Nga chính thức coi Mỹ, CH Séc là những quốc gia ‘không thân thiện’
Ngày 14/5, Chính phủ Nga tuyên bố chính thức coi Mỹ và Cộng hòa Séc là những quốc gia “không thân thiện”. Theo đó, các phái bộ ngoại giao của Mỹ tại Nga sẽ không thể tiếp tục thuê nhân viên địa phương, trong khi các phái bộ của Séc chỉ có thể thuê tối đa 19 người.
Tháng trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký ban hành luật hạn chế số lượng nhân viên địa phương làm việc cho các phái bộ ngoại giao và cơ quan của nước ngoài, đồng thời yêu cầu chính phủ nước này đưa ra một bản danh sách gồm những quốc gia “không thân thiện”, dự kiến sẽ chịu tác động của các quy định hạn chế. Luật cho phép chính phủ được quyền hạn chế, thậm chí cấm hoàn toàn, các hợp đồng thuê lao động địa phương của “các thực thể hoặc tổ chức nước ngoài có những hành động không thân thiện chống lại Liên bang Nga”.
Các nhà ngoại giao CH Séc cùng thân nhân rời khỏi Đại sứ quán nước này ở thủ đô Moskva, Nga do căng thẳng ngoại giao giữa hai nước, ngày 19/4/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Từ ngày 12/5, Đại sứ quán Mỹ tại Moskva đã dừng phần lớn dịch vụ lãnh sự đối với công dân nước này cũng như ngừng cấp thị thực trong bối cảnh quan hệ Nga-Mỹ đang suy giảm với việc Washington cáo buộc Điện Kremlin can thiệp bầu cử Mỹ, thực hiện các cuộc tấn công mạng quy mô lớn và các hoạt động khác, mặc dù Moskva đã bác bỏ các cáo buộc này. Hai bên đã tiến hành hàng loạt biện pháp trừng phạt nhằm trả đũa lẫn nhau.
Trong tuần này, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và người đồng cấp Mỹ Antony Blinken đã có cuộc điện đàm để giải tỏa căng thẳng và nhất trí gặp nhau bên lề cuộc họp của Hội đồng Bắc cực tại Reykjavik (Iceland) ngày 19-20/5. Quyết định này cũng được cho là để chuẩn bị cho cuộc gặp thượng định giữa tổng thống hai nước, được đề xuất diễn ra trong tháng 6. Tuy nhiên, với động thái mới nhất của Moskva cho thấy quan hệ Nga-Mỹ vẫn ở mức rất thấp và khó có thể cải thiện một sớm một chiều
Đối với CH Séc, Nga hôm 23/4 tuyên bố sẽ hạn chế số nhân viên của Đại sứ quán nước này nhằm đáp trả quyết định tương tự trước đó của Praha yêu cầu đến cuối tháng 5, Nga phải rút 63 nhân viên Đại sứ quán về nước để đưa số nhân viên xuống mức tương đương với nhân viên Đại sứ quán CH Séc ở Moskva. Theo đó, Đại sứ quán CH Séc tại Moskva sẽ không còn 91 nhân viên thuê tại địa phương.
Căng thẳng giữa hai nước gia tăng sau khi Praha cáo buộc tình báo quân đội Nga đứng sau vụ nổ kho đạn ở miền Đông CH Séc năm 2014 và trục xuất 18 nhân viên Đại sứ quán Nga vì vụ việc này. Đáp lại, Moskva cũng trục xuất 20 nhân viên Đại sứ quán CH Séc. Với việc cả hai bên tiếp tục giảm số nhân viên tại đại sứ quán của nhau, đến ngày 31/5 tới, Đại sứ quán của mỗi nước sẽ chỉ còn lại 7 nhân viên ngoại giao, 25 nhân viên hành chính và 19 nhân viên địa phương.
Số bệnh nhân mắc COVID-19 tiếp tục gia tăng tại châu Âu
Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại nhiều nước châu Âu.
Chuyển bệnh nhân mắc COVID-19 từ xe cứu thương vào một bệnh viện ở Budapest, Hungary. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 3/11, Hungary thông báo trong 24 giờ qua nước này ghi nhận số ca nhiễm mới và số ca tử vong cao nhất kể từ khi dịch bùng phát, cụ thể 3.989 ca nhiễm mới và 84 ca tử vong. Bộ Y tế Bulgaria cũng thông báo nước này ghi nhận số ca tử vong trong 1 ngày cao nhất từ trước tới nay, 51 ca.
Trong khi đó, Nga, Ukraine và Séc tiếp tục ghi nhận thêm nhiều ca nhiễm mới trong bối cảnh các biện pháp phòng chống dịch đã được tăng cường.
Ngày 3/11, Nga ghi nhận 18.648 ca nhiễm mới, trong đó 5.150 bệnh nhân ở thủ đô Moskva, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 1.673.686 người. Các số liệu thống kê chính thức cho thấy Nga có thêm 335 bệnh nhân tử vong do COVID-19 trong vòng 24 giờ qua, nâng tổng số ca tử vong ở nước này lên 28.828 ca.
Bộ Y tế Ukraina thông báo có thêm 8.899 ca nhiễm mới trong vòng 24 giờ qua. Theo đó, tổng số ca nhiễm tại Ukraina là 411.093 ca, trong đó 7.532 trường hợp tử vong.
Séc thông báo có 9.241 ca nhiễm mới và 225 ca tử vong. Séc đã gia hạn tình trạng khẩn cấp đến cuối tháng 11 này để ngăn chặn dịch lây lan.
Nga, Mỹ không đặt nhiều kỳ vọng vào cuộc gặp thượng đỉnh song phương Nga và Mỹ đều không đặt kỳ vọng đạt được đột phá tại cuộc gặp giữa Tổng thống Joe Biden và người đồng cấp Vladimir Putin bởi cả hai nhà lãnh đạo dường như không sẵn sàng nhượng bộ các bất đồng. Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp ông Joe Biden khi còn giữ chức Phó Tổng thống Mỹ tại thủ đô Moskva...