Nga chịu ảnh hưởng thế nào từ khủng hoảng Hy Lạp?
Nga đang là đối tác lớn thứ ba của Liên minh châu Âu (EU), nên cuộc khủng hoảng tài chính của Hy Lạp sẽ khiến họ chịu ảnh hưởng rất nhiều, báo The Moscow Times (Nga) nhận định.
Cuộc khủng hoảng ở Hy Lạp lan rộng sang kinh tế thế giới, trong đó Nga sẽ chịu hậu quả không nhỏ – Ảnh: Reuters
Trong bối cảnh Hy Lạp vẫn đứng giữa việc nói “không” với gói hỗ trợ mới của châu Âu và nguy cơ rời khỏi khối đồng euro (eurozone), một cuộc sụp đổ sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều nền kinh tế toàn cầu, trong đó Nga sẽ liên quan không ít. Báo Nga The Moscow Times hôm 6.7 dẫn ý kiến tổng hợp của các chuyên gia phân tích 4 điểm cho thấy cuộc khủng hoảng Hy Lạp sẽ tác động đến nền kinh tế Nga thế nào.
Tác động lan tỏa từ EU
Hy Lạp dẫu sao vẫn là mấu chốt quan trọng trong kinh tế EU nói chung. Trong khi đó một cách gián tiếp, Nga cũng chịu hệ lụy từ EU.
“Nếu việc phát triển kinh tế của khu vực đồng euro tiếp tục thiếu chắc chắn và giảm tốc độ tăng trưởng, nó sẽ dẫn đến sự sụt giảm nhu cầu của châu Âu đối với hàng hóa từ Nga”, Sergei Afontsev, người đứng đầu bộ phận lý thuyết kinh tế thuộc Viện nghiên cứu Moscow về quan hệ quốc tế cho biết.
EU là đối tác thương mại lớn nhất của Nga, nhập khẩu hơn 180 tỉ euro hàng hóa từ Nga năm ngoái, theo cơ quan thống kê Eurostat. Ngược lại Nga là đối tác thương mại lớn thứ ba của EU sau Mỹ và Trung Quốc.
Giá dầu giảm
Video đang HOT
Cuộc khủng hoảng tại Hy Lạp cũng sẽ khiến giá dầu giảm, trong khi đó là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Nga, theo The Moscow Times.
Nền kinh tế có phần ảm đạm của Nga sẽ bị tác động thêm ở nhiều khía cạnh – Ảnh: Reuters
Theo đó, nếu việc đồng euro không ổn định sẽ tạo ra một nhu cầu lớn về USD. Khi USD ngày càng vững mạnh, nó sẽ khiến hàng hóa giảm giá nói chung.
Giá dầu có thể giảm xuống còn 55 USD/thùng, ông Afontsev ước tính. Điều này cũng được chứng minh qua việc giá dầu Brent giảm hơn 3% hôm 6.7, trong lúc Hy Lạp trưng cầu dân ý về gói cứu trợ của EU, theo The Moscow Times.
Lợi thế cho Nga trong lệnh trừng phạt của EU
Cuộc khủng hoảng ở Hy Lạp xét ở khía cạnh quan hệ với EU lại tốt cho Nga, các nhà phân tích cho hay.
“Để bù đắp cho những thiệt hại gây ra từ tình hình ở Hy Lạp, châu Âu có thể quay trở lại thị trường Nga. Đây là một trong những cách dễ nhất để bù đắp thiệt hại, khi thị trường Nga được so sánh tương tự với thị trường Hy Lạp”, The Moscow Times dẫn lời ông Valery Mironov, Phó giám đốc Trung tâm phát triển của Trường đại học Kinh tế Nga.
Trong án trừng phạt kinh tế dành cho Nga từ năm ngoái, EU có bao gồm việc cấm các ngân hàng Nga cũng như những công ty vay nợ từ các thị trường vốn EU xuất khẩu quân sự, công nghệ năng lượng cho Nga.
