Nga chưa đưa ra quyết định cuối về thỏa thuận ngũ cốc
Ngày 5/7, chính phủ Nga cho biết nước này vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng về việc có nên gia hạn thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen chuẩn bị hết hạn ngày 17/7 tới nhưng triển vọng được đánh giá là không tích cực.
Nga từng nhiều lần tuyên bố không tìm thấy bất kỳ cơ sở nào trong việc gia hạn thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin Reuters dẫn lời phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov, Moscow vẫn chưa công bố bất kỳ quyết định chính thức nào liên quan tới việc nước này có gia hạn thỏa thuận cho phép xuất khẩu ngũ cốc an toàn từ Ukraine hay không.
Cụ thể, ông cho biết: “Chúng tôi vẫn chưa chính thức công bố quyết định nhưng chúng tôi sẽ công bố nó một cách kịp thời”.
Video đang HOT
Trên thực tế, Nga đã nhiều lần thể hiện thái độ chần chừ về việc gia hạn thỏa thuận sau ngày 17/7, nguyên nhân là những trở ngại đối với việc xuất khẩu ngũ cốc và phân bón của mình vẫn chưa được gỡ bỏ.
RT trích dẫn tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga ngày 4/7 cho biết nước này không nhận thấy bất kỳ cơ sở nào trong việc gia hạn thỏa thuận ngũ cốc. Nguyên nhân được đưa ra là do thỏa thuận đã không đạt được các mục tiêu ban đầu là hướng ngũ cốc tới các quốc gia nghèo. Thay vào đó, nó lại trở thành một kế hoạch “thuần túy thương mại” nhằm vận chuyển lương thực đến các nước giàu có.
Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố có khoảng 81% sản phẩm được vận chuyển từ Ukraine theo thỏa thuận ngũ cốc trong năm 2022 có điểm đến là các quốc gia có “mức thu nhập trung bình cao và cao” trong khi các quốc gia nghèo nhất thế giới, bao gồm Ethiopia, Yemen, Afghanistan, Sudan và Somalia, chỉ chiếm 2,6%.
Trong khi đó, tình hình liên quan đến xuất khẩu thực phẩm và phân bón của Nga vẫn bị chặn và “tiếp tục xấu đi”. Được ký kết tháng 7/2022, thỏa thuận Sáng kiến Biển Đen yêu cầu Nga đảm bảo an toàn cho các tàu chở ngũ cốc đến và đi từ các cảng của Ukraine qua vùng biển mà nước này kiểm soát. Cũng theo thỏa thuận được Liên Hợp Quốc và Nga ký, các sản phẩm của Nga bao gồm phân bón được tạo điều kiện thuận lợi để tiếp cận thị trường toàn cầu mà không bị cản trở.
Cơ quan này cũng khẳng định 5 mục tiêu “hệ thống” được hình dung trong bản ghi nhớ giữa Nga và Liên Hợp Quốc vẫn chưa được đáp ứng. Các mục tiêu này bao gồm việc cho phép ngân hàng cho vay nông nghiệp lớn của Nga là Rosselkhozbank quay trở lại hệ thống thanh toán SWIFT, cho phép vận chuyển phụ tùng thay thế cho máy móc nông nghiệp, khôi phục đường ống dẫn khí amoniac Tolyatti-Odessa, phân loại bảo hiểm và hậu cần cũng như “giải phóng” tài sản của Nga.
Dù vậy, ông Peskov nhận định các quốc gia phương Tây “vẫn còn thời gian để hoàn thành phần thỏa thuận liên quan đến đất nước chúng tôi”. Nhưng “cho đến nay, phần thỏa thuận này vẫn chưa được hoàn thành, và theo đó, không có cơ sở cụ thể nào để gia hạn thỏa thuận”.
Ngày 3/7, tờ Financial Times đưa tin Liên minh châu Âu đang xem xét đề xuất cho Ngân hàng Nông nghiệp Nga thành lập một công ty con để kết nối lại với mạng tài chính toàn cầu, như một động lực để Moscow gia hạn thỏa thuận. Tuy nhiên tới ngày 4/7, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova đã bác bỏ ý tưởng trên khi khẳng định sẽ không có sự thay thế nào cho việc khôi phục quyền truy cập đầy đủ của Rosselkhozbank vào SWIFT.
Nga chưa thấy có cơ sở gia hạn thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen
Tổng thống Nga Vladimir Putin gần đây cho biết Nga đang xem xét rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen nếu những rào cản đối với xuất khẩu lương thực và phân bón của nước này không được khắc phục.
Tàu chở ngũ cốc của Ukraine tới ngoài khơi bờ biển thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. (Ảnh: THX/TTXVN)
Hiện không có cơ sở để gia hạn thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc Biển Đen vì phần thỏa thuận liên quan đến xuất khẩu của Nga không được thực hiện. Đây là tuyên bố của người phát ngôn điện Kremlin, Dmitry Peskov ngày 5/7.
Ông Peskov nhấn mạnh: "Cho đến nay phần trong thỏa thuận đề cập đến các cam kết đối với xuất khẩu của Nga không được thực hiện. Do đó, hiện không có cơ sở để gia hạn thỏa thuận này."
Quan chức trên cho biết Nga chưa chính thức thông báo về quyết định đối với thỏa thuận và sẽ "đưa ra vào thời điểm thích hợp". Hiện vẫn còn thời gian để thực hiện phần thỏa thuận liên quan đến xuất khẩu của Nga.
Tháng 7/2022, Liên hợp quốc và Thổ Nhĩ Kỳ đã đứng ra làm trung gian cho thỏa thuận ngũ cốc mang tên Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen nhằm giúp giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu ngày càng trầm trọng do tình hình xung đột giữa Nga và Ukraine-các nước xuất khẩu ngũ cốc hàng đầu thế giới.
Trong khuôn khổ sáng kiến, Nga và Liên hợp quốc đã ký bản ghi nhớ về việc tạo điều kiện cung cấp các sản phẩm nông nghiệp và phân bón của Nga ra thị trường thế giới, trong khi Ukraine ký thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ và Liên hợp quốc về xuất khẩu thực phẩm và phân bón an toàn từ Ukraine qua Biển Đen.
Thỏa thuận đã 3 lần được gia hạn và theo lần gia hạn mới đây nhất vào ngày 18/5, thỏa thuận sẽ hết hiệu lực vào ngày 17/7 tới.
Tổng thống Nga Vladimir Putin gần đây cho biết Nga đang xem xét rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen nếu những rào cản đối với xuất khẩu lương thực và phân bón của nước này không được khắc phục.
'Số phận' bấp bênh của Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen Ngày 30/6, Nga cho biết nước này thấy không có lý do gì để gia hạn thỏa thuận ngũ cốc ở Biển Đen sau ngày 17/7 vì phương Tây đã hành động một cách "thái quá" đối với thỏa thuận này, nhưng đảm bảo xuất khẩu ngũ cốc của Nga sang các nước nghèo sẽ tiếp tục. Tàu chở ngũ cốc di chuyển...