Nga cho phép xuất khẩu súng chống tăng RPG-30 “vô đối”
Hãng vũ khí Bazalt (Nga) đã được cho phép xuất khẩu súng chống tăng RPG-30 hai nòng có thể công phá mọi loại xe tăng hiện đại trên thế giới.
Hãng vũ khí Bazalt (Nga) đã được cho phép xuất khẩu súng chống tăng RPG-30 hai nòng có thể công phá mọi loại xe tăng hiện đại trên thế giới.
Tạp chí quân sự Jane’s đưa tin từ triển lãm quốc phòng LAAD 2015 diễn ra tại Rio de Janeiro (Brazil) cho hay, hãng vũ khí Bazalt của Nga đã chính thức đưa dòng súng chống tăng RPG-30 vào danh mục hàng xuất khẩu của công ty này sau khi phía Nga bật đèn xanh cho phép xuất khẩu.
Thông tin này được chính Alexander Ilyin – Phó tổng giám đốc của Bazalt tiết lộ với Jane’s trong một cuộc phỏng vấn tại LAAD 2015. Có một điểm thú vị là Bazalt được cấp giấy phép xuất khẩu RPG-30 cho thị trường quốc tế chỉ cách một ngày trước khi diễn ra lễ khai mạc triển lãm quốc phòng LAAD 2015 vào hôm 14/4.
Tên lửa chống tăng RPG-30 do Bazalt phát triển với thiết kế hai nòng đặc biệt.
Súng chống tăng RPG-30 hai nòng tiên tiến do Bazalt phát triển. Ngoài khả năng tiêu diệt các loại phương tiện cơ giới mặt đất RPG-30 còn được thiết kế để có thể bắn hạ cả các loại xe tăng chiến đấu chủ lực được trang bị hệ thống phòng vệ chủ động.
RPG-30 có chiều dài hơn 1,1m và có trọng lượng 10.3kg với thiết kế cơ bản gồm một ống phóng chính chứa một đạn PG-30 105mm cùng một ống phóng phụ được bố trí phía dưới chứa đạn nhỏ hơn. Đạn nhỏ đóng vai trò như mục tiêu giả, dùng để kích hoạt hệ thống phòng vệ chủ động trên xe tăng đối phương dọn đường cho PG-30 tấn công mục tiêu.
Cũng theo Ilyin cho biết, đa số các loại hệ thống phòng vệ chủ động được trang bị trên xe tăng đều sử dụng một nguyên lý hoạt động chung. Sau khi hệ thống cảnh báo sớm rên xe tăng phát hiện ra đạn chống tăng đang tiến đến, nó sẽ tự động kích hoạt hệ thống đánh chặn phá hủy tên lửa đang lao tới. Tuy nhiên, các hệ thống này lại thường có độ trễ nhất định khi muốn tiếp tục đánh chặn các tên lửa tiếp theo, chính điều này sẽ giúp cho RPG-30 bắn hạ được mục tiêu.
Video đang HOT
Mô phỏng nguyên lý hoạt động của RPG-30.
Theo Bazalt, quãng thời gian cho mỗi lần hệ thống phòng vệ chủ động tiến hành đánh chặn một quả đạn là từ 0,2s – 0,4s trước khi nó tiếp tục đánh chặn quả tên lửa thứ hai. Nhưng đây lại là cơ hội cho PG-30 khi nó có thể bay tới mục tiêu với khoảng thời gian chỉ bằng phần nhỏ của 1 giây trước khi xuyên qua lớp giáp bảo vệ của xe tăng.
Đạn chống tăng PG-30 105mm có thể xuyên qua cả lớp giáp phản ứng nổ cộng với lớp giáp chính dày 600mm, 1,5m tường bê tông hoặc hơn 2m đối với tường thông thường và có tầm bắn hiệu quả là 200m.
Tuấn Đặng
Theo_Kiến Thức
Những khẩu súng hiện đại nhất hành tinh
Các công ty quốc phòng và cường quốc quân sự đang phát triển những khẩu súng sử dụng công nghệ cao, có thể bắn dưới nước hoặc cần nhận diện vân tay để sử dụng.
