Nga chính thức rút khỏi Công ước châu Âu về nhân quyền
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 11/6, cổng thông tin pháp lý chính thức của LB Nga đã công bố các tài liệu liên quan về việc Tổng thống Vladimir Putin đã ký thông qua luật về việc không thi hành các quyết định của Công ước châu Âu về nhân quyền ( ECHR) ở Nga.
Tổng thống Nga Vladimir Putin chủ trì cuộc họp trực tuyến của chính phủ tại Moskva, ngày 23/3/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Cụ thể, các quyết định của ECHR được thông qua sau ngày 15/3/2022, thời điểm Nga nộp đơn xin rút khỏi Hội đồng châu Âu, sẽ không được thực hiện, trong khi việc thanh toán bồi thường theo các quyết định của ECHR sẽ chỉ được thực hiện bằng đồng ruble và chỉ cho các tài khoản trong các ngân hàng của Nga. Ngoài ra, các phán quyết của ECHR sẽ không được xem là cơ sở để xem xét các quyết định do các tòa án Nga đưa ra.
LB Nga đã thông báo cho Tổng Thư ký Hội đồng châu Âu về việc rút ra khỏi tổ chức này theo Điều 7 trong quy chế của tổ chức, quy định rằng bất kỳ thành viên nào của Hội đồng châu Âu đều có thể rút khỏi tư cách thành viên của mình khi có thông báo chính thức. Nga bắt đầu quá trình rút khỏi tổ chức này vào ngày 15/3.
EU cấm dầu Nga: Hai bên đều thiệt
Việc Liên minh châu Âu (EU) cấm nhập khẩu phần lớn dầu Nga sẽ không chỉ tạo thêm áp lực cho Nga, mà còn với chính các nước EU và làm trầm trọng thêm những cuộc khủng hoảng khác đang diễn ra trên thế giới.
Video đang HOT
Bồn chứa dầu tại Nhà máy lọc dầu Duna của Hungary, nơi tiếp nhận dầu thô của Nga thông qua đường ống Druzhba - Ảnh: AFP
Ngày 30-5, EU đã nhất trí về gói trừng phạt thứ 6 áp lên Nga, trong đó có thỏa thuận cấm nhập khẩu phần lớn dầu từ Nga. "Biện pháp trừng phạt này sẽ lập tức ảnh hưởng tới 75% lượng dầu nhập từ Nga", Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel viết trên Twitter sau cuộc họp thượng đỉnh của Hội đồng châu Âu tại Brussels (Bỉ) cùng ngày.
EU gây "sức ép tối đa"
Lệnh cấm sẽ áp dụng với dầu Nga được vận chuyển bằng đường biển, chiếm khoảng 2/3 lượng dầu nhập từ Nga vào châu Âu. Ngoài ra việc Đức và Ba Lan cam kết ngừng nhập khẩu dầu thông qua phần phía bắc của đường ống Druzhba dự kiến sẽ đưa lượng dầu Nga bị EU cấm nhập khẩu lên tới 90% vào cuối năm nay.
EU vẫn sẽ miễn trừ tạm thời lệnh cấm với dầu được vận chuyển từ Nga bằng đường ống. Điều này nhằm giúp Hungary, Slovakia và CH Czech có thêm thời gian chuẩn bị để dừng hẳn việc nhập dầu của Nga.
Việc EU đạt thỏa thuận nói trên sau nhiều tuần đàm phán khó khăn đã giải quyết thế bế tắc của khối trong việc đưa ra lệnh trừng phạt cứng rắn nhất với Nga vì chiến dịch quân sự tại Ukraine. Trước đó Hungary phàn nàn EU đã không tính tới các nhu cầu an ninh năng lượng của họ do Budapest phụ thuộc vào đường ống dẫn dầu Druzhba của Nga.
Ngoài cấm nhập khẩu phần lớn dầu Nga, EU cũng nhất trí loại Sberbank (ngân hàng lớn nhất của Nga) khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT, áp lệnh cấm 3 hãng phát thanh truyền hình nhà nước của Nga, trừng phạt thêm các cá nhân liên quan chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Theo Hãng tin Tass, trước động thái của EU, ngày 31-5 ông Mikhail Ulyanov, đại diện thường trực của Nga tại các tổ chức quốc tế có trụ sở ở Vienna (Áo), cho biết Nga sẽ tìm các nhà nhập khẩu dầu khác thay thế.
