Nga choáng váng vì độ thách thức của Thổ Nhĩ Kỳ?
Sau khi thẳng thừng bắn rơi một máy bay ném bom Su-24 của Nga đang thực hiện nhiệm vụ chống khủng bố ở Syria, Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục thể hiện một thái độ thách thức rất lớn trước Nga. Điều này khiến Moscow không khỏi choáng váng.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan hôm qua (27/11) cảnh báo, Nga đừng có “đùa với lửa” sau khi Moscow thông báo bắt giữ một loạt doanh nhân Thổ Nhĩ Kỳ đang làm ăn, kinh doanh ở Nga. Tuy nhiên, Moscow cũng chẳng vừa khi tiếp tục thông báo sẽ ngừng chế độ miễn visa với Thổ Nhĩ Kỳ.
Quan hệ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đang lao xuống vực thẳm sau khi Thổ Nhĩ Kỳ không ngần ngại bắn rơi một máy bay của Nga ở gần biên giới Syria hôm 24/11. Nga đe dọa sẽ trả đũa kinh tế nhằm vào Thổ Nhĩ Kỳ một động thái mà Tổng thống Erdogan miêu tả là mang tính tình cảm và không phù hợp.
Thổ Nhĩ Kỳ có mối quan hệ thương mại rộng lớn với Moscow và mối quan hệ này đang bị đe dọa. Tổng thống Erdogan lên án thông tin cho rằng, một số doanh nhân Thổ Nhĩ Kỳ đã bị bắt giữ vì vi phạm quy định về chế độ visa khi tham gia một hội chợ thương mại ở Nga.
“Họ đang đùa với lửa khi đi xa đến mức đối xử không tốt với các công dân của chúng tôi tới Nga”, Tổng thống Erdogan gay gắt phát biểu ở Bayburt, phía đông bắc Thổ Nhĩ Kỳ. “Chúng tôi thực sự rất coi trọng quan hệ với Nga…. Chúng tôi không muốn mối quan hệ này bị ảnh hưởng vì bất kỳ điều gì”, ông Erdogan nhấn mạnh.
Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, ông có thể sẽ nói chuyện với người đồng cấp Nga Vladimir Putin tại hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu ở thủ đô Paris vào tuần tới. Ông chủ điện Kremlin đến nay vẫn từ chối tiếp xúc với ông Erdogan bởi vì Ankara nhất quyết không chịu xin lỗi về vụ đã bắn rơi máy bay của Nga một cách không ngần ngại, cố vấn của ông Putin cho biết.
Về phần mình, Tổng thống Erdogan rắn mặt tuyên bố, Thổ Nhĩ Kỳ mới xứng đáng được xin lỗi bởi không phận của họ bị xâm phạm. Ông này nhấn mạnh, Ankara sẽ không xin lỗi cho việc bắn rơi Su-24 của Nga.
“Tôi cho rằng, nếu có ai đó phải xin lỗi thì chắc chắn không phải chúng tôi. Những người vi phạm không phận của chúng tôi mới là những người phải nói lời xin lỗi. Các phi công và lực lượng của chúng tôi chỉ đơn giản là thực hiện nhiệm vụ của mình, đó là đáp trả với những hành động vi phạm luật chiến tranh. Tôi nghĩ, bản chất là ở đó”, ông Erdogan tuyên bố cứng rắn như vậy sau khi Moscow thể hiện sự tức giận trước việc Ankara không hề xin lỗi hay có ý muốn bồi thường gì vì vụ việc nói trên.
Quan hệ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đang chứng kiến những đòn trả đũa quyết liệt từ Nga và những cuộc khẩu chiến căng thẳng giữa lãnh đạo hai bên.
Video đang HOT
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hôm qua cho biết, Moscow sẽ tạm ngừng chế độ miễn visa đối với Thổ Nhĩ Kỳ từ ngày 1/1/2016. Điều này có thể sẽ làm ảnh hưởng đến ngành du lịch của Thổ Nhĩ Kỳ. Các khu nghỉ bên bờ biển của Thổ Nhĩ Kỳ lâu nay vốn là những địa điểm du lịch phổ biến nhất của người Nga. Du khách Nga chiếm số lượng khách du lịch đông nhất của Thổ Nhĩ Kỳ, sau Đức.
Một hiệp hội các nhà máy quốc phòng của Nga, trong đó có nhà sản xuất súng trường Kalashnikov, xe tăng Armata và tên lửa Book, đã đề xuất ngừng mua vật liệu từ Thổ Nhĩ Kỳ. Điều này có thể gây tổn thất hàng triệu USD cho Thổ Nhĩ Kỳ.
Bộ Nông nghiệp Nga cũng đã tăng cường kiểm soát những sản phẩm nông nghiệp nhập khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ. Đây được xem là động thái trả đũa công khai đầu tiên nhằm vào thương mại của Nga đối với Thổ Nhĩ Kỳ.
Phát ngôn viên chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ Numan Kurtulmus hôm qua cho biết, Hội đồng Bộ trưởng Thổ Nhĩ Kỳ đang thảo luận các biện pháp đối phó nhưng bày tỏ hy vọng tình trạng này sẽ không kéo dài lâu.
“Tôi không thể tưởng tượng Nga lại có thể phá hủy hoàn toàn mối quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ vì một vụ việc như vậy. Đối với chúng tôi, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không thể từ bỏ quan hệ với Nga vì vụ việc đó”, ông Kurtulmus phát biểu tại một cuộc họp báo.
