Nga chỉ rõ tử huyệt của xe tăng Armata
Theo nguồn tin từ nhà sản xuất Uralvagonzavod, với những trang bị tối tân, đối phương sẽ không thể tấn công được siêu tăng Armata ở khoảng cách 2km.
Lộ điểm yếu
Theo Viện nghiên cứu vật liệu thép (Nga), lớp giáp bảo vệ của tăng T-14 Armata có thể chống lại tất cả các loại đạn chống tăng có cỡ 100-150mm.
Thậm chí, với loại giáp phản ứng nổ (ERA) với lỗ rỗng chứa chất nổ để kích nổ chống lại khả năng khoan sâu của đầu đạn tấn công, giúp tăng T-14 Armata vô hiệu hóa các loại đầu đạn chứa uranium nghèo cỡ 120 mm M829 của Mỹ.
Đôi vơi đan thanh xuyên, chuyên gia Nga co thê khăng đinh, ơ khoang cach tơi 2km, không loai đan thanh xuyên nao trên thê giơi co thê xuyên thung đươc giap xe tăng Nga ơ măt chinh diên.
Siêu tăng Armata.
Với thông tin được Nga công khai, tăng Armata chỉ có thể an toàn khi đối phương khai hỏa từ khoảng cách từ 2km trở lên. Và chính tuyên bố này đã để lộ điểm yếu của siêu tăng Armata.
Video đang HOT
Theo nhận định của nhiều chuyên gia về tăng thiết giáp, dù chiến tranh hiện đại được ứng dụng những công nghệ tối tân nhưng phần lớn các trận chiến đối kháng của xe tăng sẽ vẫn diễn ra ở khoảng cánh dưới 2km, đặc biệt trong các cuộc chiến đô thị.
Và như vậy, Nga đã gián tiếp thừa nhận Armata sẽ khó có cơ hội tồn tại nếu bị tăng đối phương tấn công ở khoảng cách từ 2km trở xuống. Nếu thực sự như vậy, thì không cần tăng thế hệ mới mà bất cứ dòng tăng nào hiện nay của Mỹ, Đức, Pháp… đều có thể khiến Armata tổn hại.
Trang bị tối tân
Siêu tăng Armata được trang bị cực tối tân, đặc biệt là hệ thống Afganit. Theo thông tin ban đầu được tiết lộ, hệ thống dễ dàng đánh chặn đạn xuyên giáp (BPS) có lõi uranium nghèo lao đến mục tiêu với tốc độ 1,5-2 km/s.
Qua những lần thử nghiệm đã cho thấy khả năng đánh chặn tuyệt với với BPS – loại đạn trước đây không thể đánh chặn, tờ Izvestia dẫn nguồn tin Bộ Quốc phòng Nga cho biết.
Về nguyên lý hoạt động, Bộ Quốc phòng Nga tiết lộ, hệ thống này phát hiện mới truy tìm dấu vết photon UV theo vệt khí bị i-ôn hóa được một đầu đạn rocket để lại trên không.
Nó không chỉ có khả năng phát hiện một vụ phóng rocket mà còn tính được vận tốc và quỹ đạo bay của đầu đạn, cung cấp cho hệ thống phòng vệ chủ động toàn diện mọi dữ liệu theo yêu cầu để đánh chặn thành công một mối đe dọa thật sự.
Hệ thống sử dụng một radar quét phân mảng điện tử cùng một hệ thống tác chiến điện tử uy lực đủ sức làm lệch hướng đạn, tên lửa đang được bắn đến. Nó cũng có biện pháp đối phó với vũ khí dẫn đường bằng laser gây nhiễm sóng vô tuyến của kẻ thù.
Cũng vậy, xe tăng Nga được trang bị hệ thống đánh chặn Afganit có thể ngăn chặn đạn xuyên giáp. Điều này có nghĩa siêu tăng Armata được trang bị “bửu bối” Afganit có thể chống lại nhiều loại đạn có đương lượng nổ cao.
