Nga: Chiến đấu cơ Thổ Nhĩ Kỳ “khiêu khích quân Syria”
Chiến đấu cơ Thổ Nhĩ Kỳ bị bắn hạ hồi tháng trước đã tự chuốc lấy rắc rối khi bay vào không phận Syria, hãng tin Interfax dẫn lời một nguồn tin giấu tin của Nga mới đây cho biết.
Quân Thổ Nhĩ Kỳ tuần tra ở khu vực biên giới Syria sau vụ máy bay của họ bị bắn hạ.
“Không còn nghi ngờ gì nữa, hành động của máy bay chiến đấu F-4 của Thổ Nhĩ Kỳ là một sự khiêu khích. Nếu không, bạn giải thích thế nào khi chỉ trong thời gian ngắn, chiếc máy bay chiến đấu đó bay 2 lần vào không phận Syria”, nguồn tin Nga hôm 3/7 cho biết.
“Các phi công chắc chắn chỉ có một động cơ duy nhất trong hành động kiểu như trên – đó là “đo” khả năng sẵn sàng chiến đấu của các hệ thống phòng không Syria và sự thực là nó đã thử thách các hệ thống vũ khí của Syria. Ngoài ra, máy bay chiến đấu của Thổ Nhĩ Kỳ cũng cố tình do thám, tìm hiểu về sức mạnh và khả năng của các hệ thống phòng không Syria theo hướng đường bờ biển”, nguồn tin Nga cho biết thêm.
Video đang HOT
Quan hệ giữa Damascus và Ankara đã rơi vào căng thẳng cao độ sau khi Syria bắn hạ một máy bay chiến đấu của Thổ Nhĩ Kỳ hôm 22/6. Hôm 26/6, Ankara đã lên tiếng cảnh báo, họ sẽ coi bất kỳ hành động tiếp cận biên giới nước này của các đơn vị quân đội Syria như một mối đe dọa và là một mục tiêu quân sự. Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã ra lệnh cho quân đội thay đổi các quy định hoạt động ở khu vực biên giới. Theo đó, lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ được phép phản ứng tức thì với bất kỳ mối đe dọa nào từ Syria.
Kèm theo lời cảnh báo đầy sắc lạnh trên, Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành triển khai một loạt tên lửa, súng phòng không và nhiều loại vũ khí khác ở dọc biên giới với Syria. Nhìn vào những vũ khí phòng không hiện đại mà Thổ Nhĩ Kỳ đem đến khu vực biên giới với Syria, người ta có thể thấy, nước này đã chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với bất kỳ chiếc máy bay chiến đấu hay trực thăng nào của Syria tiến đến biên giới hai nước.
Tổng thống Bashar al-Assad đầu tuần này đã cho biết, ông thấy hối tiếc về việc lực lượng phòng không Syria bắn hạ máy bay Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, ông này không hề đưa ra lời xin lỗi nào. Ông Assad khẳng định, hành động của lực lượng Syria là để bảo vệ chủ quyền bởi máy bay của Thổ Nhĩ Kỳ đã xâm phạm không phận nước ông.
Tổng thống Pháp: Sự sụp đổ của ông Assad là “không thể tránh khỏi”
Liên quan đến tình hình Syria, Tổng thống Pháp Francois Hollande hôm nay (6/7) đã lên tiếng yêu cầu Tổng thống đang gặp khó của Syria từ chức, nói rằng một sự chuyển giao chính trị là cách duy nhất để kết thúc cuộc khủng hoảng đẫm máu kéo dài 16 tháng qua ở đất nước Trung Đông này.
“Chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad sẽ không thể tồn tại lâu. Sự sụp đổ của nó là điều không thể tránh khỏi”, Tổng thống Hollande cho biết trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị “Bạn bè của Syria” ở thủ đô Paris. Cuộc họp này có sự tham dự của đại diện đến từ 60 quốc gia.
Một trong những điều mà Mỹ và các cường quốc phương Tây mong đợi từ hội nghị đang diễn ra ở Paris, đó là có thể dồn ép hơn nữa chính quyền của Tổng thống Assad. Cụ thể, họ muốn áp đặt thêm những biện pháp trừng phạt kinh tế hà khắc hơn đồng thời tăng cường ủng hộ cho phe nổi dậy Syria. Mục tiêu cao nhất của những nỗ lực này là nhằm lật đổ chính phủ của Tổng thống Assad.
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc sẽ nghiên cứu kế hoạch trên. Tuy nhiên, không rõ hai thành viên thường trực của hội đồng này là Nga và Trung Quốc có thay đổi lập trường, từ bỏ việc ủng hộ Tổng thống Assad và quay sang ủng hộ kế hoạch của phương Tây hay không.
Nga và Trung Quốc đã dùng quyền phủ quyết bác bỏ hai nỗ lực trước đây của các cường quốc phương Tây nhằm chỉ trích chính quyền Syria về tình hình bạo lực ở nước này. Cả Nga và Trung Quốc đều tẩy chay hội nghị ở Paris với lý do hai nước này phản đối bất kỳ sự can thiệp nào từ bên ngoài vào tình hình Syria.
