Nga chịu thêm những cấm vận nào sau khi mở chiến dịch quân sự ở Ukraine?
Một loạt nước phương Tây đã đưa ra lệnh cấm vận sau khi Nga thực hiện chiến dịch quân sự với Ukraine.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen trong họp báo ngày 25.2 sau cuộc họp của Hội đồng châu Âu về Ukraine. Ảnh AFP
Phát biểu trong cuộc họp báo ngày 25.2, Tổng thống Mỹ Joe Biden nói hành động của Nga là vi phạm luật pháp quốc tế. Ông Biden cũng công bố một loạt các biện pháp trừng phạt Nga.
Theo đó, Mỹ sẽ giới hạn khả năng kinh doanh của Nga bằng USD, euro, bảng Anh, yen. Ông cho biết đã trừng phạt các ngân hàng Nga đang có 1.000 tỉ USD tài sản và đang ngăn chặn thêm 4 ngân hàng nữa, trong đó có ngân hàng VTB là ngân hàng quốc doanh hàng đầu của Nga. Lệnh cấm vận của Mỹ cũng sẽ áp đặt lên giới tinh hoa Nga và gia đình của những người này.
Các đồng minh của Mỹ cũng bắt đầu đưa ra lệnh trừng phạt Moscow.
Tổng thống Biden công bố lệnh cấm vận mới lên Nga
Reuters đưa tin Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida ngày 25.2 tuyên bố nước này sẽ thắt chặt các biện pháp cấm vận lên Nga trong 3 lĩnh vực, trong đó có các tổ chức tài chính và xuất khẩu thiết bị quân sự. Ông Kishida còn nói rằng Nhật sẽ làm hết mình để hạn chế tác động kinh tế đối với nước này từ cuộc khủng hoảng Ukraine.
Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern cũng cho hay nước này đã áp đặt các lệnh cấm đi lại liên quan Nga và cấm giao dịch hàng hóa với quân đội và lực lượng an ninh Nga. Bà Ardern cho biết có thể đưa ra thêm nhiều biện pháp cấm vận nếu cuộc xung đột ở Ukraine leo thang. Trước đó, Thủ tướng Canada Justin Trudeau ngày 24.2 đã công bố các lệnh trừng phạt nhắm vào 58 cá nhân và thực thể Nga.
Liên minh châu Âu (EU) ngày 25.2 đã đồng ý áp đặt thêm một đợt cấm vận đối với các lĩnh vực tài chính, năng lượng và giao thông của Nga, cũng như kiểm soát xuất khẩu, theo Reuters. Theo đó, EU sẽ đóng băng tài sản của Nga trong khối và ngăn chặn khả năng tiếp cận thị trường tài chính châu Âu của các ngân hàng. Đợt cấm vận mới cũng bao gồm việc đưa thêm vào danh sách đen các cá nhân Nga liên quan.
“Gói trừng phạt này bao gồm các biện pháp trừng phạt tài chính, nhắm vào 70% thị trường ngân hàng Nga và các công ty nhà nước chủ chốt, kể cả trong lĩnh vực quốc phòng”, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết trên Twitter.
Bà Von der Leyen cũng nói rằng việc hạn chế xuất khẩu sang Nga sẽ làm tổn hại đến ngành dầu mỏ của nước này. Theo thời gian, doanh thu từ lọc dầu của Nga sẽ suy giảm.
Trước đó, BBC dẫn lời Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết nước này sẽ đóng băng tài sản của toàn bộ ngân hàng lớn của Nga. Ông Johnson cũng sẽ tung ra dự luật ngăn các công ty lớn của Nga gọi vốn tại thị trường Anh. Khoảng 100 người Nga cũng sẽ bị đóng băng tài sản và máy bay của hãng hàng không Aeroflot sẽ bị cấm hạ cánh tại Anh. London cũng sẽ siết chặt việc xuất khẩu công nghệ sang Nga.
Điện Kremlin nói gì về thời điểm kết thúc chiến dịch quân sự ở Ukraine
Reuters đưa tin Úc ngày 25.2 cũng đã áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt nhằm vào một số công dân và nhà lập pháp Nga.