Hệ thống Afganit có hiệu quả nhất khi được sử dụng chống lại vũ khí hóa học, chẳng hạn lựu đạn hoặc tên lửa chứa hóa chất độc hại. Trong báo cáo Cán cân Quân sự năm 2016 của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế giải thích một số tính năng quan trọng khác của Afganit:
“Khi đi vào phục vụ, Armata sẽ là dòng xe tăng chiến đấu đầu tiên có thiết kế tháp pháo tự động và hệ thống phòng vệ chủ động Afganit. Lá chắn hoàn hảo Afganit sẽ vô hiệu đòn tấn công của tên lửa dẫn đường, vũ khí vác vai chống tăng, súng phóng lựu… đặc biệt là đạn xuyên giáp”.
Theo Mỹ Đức
Báo Đất việt
Nga sản xuất hàng loạt siêu tăng Armata từ năm sau
Dòng xe tăng thế hệ mới T-14 Armata sắp hoàn tất thử nghiệm cấp quốc gia để bắt đầu chế tạo hàng loạt từ năm sau.
Nga chuẩn bị khởi động dây chuyền sản xuất hàng loạt siêu tăng T-14 Armata, sau khi hoàn tất thử nghiệm tính năng tại nhà máy và trong môi trường thực tế. Nhà máy Uralvagonzavod (UVZ) cho biết quá trình này có thể bắt đầu ngay trong năm sau, Sputnik ngày 7/2 đưa tin.
"Việc này sẽ bắt đầu vào năm 2018, nhưng chúng tôi sẽ cần rút ngắn một số thử nghiệm", giám đốc điều hành UVZ Oleg Sienko cho biết. Mẫu xe tăng này lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng hồi năm 2015 tại lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng (9/5).
Armata là tên gọi chung cho nền tảng xe thiết giáp thế hệ mới của Nga, trong đó phiên bản T-14 là xe tăng chiến đấu chủ lực và T-15 là xe chiến đấu bộ binh. Siêu tăng T-14 nổi bật nhờ tháp pháo không người lái, được điều khiển từ xa. Xe được trang bị vũ khí gồm pháo nòng trơn 2A82-1M cỡ nòng 125 mm cùng súng máy Kord và PKTM.
Xe T-14 Armata trong lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng năm 2015. Ảnh: Sputnik.
Tổ lái 3 người ngồi trong một khoang được bọc giáp kiên cố phía trước, tách biệt hoàn toàn với tháp pháo và khoang chứa đạn, giúp tăng khả năng sống sót của tổ lái trước hỏa lực đối phương. Tháp pháo điều khiển tự động của T-14 được giới quân sự phương Tây đánh giá là sáng kiến tiên phong trong ngành chế tạo xe tăng.
Tài liệu mật lưu hành nội bộ trong Bộ Quốc phòng Anh cho rằng T-14 Armata là "mẫu xe tăng tiến bộ nhất trong nhiều năm qua", có thể đe dọa thực sự đến các loại xe tăng của phương Tây. Tình báo Anh ca ngợi đây là mẫu xe tăng nhẹ, nhanh và có khả năng sống sót cao hơn các đối thủ phương Tây, đồng thời đặt dấu hỏi về khả năng chống lại xe Armata của quân đội Anh.
Tử Quỳnh
Theo VNE
Tiết lộ 3 vũ khí tối tân Nga chưa muốn bán Tập đoàn xuất nhập khẩu quốc phòng nhà nước của Nga Rosoboronexport tuyên bố họ hiện chưa có kế hoạch xuất khẩu đối với 3 loại vũ khí, trong đó có hệ thống phòng thủ tên lửa S-500, Sputnik cho biết ngày 21/6. Xe tăng Armata trong lễ duyệt binh của Nga. (Ảnh: Sputnik) Giám đốc của Rosoboronexport, ông Alexander Mikheev hôm qua...