Các đường ống dẫn dầu chính giữa Nga và châu Âu Nguồn: S&P Global Platts, BBC - Dữ liệu: BẢO ANH - Đồ họa: TẤN ĐẠT
Đổ thêm dầu vào lửa
Nếu việc nhất trí thông qua thỏa thuận cấm nhập phần lớn dầu Nga của EU được ông Charles Michel coi là "thành tựu đáng kể", thì điều này sẽ khiến quan hệ Nga - phương Tây càng thêm căng thẳng và cuộc xung đột Nga - Ukraine càng khó tìm lối thoát.
Việc này cũng có thể sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới những nỗ lực giải quyết các cuộc khủng hoảng khác, như khủng hoảng lương thực, nhất là khi Nga đang bày tỏ thiện chí trong việc giải quyết các vấn đề này. Mới đây Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhiều lần nói Matxcơva sẵn sàng tạo điều kiện xuất khẩu ngũ cốc từ các cảng Ukraine, và Nga sẵn sàng tăng xuất khẩu nông sản cũng như phân bón nếu các lệnh trừng phạt áp lên Matxcơva được dỡ bỏ.
Lúc này Nga phải tìm các nhà nhập khẩu dầu khác, còn EU cũng phải tìm nguồn cung thay thế. Trước mắt Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết EU đã đồng ý "đầu tư lớn vào năng lượng tái tạo" để bù đắp cho việc cắt giảm dầu Nga.
Việc EU cấm nhập khẩu phần lớn dầu Nga cũng có thể gây ảnh hưởng đáng kể tới tính cạnh tranh trên thị trường dầu của khối này. Các nhà máy lọc dầu kết nối với đường ống từ Nga được hưởng lợi thế về giá. Dầu thô Urals của Nga đang được giao dịch ở mức khoảng 93 USD/thùng, thấp hơn so mức giá khoảng 120 USD/thùng của dầu thô Brent (được xem là tiêu chuẩn cho giá dầu thế giới). Khoảng 36% lượng dầu nhập khẩu của EU đến từ Nga.
Lệnh cấm của EU với dầu Nga sẽ làm tăng thêm áp lực cho thị trường năng lượng vốn đã rất căng thẳng. Giá năng lượng đã tăng vọt trong năm qua, góp phần vào tình trạng lạm phát nóng ở nhiều nước. Trong khi đó Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác (OPEC ) dự kiến vẫn bám sát kế hoạch ban đầu là chỉ tăng sản lượng dầu lên 432.000 thùng/ngày trong tháng 7.
"Việc áp thêm lệnh cấm lên dầu thô Nga được giao bằng đường biển sẽ thắt chặt nguồn cung vốn đã căng thẳng giữa lúc nhu cầu tăng khi mùa cao điểm đi lại bằng xe ở Mỹ bắt đầu" - ông Avtar Sandu, nhà quản lý hàng hóa tại nền tảng giao dịch Philip Nova ở Singapore, nhận định.
Giá dầu tăng sau thỏa thuận của EU
Theo kênh CNBC, ngày 31-5, giá dầu đã tăng vọt sau khi các nhà lãnh đạo EU đạt được thỏa thuận cấm nhập khẩu phần lớn dầu của Nga.
Giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng 7 tăng 3,7% lên 119,3 USD/thùng, còn giá dầu Brent giao sau tăng 1,9% lên 124 USD/thùng. Các hợp đồng giao tháng 8 cũng được giao dịch với giá cao hơn: dầu thô WTI tăng 3,8% lên 116,5 USD/thùng và dầu Brent tăng 2,1% lên 120 USD/thùng.
EU nhất trí hỗ trợ 9 tỷ euro cho Ukraine Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Charles Michel ngày 30/5 cho biết tại cuộc họp diễn ra ở Brussels (Bỉ), các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí cung cấp 9 tỷ euro cho Ukraine nhằm hỗ trợ nền kinh tế nước này trong bối cảnh xảy ra xung đột. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von...