Nga chỉ định tư lệnh lực lượng mặt đất tại Crimea
Ngày 29-1, Nga đã giao nhiệm vụ cho Trung tướng Yuri Petrov, người vừa được được bổ nhiệm giữ chức Phó Tư lệnh Hạm đội biển Đen, đứng ra thành lập một nhóm binh lính mặt đất tại bán đảo Crimea.
Một nguồn tin thuộc Bộ Tổng tham mưu Nga cho biết: “Bộ tư lệnh Hạm đội biển Đen đã được giao nhiệm vụ thành lập một nhóm binh lính mặt đất sẵn sàng chiến đấu tại Crimea, có khả năng đẩy lùi bất kỳ mối đe dọa và thách thức nào. Tân phó tư lệnh hạm đội sẽ chịu trách nhiệm triển khai việc này”.
Theo nguồn tin, lực lượng mặt đất mới thành lập này đã được triển khai tới Crimea sau khi bán đảo này sáp nhập vào Liên bang Nga hồi tháng 3 năm ngoái.
Binh lính Nga được triển khai tại Crimea
Nguồn tin chỉ ra rằng, theo thỏa thuận đã ký giữa Ukraine và Nga năm 1997, số binh lính thuộc Hạm đội biển Đen triển khai tại Crimea không được vượt quá 25.000 người, tuy nhiên, chỉ có khoảng 15.000 binh lính được triển khai tại đây.
Trước đó, hôm 13-1, Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga, Đại tướng Valery Gerasimov cho rằng, trong năm 2015, nước này sẽ tăng cường các nhóm quân sự trên bán đảo Crimea, vùng lãnh thổ Kaliningrad và Bắc Cực.
Video đang HOT
“Trong năm 2015, những nỗ lực chính của Bộ Quốc phòng sẽ tập trung vào việc tăng cường khả năng chiến đấu của các lực lượng vũ trang theo các kế hoạch xây dựng quân đội đã được Bộ Quốc phòng thông qua. Trong đó, việc thành lập các nhóm binh lính ở Crimea, Kaliningrad, và Bắc Cực sẽ giành được nhiều sự quan tâm”, ông Gerasimov nói.
Tháng 3-2014, Crimea đã được sáp nhập vào Nga sau một cuộc trưng cầu dân ý tại đây, trong đó, có đến 96% cử tri đã ủng hộ việc sáp nhập vào Nga. Phương Tây gọi hành động này là một “sự sáp nhập bất hợp pháp” và đã tăng cường các lệnh cấm vận đối với Nga và Crimea.
Theo_An ninh thủ đô
Thảm thương tàu ngầm Ukraine bị vứt xó, hoen rỉ
Ngoài chiếc tàu ngầm cổ lỗ Zaporizhzhia, một tàu ngầm khác của Ukraine đang "chết dần chết mòn" ở cảng Kherson.
Trang mạng BMPD mới đây đăng tải hình ảnh về một chiếc tàu ngầm hoen rỉ neo trên cảng Kherson của Ukraine. Theo giới phân tích đây chính là chiếc tàu ngầm thuộc Project 690 (Mullet) thời Liên Xô, thuộc lớp Bravo theo cách gọi của NATO, được hạ thủy vào năm 1960, chính thức hoạt động vào ngày 10/7/1970, đến tháng 11 cùng năm thì gia nhập Hạm đội Thái Bình Dương.
Tới khoảng đầu những năm 1980, chiếc tàu ngầm đã được điều động lên Biển Bắc.
Tuy nhiên đến năm 1984, chiếc tàu ngầm này được chuyển tới Biển Đen và được biên chế trong Hạm đội Biển Đen đóng căn cứ tại Sevastopol, Ukraine.
Vào thời điểm cuối những năm 1990, cả 4 chiếc thuộc Project 960 đều bị loại biên chế và phá dỡ.
Nhưng thật đáng ngạc nhiên, một trong 4 chiếc hiện vẫn còn cảng Kherson, Ukraine. Chiếc này mang số hiệu SS-310.
Một số nguồn tin cho biết, đến tháng 8/1997, SS-310 còn được sửa chữa và đưa vào hải đội 155 SLBM CFP ở phía Nam vịnh Sevastopol. Nhưng cũng cùng năm đó, chiếc tàu đã bị loại ra khỏi hạm đội.
Tới năm 1999, một cuộc đấu giá tài sản quân sự ở Sevastopol được tổ chức, tuy nhiên, SS-310 được liệt vào danh sách cấm trưng bày.
Thậm chí vào tháng 10/1999, Nga đã ký tặng SS-310 cho một bảo tàng hải quân Ukraine.
Đến năm 2000, chiếc tàu ngầm đã được tháo vũ khí và bàn giao cho Ukraine. Đến cuối năm đó, SS-310 được kéo từ Sevastopol đến Kherson.
Tới ngày 31/1/2001, Ukraine ra nghị quyết đưa tàu ngầm SS-310 vào một bảo tàng ở Kiev với kinh phí tài trợ 100 nghìn USD.
Song việc thực hiện nghị quyết vẫn dường như bị lãng quên, thậm chí còn không có bảo vệ và chăm sóc cho chiếc tàu ngầm suốt nhiều năm khiến cho nó bị đục khoét lấy phế liệu.
Ngay cả ý tưởng đưa tàu ngầm SS-310 về Bảo tàng Hàng hải của Ukraine vào năm 2010 cũng không thành công.
Chiếc tàu bị hoen rỉ thảm thương.
Nếu không có hệ thống dây neo, với những vết thương mà thời gian gây ra này, tàu ngầm SS-310 có lẽ đã chìm nghỉm từ lâu.
Tàu ngầm có lượng giãn nước 2.400 tấn khi nổi và 2.900 tấn khi lặn.
SS-310 có tốc độ 26 km/h.
Tàu dài 73 mét, rộng 9,8 mét và mang theo được 65 thủy thủ.
Theo_Kiến Thức
Nga khôi phục hoàn toàn hoạt động của căn cứ hải quân ở Crimea Ngày 21-12, một đại diện thuộc sở chỉ huy Hạm đội biển Đen của Nga cho biết, căn cứ hải quân Crimea, vốn thuộc một phần của hạm đội này cho đến năm 1996, đã được khôi phục và đi vào hoạt động hoàn toàn dưới sự kiểm soát của hải quân Nga. Phát biểu với báo giới, vị đại diện trên nói:...