Nga chưa có động thái, phản ứng gì về phán quyết Biển Đông của Tòa PCA
Trên các trang thông tin điện tử của Bộ Ngoai giao Nga được thể hiện bằng tiếng Nga và tiếng Anh cũng chưa có thông tin đề cập đến phán ứng của Moscow về phán quyết cuối cùng và mới nhất của tòa PCA.
Nga chưa có phản ứng về phán quyết Biển Đông của Tòa trọng tài thường trực (ảnh minh họa, Điện Kremlin)
Tính tới thời điểm này (14:34 phút ngày 13/7/2016 giờ Hà Nội), sau khi Tòa trọng tài thường trực Liên hợp quốc (PCA) công bố phán quyết cuối cùng về vụ Philippines kiện Trung Quốc ngày 12/7, Nga vẫn chưa đưa ra phản ứng hay bình luận của mình về sự kiện đáng chú ý nói trên.
Báo Sputnik phiên bản tiếng Anh của Nga đưa báo cáo phản ánh phản ứng của Trung Quốc sau khi tòa PCA ra phán quyết cuối cùng vào ngày 12/7.
Trên các trang thông tin điện tử của Bộ Ngoại giao Nga được thể hiện bằng tiếng Nga và tiếng Anh cũng chưa có thông tin đề cập đến phán ứng của Moscow về phán quyết cuối cùng và mới nhất của tòa PCA.
Trong số các trang báo điện tử do nhà nước Nga quản lý, trang Sputnik phiên bản tiếng Anh cũng đã đưa thông tin về phán quyết của tòa PCA cũng như phản ánh lập trường của một số nước như Nhật Bản, Philippines, Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc về phán quyết của Tòa trọng tài thường trực Liên Hợp Quốc.
Những thông tin mới nhất trên website tiếng Anh của thông tấn Nga Tass cũng chưa đề cập đến phản ứng của Moscow về việc tòa PCA đưa phán quyết cuối cùng về vụ Philippines kiện Trung Quốc ở Biển Đông.
Trong các báo cáo mới nhất, Sputnik phiên bản tiếng Anh cũng đã phản ánh việc Trung Quốc phản đối, tuyên bố không chấp nhận hay thừa nhận phán quyết của tòa PCA cũng như việc Bắc Kinh ngày 13/7 đã ra Sắch Trắng đề cập đến các tranh chấp với Philippines, lặp lại tuyên bố đòi chủ quyền ở Biển Đông, ngang nhiên tuyên bố có quyền thiết lập Vùng nhận dạng phòng không trên vùng biển này.
Là một nước lớn, thành viên thường trực của Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc, có thể Nga sẽ đưa ra một tuyên bố ngắn gọn về sự kiện này.
Video đang HOT
Website tiếng Nga của Tass cũng ở trạng thái tương tự.
Trong nhiều năm gần đây, theo nhận định của các chuyên gia chính trị quốc tế, dù quan hệ không chặt chẽ với Philipines nhưng Moscow có quan hệ gần gũi với cả Việt Nam và Trung Quốc và chính quyền Nga luôn tìm cách hạn chế việc đưa ra những bình luận, tuyên bố liên quan đến tình hình Biển Đông, đặc biệt là về mâu thuẫn, xung đột chủ quyền giữa Bắc Kinh và Hà Nội.
Website của Bộ Ngoại giao Nga cũng chưa đề cập thông tin gì về phán quyết của PCA.
Về sự kiện tòa PCA ra phán quyết trong đó bác bỏ yêu sách đòi chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông, chắc chắn Moscow sẽ đưa ra một phản ứng có chừng mực và thận trọng bởi quan hệ giữa Moscow và Bắc Kinh trong giai đoạn hiện nay đang ở một trạng thái “đặc biệt”.
Phiên bản tiếng Nga của website của Bộ Ngoại giao Nga cũng ở trạng thái tương tự.
Trước khi tòa PCA đưa ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông, Nga thông qua người phát ngôn Bộ ngoại giao của nước này cũng đã bày tỏ lập trường của mình về tình hình căng thẳng ở Biển Đông, trong đó Nga nhấn mạnh lập trường không ủng hộ về quốc tế hóa các tranh chấp trong khu vực.
Báo chí Nga thông tin về việc Trung Quốc ra Sắch Trắng bác bỏ tuyên bố của Philippines ở Biển Đông
Diễn biến vụ kiện
-20/8/2013, Tòa Trọng tài đưa ra án lệnh số 1 thông qua Quy tắc tố tụng của vụ kiện.
-27/8/2013, Tòa Trọng tài đưa ra án lệnh số 2: 30/3/2014 Philippines phải nộp bản lập luận.
-16/12/2014 Trung Quốc phải nộp bản phản biện.
