Nga chiếm căn cứ quân sự tại Criema, Ukraine ra lệnh rút quân
Ngày 24/3, Tổng thống tạm quyền của Ukraina, ông Olexander Turchynov cho biết, ông đã ra lệnh rút các lực lượng quân sự khỏi Crimea.
: Gần đây, các căn cứ quân sự của Uckraina tại Criema đang nằm dưới sự kiểm soát của Nga
Lệnh rút quân được thực hiện sau khi Nga đe dọa cuộc sống của các nhân viên quân sự và gia đình của họ.
Giới chức quân đội Nga cho biết, lá cờ 3 màu của Nga đã tung bay tại 189 đơn vị và cơ sở quân đội của Ukraine tại Crimea.
Phát ngôn viên Quốc phòng, ông Vladislav Seleznyov cho biết, Nga đã tấn công các căn cứ quân sự từ hai hướng bằng cách sử dụng xe bọc thép và lựu đạn gây choáng.
Feodosia là một trong những căn cứ cuối cùng nằm dưới sự kiểm soát của Kiev, nhưng đã bị các lực lượng thân Nga bao vây trong những ngày gần đây, phóng viên BBC Mark Lowen ở Crimea cho hay.
Quân đội Nga đã chiếm giữ hầu hết các căn cứ của Ukraine tại bán đảo Criema, bao gồm cả các căn cứ hải quân ở Feodosia, căn cứ quân sự thứ 3 bị chiếm chỉ trong 48 giờ qua.
Hai căn cứ quân sự khác của Ukraine trên bán đảo Crimea cũng bị đột chiếm kể từ hôm 21/3, trong đó có một căn cứ là trụ sở của hải quân của Ukraine.
Video đang HOT
“Hội đồng an ninh và quốc phòng quốc gia đã đưa ra một quyết định, dưới sự hướng dẫn của Bộ Quốc phòng để tiến hành sắp xếp lại các đơn vị quân đội đóng quân tại nước Cộng hòa tự trị Crimea. Gia đình của các binh sĩ cũng đã được di tản”, Tổng thống Turchynov nói.
Các quan chức Nga cho biết, họ ra lệnh rút quân để bảo vệ “đồng bào” tại Crimea thoát khỏi “phát xít” di chuyển từ đại lục Ukraine.
Ukraine cũng cho biết sẽ củng cố biên giới phía đông với Nga. Rút quân “là cách tốt nhất để giảm leo thang tình hình hiện nay”, ông Andriy Parubiy, người đứng đầu cơ quan an ninh của Kiev hé lộ.
Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) nên xem xét một phản ứng tập thể đối với cuộc khủng hoảng hiện nay ở Ukraina trong cuộc đàm phán tại The Hague.
Các nhà lãnh đạo G7 sẽ tổ chức cuôc hội đàm bên lề cuộc hội nghị thượng đỉnh kéo dài về các mối đe dọa toàn cầu đối với an ninh hạt nhân.
Hôm 16/3, cư dân Crimea bỏ phiếu ủng hộ áp đảo việc gia nhập vào Nga, trong cuộc trưng cầu dân ý mà Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) coi là không hợp pháp.
Kể từ khi Tổng thống Nga Putin ký hiệp ước đồng ý sáp nhập Criema vào Nga đã đẩy Nga và các nước phương Tây rơi vào tình trạng căng thẳng nhất kể cuộc chiến tranh Lạnh.
Mỹ và EU đã áp đặt một loạt các biện pháp trừng phạt nhằm mục tiêu những cá nhân bao gồm cả cán bộ cấp cao tham gia vào việc sáp nhập Crimea trở thành một phần của Nga.
Theo Vietbao.vn
"Ông Putin sợ những gì đang diễn ra ở Ukraine"
Cựu võ sỹ quyền Anh Vitali Klitschko, nay là một chính trị gia tại Ukraine, người có thể trở thành một ứng cử viên Tổng thống của nước này, vừa phát biểu trên kênh CNBC.
Ông Vitali Klitschko - Ảnh: Getty
Căng thẳng giữa Nga và Ukraine đã leo thang trong mấy tuần gần đây. Hôm Chủ Nhật tuần trước, quân Nga đã chiếm bán đảo Crimea của Ukraine mà không tốn một viên đạn nào. Cuộc tiến quân của Nga và Crime diễn ra sau vài tháng đầy biến động ở Ukraine, với những cuộc biểu tình quy mô lớn và đẫm máu liên quan tới vấn đề vai trò của nước này ở châu Âu, kéo theo việc Tổng thống thân Nga Viktor Yanukovych bị lật đổ.