“Chúng tôi sẽ làm việc cùng với các đối tác của mình để thực hiện một làn sóng trừng phạt và tiếp tục gây áp lực lên Nga”, Thủ tướng Úc Scott Morrison cho biết trong một cuộc họp báo.
Ông Morrison nói các biện pháp trừng phạt mới sẽ được áp dụng lên “các nhà tài phiệt mà vai trò kinh tế của họ có ý nghĩa chiến lược đối với Moscow”, cùng với hơn 300 nghị sĩ Quốc hội Nga đã bỏ phiếu cho phép đưa quân đội Nga vào Ukraine.
Dàn tên lửa tấn công chính xác của Nga nhằm vào các mục tiêu ở Ukraine
Nga sử dụng hàng loạt loại tên lửa đa dạng nhằm mở đường cho các lực lượng tiến quân vào Ukraine trong chiến dịch quân sự đặc biệt Moscow đang thực hiện tại nước láng giềng.
Các hướng tiến quân của lực lượng Nga (Đồ họa: PA).
Theo The Drive, trong ngày đầu tiên của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Đông Ukraine hôm 24/2, Nga đã thực hiện hàng loạt cuộc tấn công bằng tên lửa. Điểm đặc biệt trong chiến dịch lần này là Nga quyết định sử dụng hàng loạt các vũ khí tấn công chính xác nhằm vào các cơ sở quân sự của Ukraine với mục tiêu phi quân sự hóa quốc gia láng giềng.
Việc sử dụng các loại tên lửa này là nhằm đảm bảo chúng có thể đánh trúng mục tiêu chính xác nhất và phù hợp với cam kết của Nga trước đó là không nhằm vào các thành phố và dân thường.
Giới chuyên gia nhận định, trong chiến dịch lần này, Nga đã sử dụng số lượng tên lửa tiên tiến đa dạng chưa từng có. Các vũ khí này giúp Nga mở đường cho lực lượng khác tiến quân vào Ukraine. Đây được xem là chiến thuật mang tên "đạp cửa".
Theo một quan chức Lầu Năm Góc, Nga bị nghi đã bắn 160 quả tên lửa về phía Ukraine, trong đó chủ yếu là tên lửa đạn đạo tầm ngắn, nhưng có cả tầm trung và tên lửa hành trình. Chúng được phóng đi đồng loạt từ các khu vực đất liền, trên biển và trên không với mục tiêu làm giảm khả năng tự vệ của đối thủ, cũng như khiến các chỉ huy quân đội đối phương giảm khả năng phán xét với tình hình thực tế.
Các chuyên gia của The Drive đã phân tích các hình ảnh, video hiện trường, cũng như thông tin liên quan để liệt kê ra dàn tên lửa Nga đã sử dụng.
3M14 Kalibr
Khoảnh khắc tên lửa đánh trúng sân bay Ukraine
Theo Bộ Quốc phòng Ukraine, Nga đã mở màn chiến dịch với 30 tên lửa hành trình tấn công mặt đất 3M14 Kalibr (LACM). Đây là loại vũ khí trước đây đã được Hải quân Nga sử dụng khi tham chiến ở Syria và nó đã trở thành một trong những vũ khí quan trọng nhất của Moscow.
3M14 Kalibr là tên lửa cận âm có tầm bay 1.500 - 2.500 km và có khả năng mang đầu đạn nặng 450 kg. 3M14 là một phiên bản trong họ tên lửa Kalibr với hàng loạt các biến thể khác như tên lửa hành trình chống hạm, tên lửa chống ngầm. Nó là vũ khí có tính linh hoạt cao, phù hợp với nhiều khí tài quân sự.
Trong chiến dịch ở Ukraine, 3M14 Kalibr đã được phóng đi từ các chiến hạm trên Biển Đen. Kalbir được xem là gần giống với các biến thể trước đó của tên lửa tấn công đất liền Tomahawk mà Mỹ sở hữu.
Tên lửa hành trình phóng từ máy bay
Theo các chuyên gia, một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết, trong ngày đầu chiến dịch, Nga đã điều 75 máy bay ném bom hạng nặng và hạng trung cánh cố định. Các máy bay ném bom hạng nặng có thể là Tu-160 Blackjack và Tu-95MS Bear-H, hoặc Tu-22M3 Backfire-C. Trong khi đó, các phi cơ hạng trung có thể là Su-24 Fencer và Su-34 Fullback.
