Nga cho phép tiêu thụ nguồn tài nguyên “đẫm máu” của quốc gia đồng minh châu Phi
Nga đang đề xuất chấm dứt lệnh cấm bán “kim cương máu” từ Cộng hòa Trung Phi, quốc gia có mối quan hệ gần gũi với Moscow, bất chấp những phản ứng từ Mỹ và châu Âu.
Nga sắp cho phép tiêu thụ “kim cương máu” tại Cộng hòa Trung Phi (Ảnh: Getty)
“Cộng hòa Trung Phi, vốn đang bị sa lầy trong các cuộc xung đột quân sự, cần phải có một “lộ trình” với những bước cần thiết để dỡ bỏ các lệnh cấm bán nguồn tài nguyên kim cương của nước này,” Thứ trưởng Bộ Tài chính Nga Alexei Moiseev nói trong một cuộc phỏng vấn tại Moscow.
“Chúng tôi cần đảm bảo Trung Phi phải tiến tới hợp pháp hóa các giao dịch kim cương vốn bị coi là bất hợp pháp, mang lại thu nhập cho người dân và nguồn thuế cho nhà nước,” ông Moiseev nói thêm, “Các lệnh cấm chẳng thể khiến tình hình tại Trung Phi trở nên tốt hơn, và chúng ta không thể trì hoãn điều này thêm lần nào nữa”.
Video đang HOT
Động thái trên được coi như một trong những nỗ lực mới nhất của Tổng thống Nga Vladimir Putin, trong một việc khôi phục tầm ảnh hưởng vốn có từ Liên Xô tại lục địa giàu tài nguyên này. Vào tháng 10 vừa qua, Tổng thống Putin đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh đầu tiên với hơn 50 nhà lãnh đạo châu Phi, và các lực lượng lính đánh thuê của Nga hiện vẫn đang hoạt động ở hơn chục quốc gia của lục địa này, trong đó có cả Cộng hòa Trung Phi.
Nga lập luận rằng việc xuất khẩu đầy đủ số lượng kim cương tại Trung Phi, với sản lượng đã giảm xuống chỉ còn 39.000 carat/năm so với 300.000 carat/năm trước thời điểm lệnh cấm có hiệu lực, sẽ đem lại nhiều lợi ích cho quốc gia nghèo đói với khoảng 5 triệu người, nơi cư dân vẫn tiếp tục đổ xô vào các hoạt động buôn bán kim cương bất hợp pháp. Theo ông Moiseev, người dân tại đây không có lựa chọn nào khác dù họ “kiếm được rất ít tiền từ công việc này”, khi những viên kim cương nhập lậu thường có giá thấp hơn rất nhiều giá trị thực của chúng.
Kim cương máu (tiếng Anh là Blood Diamond hoặc Conflict Diamond) là thuật ngữ được Liên Hợp Quốc sử dụng để chỉ các loại kim cương có nguồn gốc từ các khu vực bị kiểm soát bởi các phe phái, lực lượng chống chính phủ tại các nước châu Phi, nhằm mục đích mua vũ khí và làm giàu phi pháp. Chúng được khai thác dựa vào sự bóc lột đến cạn kiệt sức lao động của người dân nghèo châu Phi. Người lớn, trẻ em hằng ngày phải vùi đầu trong các mỏ khai thác, bị đánh đập, kiểm soát, thậm chí cả trẻ em và phụ nữ còn bị hãm hiếp.
Năm 2003, một tổ chức liên quốc gia được thành lập với tên gọi Tiến trình Kimberkey. Các nước tham gia vào Tiến trình Kimberley phải chấp thuận không xuất, nhập khẩu kim cương máu. Nguồn gốc kim cương sẽ được xác nhận thông qua các quy trình, thủ tục kiểm tra nghiêm ngặt ngay tại thực địa. Mỗi viên kim cương được xuất khẩu phải có giấy chứng nhận nguồn gốc minh bạch. Bất kể nước thành viên nào bị phát hiện vi phạm các quy tắc trên đều sẽ bị đình chỉ xuất khẩu kim cương đến các nước thành viên khác. Được biết, Nga sẽ tiếp quản ghế chủ tịch luân phiên của Tiến trình Kimberley vào năm tới.
