Nga chế tạo “vua” của các loại tên lửa
Theo thiết kế, tên lửa Sarmat của Nga nặng 100 tấn, riêng phần đầu nặng 10 tấn, có thể mang cùng lúc 15 đơn vị đầu đạn hạt nhân. Tầm bắn tối đa 9.500 km.
Mô hình 1:1 của tên lửa Sarmat
Trung tâm Tên lửa quốc gia (SRC) của Nga đang phát triển một tên lửa đạn đạo mới, theo lời Tổng giám đốc và là Tổng công trình sư của trung tâm, Vladimir Degtyar.
Ông Degtyar cho biết, SRC đã nhận được một hợp đồng chính phủ để thực hiện công tác thiết kế và thử nghiệm một loại tên lửa đạn đạo mới. Rất có thể, loại tên lửa mới này được chế tạo để trang bị cho tàu ngầm hạt nhân thế hệ thứ năm Husky trong tương lai gần, theo RIA ngày 14.7.
“Tại thời điểm này, chúng tôi đang thực hiện một số hợp đồng với Bộ Quốc phòng cho việc phát triển tên lửa đạn đạo sử dụng trên mặt đất và trên biển. Đó là loại tên lửa đạn đạo hạng siêu nặng mới, có tên Sarmat, để trang bị cho lục quân và hải quân. Đồng thời, SRC cũng đang nghiên cứu chế tạo bệ phóng đặt trên tàu ngầm cho loại tên lửa mới này”, ông Degtyar cho biết.
Theo giới chuyên gia, loại tên lửa đạn đạo trên biển mới sẽ thay thế cho hệ thống tên lửa chiến lược Bulava do Viện Kỹ thuật nhiệt Moscow chế tạo và đã được trang bị cho các tàu ngầm hạt nhân chiến lược thế hệ thứ tư thuộc dự án 955, loại Northwind.
Ông Igor Vilnita, tổng giám đốc của Văn phòng thiết kế trung ương Rubyn, đơn vị được giao nhiệm vụ thiết kế chế tạo các loại tàu ngầm chiến lược mang tên lửa, cho biết Nga hiện đã bắt đầu phát triển tàu ngầm thế hệ thứ năm, có tên gọi là Husky. Như vậy có thể thấy, loại tên lửa đạn đạo mới Sarmat được chế tạo để trang bị cho tàu ngầm hạt nhân thế hệ thứ năm.
Tàu ngầm hạt nhân đa chức năng của dự án Husky thế hệ thứ năm sẽ thay thế tàu ngầm hạt nhân Yasen thuộc dự án 885, mà hiện nay đang được trang bị cho hải quân Nga. Các tàu ngầm hạt nhân đa năng của dự án Husky cũng sẽ được trang bị tên lửa siêu thanh Tsircon do Phòng thiết kế Malachite (St. Petersburg) chế tạo.
Được biết, theo thiết kế, tên lửa Sarmat nặng 100 tấn, riêng phần đầu nặng 10 tấn, có thể mang cùng lúc 15 đơn vị đầu đạn hạt nhân.
Video đang HOT
Tầm bắn của Sarmat tối đa 9.500 km. Khi được chế tạo thành công và trang bị cho các lực lương vũ trang Nga, nó sẽ là loại tên lửa lớn nhất thế giới, nếu đến lúc đó Mỹ và các nước khác chưa chế tạo được một loại tên lửa ngang bằng hoặc lớn hơn, mạnh hơn.
Cũng như các loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa khác, chẳng hạn Yars, Topol-M và Bulava, tên lửa Sarmat có khả năng xuyên thủng hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương. Ngoài ra Sarmat còn có thể được trang bị đầu đạn “tàng hình”, rất khó bị phát hiện.
Dự kiến, những mẫu thử nghiệm đầu tiên của tên lửa Sarmat và tàu ngầm chiến lược thế hệ thứ năm sẽ ra mắt trong năm 2018, sau đó sẽ được tiếp tục hoàn thiện.
Theo Petrotimes
Dư luận Nga nói gì về phán quyết Biển Đông?
