiện.
Tàu đổ bộ tấn công có thể hoạt động như một tàu sân bay. Ảnh: Hải quân Mỹ
Đối với nhiệm vụ chống nổi dậy, các máy bay trên mặt đất như F-15E Strike Eagle, máy bay ném bom B-52, B-2 có khả năng nhiều hơn so với máy bay của hải quân. Các máy bay này có tầm bay xa hơn so với tiêm kích trên hạm, giảm tỷ lệ rủi ro có thể xảy ra.
Ngoài ra, Hải quân Mỹ có thể giảm tải cho tàu sân bay bằng cách sử dụng các tàu đổ bộ tấn công. Những tàu chiến này có thể mang theo máy bay cất hạ cánh thẳng đứng AV-8B Harries, tương lai là F-35B. Những máy bay này có hỏa lực đáng kể, đặc biệt là khi kết hợp với trực thăng tấn công AH-1Z Viper, UH-1Y.
Hải quân Mỹ đang có 9 tàu loại này và có thể làm nhiệm vụ ném bom các mục tiêu khủng bố như một tàu sân bay, trong khi có tính linh hoạt cao và chi phí thấp hơn.
Henry J. Hendrix, giám đốc Trung tâm Lịch sử Hải quân Mỹ từng nói với Trung tâm An ninh mới của Mỹ, rằng việc tập trung vào các tàu sân bay giống như "bỏ quá nhiều trứng vào một rổ". Tàu sân bay, cỗ máy chiến tranh khổng lồ, tốn kém và dễ bị tổn thương.
Duy trì tàu sân bay như một biểu tượng quốc gia là quan niệm lỗi thời, hơn nữa Hải quân Mỹ đang tụt hậu trong việc điều chỉnh các mối đe dọa mới nổi. Ông Forsling kết luận rằng Hải quân Mỹ nên xem xét các chiến lược hợp lý để duy trì sức mạnh thay vì tập trung vào tàu sân bay như hiện nay.
(Theo Zing News)
5 tàu sân bay thiện chiến nhất mọi thời đại USS Enterprise tham gia 18 trong 20 chiến dịch lớn, đánh chìm 3 tàu sân bay và một chiến hạm của Nhật trong Thế chiến II, được đánh giá là hàng không mẫu hạm tốt nhất. Tạp chí National Interest xếp hạng tàu sân bay USS Midway (CV-41) đứng thứ 5 trong danh sách những hàng không mẫu hạm tốt nhất lịch sử....