Corner Shot có thể bắn chính xác qua chỗ ngoặt của góc tường nếu quay ngang thân. Do vậy, người lính cũng an toàn hơn do không lộ cơ thể trước đối phương. Tuy nhiên, hạn chế của loại vũ khí này là tầm bắn ngắn. Corner Shot còn có phiên bản súng phóng lựu 40 mm.
Các binh sĩ đặc nhiệm Nga sử dụng ADS để tấn công dưới nước. Nó có thể bắn 700 viên đạn một phút tới mục tiêu cách 25 m.
Súng tiểu liên gập FMG-9 do hãng Magpul Industries (Mỹ) chế tạo. Khi không sử dụng, nó có thể gập lại, nhỏ gọn như phần pin của máy tính xách tay. Nguyên liệu chế tạo chủ yếu là polymer nhẹ.
Súng ngắn thông minh iP1 do công ty Armatix chế tạo. Vũ khí này đồng bộ với đồng hồ phát tín hiệu nhận diện do chủ sở hữu cài đặt. Do vậy, người lạ không thể sử dụng nó.
Bolt-Action 0,338 TP do công ty TrackingPoint (Mỹ) chế tạo có giá 50.000 USD một chiếc.
Thân của Kriss vector cho phép gắn các kính ngắm chuyên dụng. Nó có tầm bắn hiệu quả khoảng 45 m.
FN Five-Seven nổi tiếng vì khả năng bắn đạn xuyên áo giáp. Do sức mạnh của khẩu súng này nên người dân Mỹ chỉ có thể mua loại sử dụng đạn thể thao.
Súng laser PHASR do Bộ Quốc phòng Mỹ phát triển là loại vũ khí không sát thương. Thông qua hệ thống kính ngắm, xạ thủ có thể bắn tia laser vào mắt đối phương khiến họ mù tạm thời.
ZiP do công ty Fire Arms (Mỹ) tung ra thị trường vào năm 2013. Súng có khóa nòng bên trong khung, nạp đạn từ bên ngoài. Trục nòng súng nằm trên lòng bàn tay, do vậy rất an toàn khi bắn.
Súng phóng lựu bán tự động XM25 CDTE do 2 công ty quốc phòng Heckler & Koch (Đức) và Alliant Techsystems (Mỹ) phát triển. Nó sử dụng lựu đạn cỡ 25 mm. Điểm nhấn là hệ thống tính quỹ đạo để xác định khoảng cách tới vật cản. Sau đó, xạ thủ có thể xác định vị trí bắn để viên đạn xuyên qua chướng ngại vật và phát nổ tại bất cứ phía nào.
AA12 Atchisson Assault của công ty Maxwell Atchisson (Mỹ) có thể bắn 300 viên đạn mỗi phút. Súng có thể khai hỏa trong điều kiện vùi trong cát hoặc ở dưới nước mà vẫn tạo hỏa lực như trong môi trường trên cạn. Độ giật của AA12 cũng giảm đáng kể so với các loại thông thường.
Các chuyên gia quân sự Canada đang phát triển súng trường tấn công thế hệ mới với đầy đủ kỹ thuật tiên tiến. Nó vẫn có sức công phá mạnh nhưng trọng lượng nhẹ hơn các loại thông thường. Vũ khí này cũng được trang bị công nghệ tự động xác định và tấn đông mục tiêu.
Theo_Zing News
Uy lực khủng khiếp súng chống tăng RPG-28 Nga Súng chống tăng RPG-28 có khả năng xuyên giáp thép 1.000mm sau giáp phản ứng nổ, chọc thủng 3.000mm tường gạch. Súng chống tăng RPG-28 có khả năng xuyên giáp thép 1.000mm sau giáp phản ứng nổ, chọc thủng 3.000mm tường gạch. Sự thành công không tưởng tượng nổi của RPG-7 có lẽ đã che mờ đi những thế hệ sau này của...