-28/2/2014, Philippines đề nghị Tòa cho phép sửa đổi lại nội dung Thông báo và tuyên bố khởi kiện, bổ sung thêm bãi Cỏ Mây và nội dung vụ kiện. Ngày 11/3/2014, Tòa đồng ý.
-30/3/2014, Philippines đã đệ trình Hồ sơ gồm 4.000 trang tài liệu cho Tòa.
-20/4/2014, Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan gửi Công hàm cho Tòa đề nghị Tòa cung cấp bản sao các văn bản tố tụng và các tài liệu có liên quan khác,
-24/4/2014, Tòa cung cấp các tài liệu liên quan trong đó có Bản lập luận của Philippines.
-30/7/2014, Philippines gửi Công hàm cho Tòa đề nghị quan tâm việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo ở Trường Sa.
-5/12/2014, Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi Tòa Tuyên bố về lập trường của Việt Nam đối với vụ kiện: Việt Nam ủng hộ giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; đề nghị Tòa quan tâm lợi ích pháp lý của Việt Nam.
-7/12/2014, TQ công bố Văn kiện lập trường về vấn đề thẩm quyền của Tòa; khẳng định Tòa không có thẩm quyền.
-16/12/2014, Tòa xác nhận Trung Quốc không đệ trình văn bản Phản biện; ra Án lệnh số 3 y/c Philippines cung cấp bổ sung lập luận trước ngày 15/3/2015.
-16/3/2015, Philippines đệ trình Bản lập luận bổ sung, trả lời 26 câu hỏi của Tòa, gồm 12 chương với 3.000 trang, trong đó có 200 bản đồ.
-21/4/2015, Tòa ra Án lệnh số 4, chia vụ kiện làm 2 giai đoạn (xem xét thẩm quyền và xem xét nội dung thực chất).
-22/4/2015, Tòa ghi nhận Việt Nam đã gửi tuyên bố đến Tòa và Philippimes đã đưa Tuyên bố của Việt Nam vào Phụ lục số 468 trong lập luận bổ sung.
-11/6/2015, Đại sứ quán Malaysia tại Hà Lan cho rằng lợi ích của Malaysia bị ảnh hưởng, đề nghị Tòa cung cấp các bản sao hồ sơ và tham dự tranh tụng với tư cách quan sát viên.
-26/6 và 29/6/2015, ĐSQ Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia đề nghị tham dự với tư cách QSV và được chấp nhận.
Phiên tranh tụng về thẩm quyền từ 7 đến 14/7/2015 tại cung điện Hòa Bình, trụ sở của ICJ và PCA. Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Thái và Nhật Bản dự (vai trò quan sát viên).
- Ngày 12/7/2016, Tòa Trọng tài chính thức bác bỏ yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc ở Biển Đông cùng việc làm rõ các quy chế được hưởng đối với các thực thể dạng đảo, đá ở khu vực.
Theo Viettimes
Mỹ trục xuất hai quan chức Nga để trả đũa
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 8.7 cho biết nước này đã trục xuất hai quan chức Nga ngày 17.6 để đáp trả vụ cảnh sát Nga tấn công một nhân viên ngoại giao Mỹ tại Moscow hồi đầu tháng trước.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby nêu rõ: "Hôm 17.6, chúng tôi đã trục xuất hai quan chức Nga khỏi Mỹ để đáp lại vụ tấn công nói trên". Tuy nhiên, ông Kirby không cung cấp chi tiết về các vụ trục xuất này.
Trước đó, một cảnh sát Nga tấn công một nhà ngoại giao chính thức của Mỹ khi vị quan chức này cố gắng đi vào Đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Moscow 6.6. Các nguồn tin của Nga nói rằng, nhà ngoại giao Mỹ thực sự đã hoạt động bí mật cho cộng đồng tình báo Mỹ.
Ông ta đã cố gắng nương náu trong đại sứ quán để tránh sự theo đuổi của đại diện lực lượng đặc nhiệm Nga đang có kế hoạch để bắt ông ấy. Bộ Ngoại giao Nga cũng cho biết, nhà ngoại giao Mỹ tự mình tấn công cảnh sát Nga đang làm nhiệm vụ bảo vệ Đại sứ quán, bằng chứng là cảnh quay từ camera giám sát.
Tuy nhiên, phía Mỹ cho rằng, hành động này là "vô cớ" và gây nguy hại đến sự an toàn cho các nhân viên của Mỹ.
Theo Danviet
Nga lại làm găng với Mỹ về lá chắn tên lửa Bộ Ngoại giao Nga hôm qua (23/6) lại tiếp tục lên tiếng đòi Mỹ phải có bảo đảm mang tính pháp lý về việc hệ thống lá chắn tên lửa của siêu cường số 1 thế giới không nhằm vào Nga. Ảnh minh hoạ "Những bảo đảm về việc hệ thống lá chắn tên lửa của Mỹ không nhằm trực tiếp vào Nga...