Nga chỉ trích Mỹ phá hoại nỗ lực của các bên trong thỏa thuận hạt nhân Iran
Bộ Ngoại giao Nga ngày 3/11 ra tuyên bố nêu rõ các biện pháp trừng phạt bổ sung của Mỹ nhằm vào Tehran, dự kiến có hiệu lực vào tuần tới, đang phá hoại nỗ lực của các bên còn lại tham gia thỏa thuận hạt nhân Iran và cũng là một đòn giáng mạnh vào Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT).
Một cơ sở khai thác dầu trên đảo Khark của Iran ở ngoài khơi vùng Vịnh. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo hãng tin Nga TASS, tuyên bố nêu rõ làn sóng trừng phạt mới nhằm vào Iran do Washington công bố đã làm xói mòn nỗ lực liên tục của những thành viên còn lại trong thỏa thuận Kế hoạch hành động chung toàn diện ( JCPOA), gồm Nga, Pháp, Anh, Trung Quốc, Đức và Iran nhằm duy trì thỏa thuận này.
Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh chính sách của Mỹ phá vỡ các công cụ pháp lý quốc tế về kiểm soát và không phổ biến vũ khí hạt nhân, đang gây thất vọng và lo ngại sâu sắc. Theo Bộ Ngoại giao Nga, bằng hành động của mình, Mỹ đang giáng một đòn mạnh nữa vào NPT và “đẩy văn kiện này tới bờ vực đổ vỡ”, trong khi trước đó Washington từng nhiều lần kêu gọi cần được củng cố.
Tuyên bố một lần nữa khẳng định JCPOA đã được chứng minh là một thỏa thuận hiệu quả. Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) thường xuyên khẳng định Iran tuân thủ nghiêm túc nghĩa vụ của mình.
Video đang HOT
Moskva ủng hộ các nỗ lực liên tục và chuyên nghiệp của IAEA theo hướng đi này. Các biện pháp kiểm chứng và kiểm soát được quy định trong JCPOA đều được tuân thủ đầy đủ. Đây rõ ràng là bằng chứng đáng tin cậy cho thấy chương trình hạt nhân của Iran về bản chất mang tính hòa bình.
Lâu nay, Moskva cực lực lên án các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Iran mà Nga chỉ trích là tiêu cực và phớt lờ các quyết định của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, đồng thời khẳng định sẽ làm mọi việc có thể để duy trì sự hợp tác kinh tế với Iran bất chấp gói trừng phạt thứ hai của Washington nhằm vào nước cộng hòa Hồi giáo.
Theo kế hoạch, gói biện pháp trừng phạt thứ hai của Mỹ nhằm vào dầu mỏ – ngành kinh tế mũi nhọn của Iran, sẽ có hiệu lực từ ngày 5/11. Trước đó, hồi tháng 8 vừa qua, Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm vào hoạt động xuất nhập khẩu kim loại than, ngành sản xuất ôtô… của nước này.
Việc khôi phục các biện pháp trừng phạt nhằm vào Iran là một phần trong các biện pháp của Washington nhằm gây áp lực buộc Iran hạn chế chương trình hạt nhân và tên lửa cũng như các hoạt động mà Washington gọi là “tài trợ cho khủng bố”. Iran luôn khẳng định chương trình hạt nhân và tên lửa của quốc gia này đều vì mục đích dân sự và bác bỏ mọi cáo buộc tài trợ cho khủng bố.
Theo Minh Ngọc (TTXVN)
Liên hợp quốc ra phán quyết mạnh đảo chiều thế trận Mỹ - Iran
Tòa án Liên Hợp Quốc ngày 3/10 đã yêu cầu Mỹ đình chỉ các lệnh trừng phạt đối với hàng hóa "nhân đạo" cho Iran -động thái đánh dấu một bước lùi cho Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) - tòa án cấp cao nhất của Liên hợp quốc có trụ sở tại Hà Lan - đã đưa ra phán quyết trên sau khi Iran yêu cầu ngừng các biện pháp kinh tế mà ông Trump đã áp đặt vào nước này sau khi rút khỏi một thỏa thuận hạt nhân mang tính bước ngoặt với Tehran.
Các thẩm phán ở Hague nhất trí đưa ra phán quyết rằng, các lệnh trừng phạt của Washington đối với một số hàng hóa (tới Iran-pv) đã vi phạm một hiệp ước hữu nghị năm 1955 giữa Iran và Mỹ.
Quan hệ Mỹ - Iran đang ngày càng xuống thấp sau một loạt bất đồng giữa hai bên. (Nguồn: AFP)
"Tòa án nhất trí rằng ... Mỹ ... sẽ loại bỏ, bằng bất cứ phương thức nào nước này tự chọn, mọi trở ngại bắt nguồn từ việc áp đặt các đòn trừng phạt được tuyên bố ngày 8/5 nhằm vào hoạt động xuất khẩu sang Iran thuốc men, thiết bị y tế, lương thực-nông sản" và các thiết bị phụ tùng máy bay, Chủ tịch ICJ Abdulqawi Ahmed Yusuf nói.
Tòa án này cũng cho biết, các lệnh trừng phạt của Mỹ về hàng hóa "cần thiết cho nhu cầu nhân đạo ... có thể có một tác động bất lợi nghiêm trọng đến y tế và cuộc sống của người dân tại các vùng lãnh thổ của Iran".
Các biện pháp trừng phạt của Mỹ cũng có khả năng đe dọa an ninh hàng không dân dụng ở Iran và đời sống của người dùng.
Ông Trump tháng 8 đã áp đặt đợt trừng phạt đầu tiên vào Iran sau khi tuyên bố rút khỏi thỏa thuận hạt nhân 2015 (JCPOA). Vòng trừng phạt thứ 2 dự kiến sẽ có hiệu lực vào tháng 11.
ICJ là cơ quan giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia và các quyết định của tòa mang tính ràng buộc, nhưng lại không có thẩm quyền để thi hành.
Trước khi phán quyết này được đưa ra, Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif nói rằng các biện pháp trừng phạt (của Mỹ nhằm vào Iran-pv) là một hình thức "chiến tranh tâm lý" nhằm thay đổi chế độ.
"Cuộc chiến kinh tế mà Mỹ và một số khách hàng khu vực của họ đang tiến hành chống lại Iran là chiến tranh tâm lý nhiều hơn chiến tranh kinh tế thực sự", ông Zarif nói với đài BBC.
Trong bốn ngày điều trần vào cuối tháng 8, các luật sư của Iran đã cáo buộc Washington "bóp nghẹt" nền kinh tế của họ.
Về phần mình, Washington đã nói một cách mạnh mẽ rằng tòa án không có thẩm quyền phán quyết trường hợp này vì nó liên quan đến vấn đề an ninh quốc gia.
Theo toquoc
Iran chẳng thể trông cậy vào EU để cứu thỏa thuận hạt nhân Lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei ngày 29/8 bày tỏ nghi ngờ về khả năng châu Âu có thể cứu vãn được thoả thuận hạt nhân. Sự nghi ngờ của Lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei diễn ra sau khi Mỹ quyết định rút khỏi Kế hoạch hành động chung tổng thể (JCPOA) hồi tháng 5 vừa qua khiến...