Theo The Moscow Times, Nga hoàn toàn có thể tìm đường quay lại EU nếu giang tay cứu Hy Lạp bằng cách hỗ trợ hoặc góp phần điều chỉnh điều kiện cứu trợ hợp với ý muốn của Hy Lạp. Tuy nhiên trong cuộc thảo luận với Thủ tướng Tsipras vừa qua, ông Putin không bàn đến khả năng này, theo Bloomberg.
Bất ổn trên thị trường
Việc đầu tư ở Nga cùng với các thị trường mới nổi khác đang đứng trước mối đe dọa từ bất cứ thay đổi nào trong nền kinh tế toàn cầu, không riêng gì Hy Lạp.
Chỉ số dollar-denominated Index của Nga giảm 1,82% hôm 6.7 sau thông tin Hy Lạp bỏ phiếu chống gói cứu trợ của châu Âu cũng như việc giá dầu giảm. Chỉ số ruble-denominated MICEX Index cũng giảm 0,64%, theo The Moscow Times.
Việc vốn đầu tư bị rút vẫn đang ở mức cao tại Nga, sau khi đã đạt mốc kỷ lục 151,5 tỉ USD năm ngoái, theo số liệu của Ngân hàng Trung ương Nga. Theo dự báo tháng trước, năm 2015 này việc rút vốn đầu tư có thể ở mức 90 tỉ USD.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Hy Lạp không thể tiếp tục 'thắt lưng buộc bụng'
Hy Lạp không thể 'thắt lưng buộc bụng' thêm nữa vì chính sách này tồi tệ hóa bất ổn xã hội, giảm cơ hội phục hồi kinh tế tại nước này, theo chuyên gia của Liên Hiệp Quốc về nợ nước ngoài.
Người dân Hy Lạp xếp hàng chờ rút lương hưu tại Ngân hàng trung ương nước này - Ảnh: Reuters
Reuters hôm 6.7 đưa tin Chuyên gia độc lập của Liên Hiệp Quốc về nợ nước ngoài Juan Pablo Bohoslavsky vừa có phát biểu trên tại Bắc Kinh (Trung Quốc).
Ông Bohoslavsky cho rằng các chủ nợ của Hy Lạp trong Liên minh châu Âu (EU) đáng lẽ đã phải chú ý nhiều hơn đến luật pháp quốc tế về vấn đề nợ công. Các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" áp đặt lên Athens đã không còn hiệu quả và nếu nhìn vào số liệu, chúng không giúp Hy Lạp phục hồi.
"Tôi có cảm giác EU đã quên mất rằng luật nhân quyền quốc tế có và phải có vai trò chủ chốt trong tài chính. Cộng đồng quốc tế coi trọng mối liên hệ giữa nhân quyền và tài chính. Nếu các bên có liên quan trong cuộc khủng hoảng Hy Lạp chú ý nghiêm túc về luật nhân quyền, mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn, đặc biệt là với người dân Hy Lạp", ông nói.
Chuyên gia Liên Hiệp Quốc này nói thêm rằng ông sẽ đến Hy Lạp vào cuối năm nay.
Hiện tại, ông Bohoslavsky ở Bắc Kinh trong khuôn khổ chuyến thăm theo lời mời của chính quyền Trung Quốc. Ông mang theo thông điệp rằng phải có nhân quyền trong hoạt động cho vay quốc tế.
Hôm 5.7, đại đa số người dân Hy Lạp đã bỏ phiếu chống các biện pháp thắt lưng buộc bụng cũng như yêu cầu được đặt ra để có một gói cứu trợ tài chính mới.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Người Hy Lạp nói không với các chủ nợ Cuộc trưng cầu dân ý tại Hy Lạp đã kết thúc với kết quả cử tri thẳng thừng bác bỏ những điều kiện của các chủ nợ quốc tế. Người ủng hộ chính phủ ăn mừng sau khi có kết quả trưng cầu - Ảnh: Reuters Tờ Le Monde rạng sáng 6.7 dẫn thông cáo của Bộ Nội vụ Hy Lạp cho biết...