Tổng thống Erdogan giải thích rằng, Thổ Nhĩ Kỳ không nhằm ý định bắn máy bay Nga mà chỉ hành động sau khi nó đi lạc vào không phận của họ. Đó là “hành động tự động” theo các quy tắc đã được quân đội đưa ra. Đáp lại, Moscow liên tục nhấn mạnh, máy bay của họ không hề xâm phạm không phận của Thổ Nhĩ Kỳ.
Chủ tịch Hạ viện Nga Sergei Naryshkin thậm chí miêu tả hành động của Thổ Nhĩ Kỳ là “cố tình giết hại” binh lính của Nga và vì thế Moscow có quyền đáp trả bằng quân sự.
Cuộc khủng hoảng trong quan hệ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đang làm ảnh hưởng đến tiến trình tìm kiếm hòa bình cho Syria.
Theo_VnMedia
Máy bay Su-24 bị bắn rơi có khả năng không chiến?
Máy bay Su 24 bị bắn rơi bởi Thổ Nhĩ Kỳ cũng có khả năng không chiến đối phó tiêm kích địch, tuy nhiên là không đủ để làm điều gì đó thần kỳ.
Hôm 24/11, thế giới tiếp tục nhận thông tin chấn động, máy bay Su-24 Nga bị bắn rơi bởi tiêm kích F-16 Thổ Nhĩ Kỳ. Chính quyền Thổ sau đó tuyên bố rằng, hành động tấn công của họ do Su-24 Nga đã vi phạm không phận 17 giây. Tuy nhiên, phía Nga ngay lập tức công bố loạt bằng chứng cho rằng máy bay Su-24 không hề vi phạm không phận.
Một câu hỏi đặt ra là, nếu phát hiện mối nguy hiểm mà cụ thể là bị tiêm kích đối phương "khóa", liệumáy bay ném bom Su-24 có khả năng đối phó đánh trả. Bởi như ta đã biết, Su-24 là một loại máy bay ném bom chiến thuật, được thiết kế chuyên cho nhiệm vụ tấn công mặt đất, mặt biển với các vũ khí dẫn đường chính xác cao hoặc vũ khí không điều khiển.
Theo tài liệu của nhà sản xuất, máy bay ném bom Su-24 cũng có khả năng không chiến nhưng là hạn chế hơn nhiều so với các máy bay tiêm kích đa năng hay tiêm kích đánh chặn tốc độ cao.
Cụ thể, máy bay Su-24 có khả năng mang ít nhất hai tên lửa không đối không tầm nhiệt R-60 hoặc R-73. Hiện tại thì hầu hết các máy bay Su-24M, Su-24M2 của Nga đều dùng R-73.
Tên lửa không đối không R-73 trang bị đầu tự dẫn hồng ngoại thế hệ mới có khả năng đối phó với biện pháp đối phó bằng mỗi bẫy nhiệt, tấn công mục tiêu ở mọi hướng. Tầm bắn tên lửa đạt 20-30km tùy biến thể, tốc độ bay Mach 2,5. Tính năng kỹ chiến thuật của R-73 nhìn chung là thừa sức bắn hạ F-16.
Dẫu vậy, Su-24 lại thiếu một hệ thống radar chuyên tác chiến đường không. Trong ảnh, radar Orion chuyên dùng để định vị, ngắm mục tiêu cho tổ hợp vũ khí tấn công mặt đất chính xác cao.
Chính vì thế, máy bay Su-24 chỉ có khả năng không chiến tầm ngắn, trong tầm nhìn. Đó là một trong những hạn chế khiến Su-24 chịu lép vế hoàn toàn trước tiêm kích đánh chặn nhanh nhẹn, trang bị radar tầm xa cùng tên lửa dẫn đường bằng radar.
Chưa hết, kiểu thiết kế cánh cụp cánh xòe cũng khiến Su-24 "mất điểm". Máy bay Su-24 được trang bị thiết kế cánh cụp cánh xòe đặc biệt đem lại khả năng cất cánh đường băng ngắn tuyệt vời, cho phép hạ cách ở tốc độ thấp 230km/h. Đó là lợi thế rất lớn đối với máy bay cường kích, trọng lượng lớn.
Tuy nhiên, cấu cánh cụp cánh xòe khiến Su-24 rất khó thực hiện các thao tác bay phức tạp - điều kiện sống còn trong không chiến tầm ngắn.
Không chỉ thiếu khả năng cơ động cao, do trọng lượng lớn (trọng lượng cất cánh tối đa 43 tấn) trong khi sử dụng động cơ phản lực kiểu cũ AL-21F khiến tốc độ của Su-24 chỉ đạt 1.654km/h, chậm hơn so với nhiều loại tiêm kích.
Chính vì thế, máy bay ném bom Su-24 chỉ được coi là "tay nghiệp dư" trong không chiến đối đầu tiêm kích địch. Với khả năng mang tên lửa không đối không, sẽ cần thêm yếu tố may mắn hoặc là nắm trong tay nhiều ưu thế mới giúp Su-24 giành chiến thắng trong không chiến.
Theo_Kiến Thức
Nga chờ đợi gì từ Thổ Nhĩ Kỳ sau vụ Su-24 bị bắn rơi ở Syria? Tổng thống Nga Putin khẳng định rằng hành động của không quân Thổ Nhĩ Kỳ là trái với luật pháp quốc tế Lời xin lỗi từ lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ, bồi thường thiệt hại và trừng trị những kẻ phạm tội là những gì mà Nga chờ đợi phía Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện, vì trong tuần này họ đã bắn rơi...