Nga chỉ trích NATO gây bất ổn tình hình Ukraine
Những sự hỗ trợ của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) dành cho Ukraine gây bất ổn và khích động tình hình tại nước này.
Trên đây là tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova, đưa ra ngày 1/11 khi bình luận về chuyến thăm của phái đoàn Hội đồng Bắc Đại Tây Dương, cơ quan ra quyết sách chính trị của NATO, do Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg làm trưởng đoàn tới thành phố Odessa và thủ đô Kiev của Ukraine trong hai ngày 30-31/10.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga, bà Maria Zakharova tại cuộc họp báo ở Moskva. Ảnh: THX/TTXVN
Quan chức ngoại giao Nga nhấn mạnh :”NATO tiếp tục hành xử một cách thiếu xây dựng, không nỗ lực hòa giải mà gây căng thẳng. Trái lại, các bước đi của NATO làm gia tăng căng thẳng, trong đó có việc cam kết với Ukraine rằng NATO luôn “đứng về phía Kiev”. Rõ ràng sự hỗ trợ quân sự của NATO đối với Kiev chỉ gây bất ổn và khích động tình hình tại Ukraine.”
Video đang HOT
Theo bà Zakharova, chuyến thăm của phái đoàn Hội đồng NATO nhằm thúc đẩy tham vọng của Kiev gia nhập NATO theo các quyết định của hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2008. Tuy nhiên, tổ chức này không thể giải quyết các vấn đề của Ukraine, trong đó có vấn đề hòa giải dân tộc, chống tham nhũng, ổn định tình hình miền Đông. Trái lại, với kinh nghiệm lịch sử mở rộng NATO và can thiệp nhân đạo của khối, với việc kêu gọi Kiev gia nhập, NATO gây chia rẽ đất nước, làm sâu sắc thêm các đường chia cắt ở châu Âu, thúc đẩy các mâu thuẫn sắc tộc…
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh NATO không thể xây dựng quan hệ bình thường với Nga, chừng nào tổ chức này vẫn không tuân theo lợi ích an ninh toàn châu Âu mà đi theo logic của Chiến tranh Lạnh, trong đó có việc thổi phổng nguy cơ không có thực từ phương Đông. Giải quyết các vấn đề an ninh hiện nay không thể chỉ ở trong một nhóm nước mà cần đối thoại giữa tất cả các bên. Việc kêu gọi các nước gia nhập NATO chỉ làm phức tạp tình hình ở châu Âu.
Theo Thúc Anh (TTXVN)
Giữa tích cực Nga, Ukraine về ngừng bắn Donbass, NATO bất ngờ tuyên bố rắn
Hôm thứ Tư (31/10), Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg phát biểu, Nga nên rút toàn bộ quân đội ra khỏi đông Ukraine.
"NATO tuyên bố rất rõ ràng rằng, Nga có một trách nhiệm đặc biệt là rút toàn bộ quân đội của họ và toàn bộ nhân viên", ông Stoltenberg nói trong chuyến công du tới Odesa, một thành phố cảng bên bờ Biển Đen ở miền nam Ukraine.
"Chúng tôi hoan nghênh mọi nỗ lực giảm thiểu căng thẳng để rút quân và để đảm bảo chúng ta đạt được một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột", ông cho hay. "Nhưng chúng tôi hiểu đó sẽ là một quãng đường dài bởi vì tình trạng vi phạm lệnh ngừng bắn vẫn đang tiếp diễn".
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg (ảnh: getty)
Cuộc xung đột giữa quân đội Ukraine và lực lượng li khai được Nga ủng hộ tại miền đông Ukraine cho tới nay đã cướp đi sinh mạng của hơn 13.000 nghìn. Hơn 1,4 triệu người Ukraine mất nhà cửa và gần 1 triệu người phải trốn chạy khỏi đất nước.
Đầu tuần này, cả hai bên được cho là đã rút khỏi khu vực Donetsk và Luhansk theo một điều kiện tiên quyết nhằm hướng tới cuộc gặp mặt giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky. Đây cũng là bước cuối cùng trước khi các cuộc đàm phán hòa bình bắt đầu với sự tham gia của Ukraine, Nga, Pháp và Đức.
Kể từ khi lên nhậm chức vào tháng 4, Tổng thống Zelensky đã coi việc kết thúc xung đột tại miền đông là ưu tiên chính sách hàng đầu. Tuy nhiên, ông cũng vấp phải những phản đối từ một số thành viên trong chính quyền. Những người này coi thỏa thuận ngừng bắn là sự nhân nhượng trước Moscow và sẽ mở ra cánh cửa để Nga tiếp tục mở rộng hiện diện tại Ukraine.
Phát biểu hôm thứ tư, ông Zelensky khẳng định, khu vực hiện do lực lượng đối lập kiểm soát cần được tái sáp nhập và cần có "sự hàn gắn các vết thương".
Còn từ Hungary, Tổng thống Putin nói: "Ông Zelensky không giống như một người Ukraine theo chủ nghĩa dân tộc và rất khó để tôi nói liệu ông ấy có thể thực hiện những gì ông ấy tuyên bố công khai và những gì ông ấy cho là cần thiết phải làm".
Đề cập tới mong muốn gia nhập NATO của Ukraine, Tổng thư ký Stoltenberg cho hay, "cánh cửa của NATO luôn mở". "Đôi khi mọi người nghĩ là, việc Ukraine có vào NATO hay không là do Nga quyết định, nhưng [sự thật là] Nga không có tiếng nói nào ở đây", ông Stoltenberg nhấn mạnh.
Minh Đức
Theo toquoc
Nga dè chừng trước vũ khí cực mạnh của nước láng giềng bé nhỏ? Ba Lan được cho là đã và đang xây dựng một hệ thống phòng không hiện đại và mạnh, đủ để khiến Nga gặp khó khăn trong bất kỳ kế hoạch tấn công nào. Hệ thống này bao gồm các tên lửa đình đám Patriot - một vũ khí khiến Nga phải kiêng dè. Tên lửa Patriot Ba Lan đã trở thành một...