Đề cập đến lập trường của Nga, Trung, Tổng thống Hollande hôm nay cũng phát đi một thông điệp: “Tôi muốn nói với những nước không có mặt ở đây… Vào giai đoạn này, rõ ràng, cuộc khủng hoảng ở Syria là một mối đe dọa đối với an ninh thế giới”.
Cuộc khủng hoảng ở Syria chứng kiến mâu thuẫn sâu sắc giữa hai phe cường quốc với một bên là Nga-Trung và bên kia là Mỹ và phương Tây. Trong khi phương Tây muốn lật đổ chính quyền của Tổng thống Assad thì Moscow và Bắc Kinh công khai phản đối nỗ lực này. Nga và Trung Quốc tuyên bố sẽ không để Syria biến thành Libya thứ hai.
Cả Nga và Mỹ đều “tố” nhau có mục đích, ý đồ riêng trong vấn đề Syria. Washington cho rằng, Nga muốn bảo vệ chính quyền Syria để giữ “căn cứ” duy nhất của họ còn lại ở khu vực Trung Đông. Đáp lại, Moscow cáo buộc, Mỹ đang muốn phá đổ chính quyền của Tổng thống Assad để dựng lên một chính quyền mới phục vụ lợi ích cho họ.
Theo VNMEdia
Vị tướng thứ 15 bỏ rơi Tổng thống Assad
Một vị tướng, hai đại tá và hàng chục binh lính Syria hôm qua (4/7) đã đào ngũ khỏi quân đội và chạy sang biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là vị tướng cấp cao thứ 15 của Syria quay lưng lại với Nhà lãnh đạo đang gặp khó khăn của mình, một nhà ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ cho biết.
Có tổng số 66 người đã chạy từ Syria vào biên giới Thổ Nhĩ Kỳ trong ngày hôm qua. Trong số này có một vị tướng, hai đại tá cùng với hàng chục binh lính và người nhà của họ, nhà ngoại giao giấu tên trên cho tờ AFP biết.
Đây là vụ mới nhất trong một loạt vụ đào ngũ xảy ra trong quân đội Syria gần đây. Mới đây nhất, cách đây 2 ngày, 85 tướng lĩnh, sĩ quan và binh lính Syria cũng đã chạy trốn sang Thổ Nhĩ Kỳ trong đoàn người tị nạn gồm gần 300 người. Trước đó nữa, hôm 24/6, một vị tướng, hai đại tá, hai thiếu tá, một trung úy và 33 binh sĩ Syria cũng đã rời bỏ chính quyền của Tổng thống Assad để chạy sang nước láng giềng.
Đáng chú ý là vụ đào ngũ hôm 21/6 khi một đại tá không quân của Syria lái chiếc chiến đấu cơ MiG đào tẩu sang Jordan và xin được tị nạn chính trị ở nước này. Đại tá Hassan Hamada là viên phi công đầu tiên mang theo cả máy bay chiến đấu đào tẩu ra khỏi đất nước Syria kể từ khi cuộc nổi dậy ở nước này nổ ra hồi đầu năm ngoái.
Hàng loạt vụ đào ngũ liên tiếp của các tướng lĩnh, sĩ quan và binh lính Syria gần đây là một cú giáng mạnh vào chính quyền của Tổng thống Assad trong bối cảnh cuộc khủng hoảng ở nước này đang diễn biến ngày một nghiêm trọng.
Thổ Nhĩ Kỳ hiện giờ đang là nhà của hàng chục tướng lĩnh và hàng ngàn binh lính, dân thường Syria. Tính đến thời điểm này, đã có 15 tướng lĩnh chạy khỏi Syria, đến xin tị nạn chính trị ở Thổ Nhĩ Kỳ. Khoảng 35.000 người Syria đang sống tị nạn ở Thổ Nhĩ Kỳ kể từ sau khi cuộc nổi dậy chống lại Tổng thống Bashar al-Assad nổ ra hồi tháng 3 năm ngoái.
Trong thời gian qua, Thổ Nhĩ Kỳ liên tục kêu gọi chính quyền của Tổng thống Assad từ chức. Điều đó đã khiến Damascus thực sự bất mãn với Ankara. Căng thẳng giữa hai nước bắt đầu leo thang nghiêm trọng hơn kể từ khi Syria bắn hạ một máy bay chiến đấu của Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng trước. Hiện tại, khu vực biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ đang nóng bỏng bởi các hoạt động quân sự dọa dẫm, răn đe lẫn nhau.
Theo VNMedia
Mâu thuẫn nội bộ, phe nổi dậy khó lật đổ Tổng thống Assad Tại cuộc họp ở Cairo ngày hôm qua (4/7), các phe nhóm đối lập ở Syria đã bộc lộ nhiều mâu thuẫn nội bộ sâu sắc khiến họ không thể tìm được tiếng nói chung trong việc thành lập một ban lãnh đạo chung. Không có một bộ máy lãnh đạo hiệu quả, phe nổi dậy sẽ khó lòng lật đổ được chính...