Sự im lặng của Điện Kremlin trước phán quyết của PCA về vụ kiện Biển Đông cho thấy quan điểm trung lập của Nga trước vấn đề này. Tuy nhiên, báo giới và dư luận Nga không làm ngơ mà lại đưa ra những ý kiến trái chiều.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trên lễ đài ở Quảng trường Đỏ, thủ đô Moscow dự duyệt binh nhân 70 năm chiến thắng phát xít, ngày 9/5/2015. REUTERS
Theo RIA ngày 12.7, nhà báo Dmitry Kosyrev, cây bút bình luận chính trị của hãng tin Nước Nga Ngày nay cho rằng phán quyết của PCA trong vụ kiện tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông là không có tác dụng, vì Trung Quốc trước đây và cả bây giờ khăng khăng khẳng định sẽ không chấp nhận và không chấp hành phán quyết ấy.
Tuy nhiên, chuyện này cũng đáng để suy ngẫm. Đây không phải lần đầu một quốc gia nào đó phớt lờ, thậm chí quyết liệt phản đối phán quyết của tòa án quốc tế. Nhưng lần này thật chẳng hay ho gì khi điều đó xảy ra trong bối cảnh tình hình quốc tế đang leo thang căng thẳng.
Tranh chấp xảy ra thường xuyên
Chúng ta đang nói về cuộc tranh chấp kéo dài đến mức mệt mỏi chỉ vì những quyền lợi kinh tế ở Biển Đông, nhà báo Kosyrev viết tiếp. Trung Quốc tranh chấp với Việt Nam, Philippines, Malaysia và một loạt nước khác. Lại thêm Đài Loan cũng chen chân vào, mà Đài Loan thì trên trường quốc tế vẫn được coi là một phần của Trung Quốc.
Việc xác định vùng đặc quyền kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào chuyện ai sở hữu các đảo và quần đảo, vốn nhiều vô số ở Biển Đông. Ngoài đảo và quần đảo thực thụ, nơi đây còn có những bãi đá và bãi cạn mà việc xác định tình trạng địa chất và pháp lý của chúng rất phức tạp và tế nhị.
Tác giả Kosyrev khuyên mọi người (ít nhất là độc giả Nga) hãy đừng coi việc tranh chấp ở khu vực Biển Đông là một cái gì to lớn lắm, mang ý nghĩa toàn cầu. Theo nhà báo này, chuyện tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải trên biển chẳng qua chỉ là sự tranh giành nguồn lợi về hải sản và về khoáng sản (chủ yếu là dầu khí).
Để chứng minh luận điểm của mình, ông Kosyrev đưa ra danh sách một loạt cuộc tranh chấp trên biển trên toàn thế giới trong vòng vài thập niên trở lại đây.
Toàn cảnh công trình phi pháp Trung Quốc xây trên đá Gạc Ma ở quần đảo Trường Sa, từ khoảng cách 5 km. Ảnh chụp tháng 6/2016. Mai Thanh Hải
Âm mưu bành trướng của Bắc Kinh
Tuy nhiên những ý kiến hoan nghênh phán quyết của PCA và chỉ trích Trung Quốc cũng được giới truyền thông Nga phản ánh.
Theo RT, những năm gần đây, Trung Quốc tăng cường xây đảo nhân tạo phi pháp ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa với mưu đồ bành trướng chủ quyền tại các vùng biển giàu dầu khí. Bắc Kinh cố tình xua quân chiếm đóng nhiều đảo trong vùng, xây dựng căn cứ quân sự hòng nuốt trọn Biển Đông. Cái gọi là "cơ sở pháp lý" về chủ quyền của mình được Bắc Kinh đưa ra là những tấm bản đồ cũ với đường chín đoạn ôm trọn 90% diện tích Biển Đông.
Những động thái này của Bắc Kinh khiến nhiều nước Đông Nam Á (cụ thể là Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia) vô cùng quan ngại. Về mặt địa lý, các nước này nằm gần các vùng đảo tranh chấp hơn so với Trung Quốc. Năm 2013, Philippines đã kiện Trung Quốc lên Tòa trọng tài quốc tế (PCA) và vào ngày hôm qua 12.7, tòa đã ra phán quyết phủ nhận quyền lịch sử của Trung Quốc ở Biển Đông.