"Ông Putin sợ những gì đang diễn ra vì người dân Ukraine không muốn sống chung với tham nhũng, sống mà thiếu nhân quyền, và đó là lý do vì sao mà người dân muốn thay đổi", ông Klitschko nói.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn CNBC tại thủ đô Kiev ngày 5/3, Klitschko nói rằng, nếu đắc cử Tổng thống, ông sẽ diệt trừ nạn tham nhũng ở Ukraine và giúp đất nước này tiến tới hội nhập sâu hơn với châu Âu. Ông cũng nói rằng, Ukraine đang phải chịu đựng không chỉ một cuộc khủng hoảng chính trị mà cả một cuộc khủng hoảng kinh tế.
"Còn hơn cả chắc chắn, tôi tin rằng, tất cả mọi người đều muốn sống ở một quốc gia châu Âu với mức sống châu Âu", ông nói.
Klitschko hiện là nhà lãnh đạo của Liên minh Dân chủ cải cách Ukraine, đồng thời là một nghị sỹ Quốc hội nước này. Phát biểu trên CNBC, ông bày tỏ hy vọng những diễn biến chính trị gần đây ở Ukraine sẽ là một ví dụ cho nước Nga, đồng thời phủ nhận những cáo buộc của Tổng thống Nga cho rằng, chính phủ mới ở Ukraine là bất hợp pháp.
"Nếu Ukraine thành công trong một phong trào dân chủ, thì đó sẽ là một ví dụ tốt cho nước Nga. Không có Ukraine, Nga bao giờ có thể là một đế chế, và đó là lý do vì sao Nga cố gắng ngăn bầu cử Tổng thống ở Ukraine", ông Klitschko nói.
Theo chính trị gia đã từng là một võ sỹ quyền Anh trong 16 năm, tầm nhìn của ông đối với Ukraine đã hình thành trong thời gian ông sống ở các nước phương Tây. "Tôi đã có nhiều thời gian sống ở châu Âu và Mỹ. Tôi biết mức sống hiện đại là như thế nào, và khi về nước, tôi tự hỏi tại sao những điều rất đơn giản diễn ra ở các nơi khác trên thế giới lại không có ở đây", ông Klitschko nói.
Klitschko cũng nói rằng, Ukraine là một quốc gia "nổi tiếng" về tham nhũng. "Ukraine nổi tiếng là nước tham nhũng nhất ở châu Âu, và chính trị ở Ukraine là làm ăn... Chỉ có một cách để thay đổi tình hình là tiến vào chính trị và thay đổi mọi thứ từ bên trong", ông phát biểu.
"Tôi biết đây là một nhiệm vụ rất khó khăn, nhưng Ba Lan đang làm rồi. Ba Lan đã thành công, rồi thì Cộng hòa Czech, Slovak, Hungary, Georgia cũng rất thành công. Ukraine thậm chí còn có nhiều tiềm năng hơn", ông Klitschko nói thêm.
Ông thừa nhận rằng, Ukraine sẽ phải trải qua những cải cách khó khăn và áp dụng chính sách thắt lưng buộc bụng để tiến tới tiêu chuẩn của các nước châu Âu khác. "Điều rất quan trọng là cần phải giải thích rằng, làm như vậy sẽ tốt hơn cho đất nước. Tôi tin là người Ukraine sẽ chấp nhận và có thể chờ đợi. Nhưng chúng tôi không thể sống mãi với tình trạng như hiện nay", ông Klitschko nói.
Chính trị gia này tin tưởng ông sẽ nhận được sự ủng hộ của châu Âu, bất chấp việc nước Đức gần đây có cách tiếp cận mang tính ngoại giao hơn với Nga, bởi trừng phạt Nga không phải là cách tốt nhất đối với lợi ích của Đức.
"Ai cũng muốn Ukraine, một trong những nước lớn nhất ở châu Âu, được ổn định và có một nền kinh tế ổn định, bởi sự bất ổn ở Ukraine có thể đem tới bất ổn trong toàn bộ khu vực", ông Klitschko nói.
Ukraine hiện đang có Tổng thống lâm thời là ông Olexander Turchynov, còn ông Arseniy Yatsenyuk là Thủ tướng lâm thời của nước này.
Theo Xahoi
Quân Nga rầm rập tiến về Crimea, Ukraine tổng động viên quân đội, cầu viện NATO Giới chức lãnh đạo Ukraine đã ra lệnh điều động quân đội sau khi Thượng viện Nga phê chuẩn yêu cầu của Tổng thống Putin, về việc triển khai quân vào khu tự trị Crưm, miền nam Ukraine. Đồng thời Ukraine gửi yêu cầu trợ giúp tới NATO. Mệnh lệnh điều động quân đội, bao gồm toàn bộ lực lượng dự bị động...