Tu-160 và Tu-95MS có thể phóng nhiều tên lửa hành trình từ máy bay. Hiện thời, Nga có 2 loại tên lửa hành trình đầu đạn thường phóng từ máy bay là Kh-101 và Kh-55. Trong số đó, Kh-101 là tên lửa hành trình cận âm hiện đại, tàng hình, với tầm bắn tối đa 4.000 km. Nó lần đầu được sử dụng trong chiến dịch quân sự của Nga ở Syria.
Tên lửa Kh-101 trên máy bay Tu-95 (Ảnh: Drive).
Iskander-M
Lầu Năm Góc nghi ngờ có khoảng 100 quả tên lửa đạn đạo đã khai hỏa về phía Ukraine trong giờ đầu xảy ra xung đột. Các đoạn video chưa được kiểm chứng cho thấy Nga có thể đã sử dụng Iskander-M. Đây là tên lửa đạn đạo tầm ngắn, nằm trong số nhiều hệ thống vũ khí mà Nga đã triển khai xung quanh Ukraine những tuần gần đây.
Iskander-M có thể khai hỏa vào 2 mục tiêu khác nhau trong vòng 1 phút. Đạn tên lửa trong tổ hợp Iskander-M nặng 3,8 tấn và mang theo đầu đạn có trọng lượng 480 kg. Điểm đặc biệt của dòng tên lửa này là khả năng bay không theo đạn đạo thông thường nên rất khó bị đánh chặn và đạn tên lửa được điều khiển trong toàn bộ quá trình bay.
Tên lửa Iskander-M (Ảnh: Reuters).
Iskander-M (9M723) rất hiệu quả trong việc phá hủy các công trình quân sự cố định của đối phương như: Sân bay, kho tàng, trung tâm chỉ huy... Tầm bắn của tổ hợp này đạt từ 50 - 500 km. Mỗi xe phóng tên lửa Iskander-M thường mang theo 2 đạn tên lửa.
Iskander-K
Ngoài 9M723, hệ thống Iskander có thể phóng tên lửa hành trình 9M728 (Iskander-K). Tầm bắn của tên lửa là 500 km.
Hiện chưa rõ là tên lửa này có được dùng trong chiến dịch hay không, nhưng nó được xem là rất lý tưởng để tấn công các mục tiêu chủ chốt với tầm tấn công ngắn khi chiến sự nổ ra.
Tochka
Được phát triển từ Chiến tranh Lạnh, Tochka là tên lửa đạn đạo tầm ngắn di động (SRBM). Nó có thể mang hàng loạt đầu đạn với trọng lượng tối đa 500 kg và tầm bay 120 km.
Kh-31P
Xác vũ khí được cho là tên lửa Kh-31P rơi xuống Ukraine hôm qua (Ảnh: Twitter).
Chuyên gia nhận định, tên lửa Kh-31P đã được Nga sử dụng trong giai đoạn đầu của chiến dịch, nhằm mục đích phá hủy cơ sở radar của đối thủ.
Kh-31P ban đầu được thiết kế để đánh bại các hệ thống phòng không của phương Tây, bao gồm cả Patriot, nhưng nó có thể được trang bị một loạt các đầu dò radar thụ động. Nó được phóng đi từ các máy bay Su-24 và Su-34, cũng như các dòng hiện đại hơn là Su-30SM và Su-35S. Nó có thể bay nhanh gấp 3,5 lần tốc độ âm thanh và có tầm bay hơn 240 km.
Hình ảnh lột tả chiến sự nguy hiểm tại "chảo lửa" Ukraine Hình ảnh từ hệ thống giám sát cho thấy sự trống trải ở khu vực không phận Ukraine giữa lúc chiến sự leo thang. Hình ảnh từ hệ thống giám sát cho thấy không có máy bay nào xuất hiện ở khu vực không phận Ukraine (Ảnh: ADS-B). Theo các trang web theo dõi chuyến bay, khu vực không phận Ukraine và biên...