"Phán quyết của PCA đã củng cố vị thế của những quốc gia đang tranh chấp với Trung Quốc, đòi hỏi phải tuân thủ các quyền pháp lý của họ trong vùng đặc quyền kinh tế của mình và quyền tự do hàng hải", chuyên gia của Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và ASEAN thuộc Viện Nghiên cứu Viễn Đông, ông Grigory Lokshin cho biết trong một cuộc phỏng vấn với RT.
Các tập đoàn dầu khí lớn của Nga đang hoạt động tích cực và hiệu quả trên thềm lục địa của Việt Nam. VIETSOVPETRO
Nga giữ quan điểm trung lập về vấn đề chủ quyền của các đảo trên Biển Đông, vốn là một khu vực có ý nghĩa kinh tế quan trọng đối với nước Nga. Hiện nay, các tập đoàn dầu khí lớn của Nga như Zarubezhneft, Rosneft, Gazprom, LUKOIL đang hoạt động tích cực và hiệu quả trên thềm lục địa của Việt Nam. Ngoài ra, vùng biển này nằm trên tuyến đường giao thương quan trọng cần thiết cho sự phát triển của vùng Siberia và Viễn Đông trong vận chuyển hàng xuất khẩu của Nga như dầu khí, than đá và các sản phẩm thép.
Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á và châu Đại dương thuộc Viện Đông phương học, trực thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga Dmitry Mosyakov phát biểu: "Chúng tôi hy vọng rằng những tranh chấp ở Biển Đông sẽ được các bên giải quyết êm đẹp. Nga rất quan tâm đến hòa bình và ổn định ở Biển Đông, đến việc hóa giải tranh chấp và bất đồng quan điểm giữa Việt Nam và Trung Quốc, vốn đều là đối tác chiến lược của Nga về địa chính trị, thương mại và quốc phòng.
Hy vọng rằng sớm muộn gì hai bên sẽ tìm ta giải pháp tối ưu. Trong trường hợp đang xét, Trung Quốc nên có bước nhượng bộ về diện tích chủ quyền trên biển Đông chứ không nên khư khư bám vào "đường chín đoạn" xưa cũ vốn không có giá trị pháp lý trong bối cảnh lịch sử hiện đại. Nói gì thì nói, diện tích trong cái gọi là "đường chín đoạn" (còn được gọi là "đường lưỡi bò") ấy chiếm đến 2 triệu km vuông, nuốt gần trọn những khu vực đặc quyền kinh tế biển của Việt Nam, Malaysia và một số nước khác của Đông Nam Á".
Những hòn đảo bị xâu xé
Tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải là một trong những vấn đề nhức nhối trong quan hệ quốc tế thời hiện đại. Cần biết rằng hiện nay, có đến 1,5% nhân loại trên hành tinh này sống ở những vùng đất bị hai (hoặc nhiều hơn) quốc gia tranh chấp. Điều đáng nói là tuyệt đại đa số quốc gia tham gia tranh chấp đều là thành viên LHQ, và đối tượng tranh chấp chủ yếu là biển đảo và mục đích tranh chấp là tranh giành quyền lợi kinh tế (thỉnh thoảng cũng có trường hợp đan xen yếu tố địa chính trị). Tranh chấp trên đất liền cũng có, nhưng ít hơn.
Nhìn chung, tranh chấp biển đảo và cả những hòn đảo nhỏ trên sông (cù lao) ở đâu cũng có, chỉ quy mô và mức độ có khác nhau. Tranh chấp đến mức phải nhờ Tòa trọng tài quốc tế xét xử như vụ kiện Biển Đông vừa qua là rất hiếm, theo truyền thông Nga.
Theo Báo Thanh Niên
Indonesia đề xuất hộ tống tàu thuyền đến Philippines Ngày 13/7, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Ryamizard Ryacudu đã đề xuất hộ tống quân sự cho các tàu thuyền qua lại trên những tuyến hàng hải nguy hiểm đến Philippines, nơi hàng chục thuyền viên đã bị các phiến quân Hồi giáo bắt cóc trong những tháng gần đây. Theo Bộ trưởng Ryamizard Ryacudu, các tàu thuyền khởi hành từ Indonesia nên...