Cộng Hòa Trung Phi hiện vẫn đang bị Tiến trình Kimberley liệt vào danh sách đen kể từ năm 2013, mặc dù các lệnh cấm đã được nới lỏng 3 năm sau đó với việc thành lập các “khu vực xanh” do chính phủ nước này điều hành, nơi các loại kim cương và đá quý được khai thác một cách hợp pháp.
Theo danviet.vn
Mỹ tiếp tục xây dựng quan hệ quốc phòng hiệu quả với Việt Nam
Theo ông John Rood, Mỹ tiếp tục xây dựng mối quan hệ quốc phòng hiệu quả với Việt Nam và cùng nhau vượt qua hậu quả chiến tranh.
Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ John Rood ngày 5/12 đã có phiên điều trần trước Ủy ban quân vụ Thượng viện về các nỗ lực thực hiện Chiến lược quốc phòng trong bối cảnh có nhiều cạnh tranh quyền lực.
Nội dung điều trần của Thứ trưởng John Rood bao gồm việc xác định thách thức từ sự cạnh tranh quyền lực của Trung Quốc và Nga cũng như nỗ lực của Bộ Quốc phòng Mỹ trong việc triển khai Chiến lược quốc phòng trong vòng 2 năm qua.
Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ John Rood.(Ảnh: KT)
Ông John Rood cho rằng Trung Quốc đang sở hữu một trong những quân đội lớn nhất trên thế giới và tiếp tục củng cố khả năng quân sự cũng như gia tăng các hành động gây hấn ở Biển Đông và châu Phi. Theo ông John Rood, các diễn biến trong năm 2019 cho thấy các hoạt động của Trung Quốc bao gồm việc quân sự hóa ở Biển Đông, phát triển năng lực tấn công mạng và không gian, cũng như các nỗ lực nhằm đạt được các công nghệ nhạy cảm hoặc tiến bộ nhằm phục vụ các mục đích quân sự, không tuân thủ trật tự quốc tế dựa trên luật lệ.
Ông John Rood cũng nhấn mạnh Bộ Quốc phòng Mỹ đang tăng cường mạng lưới các đồng minh và đối tác trong đó có Việt Nam. Theo ông John Rood, Mỹ tiếp tục xây dựng mối quan hệ quốc phòng hiệu quả với Việt Nam và cùng nhau vượt qua hậu quả chiến tranh. Năm 2018, một tàu sân bay thuộc hải quân Mỹ đã tới thăm Việt Nam lần đầu tiên kể từ khi kết thúc chiến tranh Việt Nam. Mỹ cũng đã chuyển giao cho Việt Nam một tàu tuần duyên và trong chuyến thăm Việt Nam mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper đã tuyên bố sẽ chuyển giao thêm một tàu tuần duyên nữa cho Việt Nam.
Thứ trưởng John Rood thông báo Mỹ sẽ đầu tư 521 triệu USD trong vòng 5 năm tới đối với các chương trình như Sáng kiến an ninh hàng hải nhằm xây dựng năng lực của các đối tác và đồng minh trong khu vực. Các chương trình này cũng sẽ giúp xây dựng năng lực của các đối tác trong việc thực hiện các chiến dịch nâng cao nhận thức về an ninh hàng hải cũng như thúc đẩy việc trao đổi thông tin với các lực lượng của Mỹ./.
Theo Phạm Huân/VOV-Washington
Xuất khẩu vũ khí của Ukraine giảm mạnh do đâu? DNVN - Kim ngạch xuất khẩu vũ khí của Ukraine đã có sự sụt giảm đáng kể trong nhiệm kỳ của Tổng thống Petro Proshenko. Điều này chủ yếu là do mất thị trường Nga. Trước cuộc đảo chính, thu nhập chính của ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine là xuất khẩu linh kiện vũ khí sang Nga, chủ yếu là động cơ...