Nga chế tạo tàu sân bay thế hệ mới
Nga đã bắt tay vào thiết kế, chế tạo tàu sân bay thế hệ mới. Điều này được khẳng định tại Triển lãm Hải quân quốc tế lần thứ 7 (IMDS), diễn ra từ 1-5/7 tại trung tâm triển lãm LenExport ở thủ đô phương Bắc St. Petersburg.
Mô hình tàu sân bay mới tại gian trưng bày của Trung tâm Krylov.
Trung tâm Nghiên cứu Nhà nước Krylov, vốn có kinh nghiệm nghiên cứu và phát triển tàu biển từ năm 1894, đã hoàn thành việc thiết kế chiếc tàu sân bay hạng nặng mới với mã hiệu 23000E Storm. Tàu được thiết kế để thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau tại các đại dương xa xôi, có khả năng tấn công mục tiêu trên đất liền, trên biển bằng vũ khí và nhóm máy bay trên tàu, cũng như được trang bị khả năng phòng không và chống ngư lôi.
Thiết kế cơ bản của tàu sử dụng nồi hơi và tuốc bin động lực thông thường song khi cần, tàu có thể chuyển sang sử dụng năng lượng hạt nhân mà không phải thay đổi thiết kế. Con tàu tương lai dài 330m, rộng 40 mét, mới nước 11m, lượng rẽ nước từ 95.000-100.000 tấn, đạt tốc độ tối đa 32 hải lý/giờ.
Tàu có thể tự vận hành trên đại dương trong 120 ngày, chịu được bão biển cấp 6-7, thủy thủ đoàn từ 4-5.000 người và thời gian vận hành là 50 năm. Storm có thể mang theo các máy bay tiêm kích MiG-29K, T-50 (PAK FA), máy bay cảnh báo sơm tầm xa và các trực thăng đa năng Ka-27. Đường cất cánh trên tàu thuộc loại hỗn hợp với bốn vị trí xuất kích. Máy bay có thể cất cánh sử dụng bàn lấy đà truyền thống hoặc thông qua 2 máy phóng điện từ. Đường băng hạ cánh được đảm bảo bằng thiết bị bắt và hãm máy bay.
Ông Vladimir Pepeljaev, Trưởng bộ phận đóng tàu quân sự của Trung tâm Krylov.
Trả lời phòng vấn của phóng vien TTXVN tại triển lãm, ông Vladimir Pepeljaev, Trưởng bộ phận đóng tàu quân sự của Trung tâm Krylov cho biết: “Dự án tàu sân bay tương lai do Trung tâm Krylov hợp tác với các công ty vũ khí Nga phát triển. Con tàu có nhiều điểm đặc biệt về động lực, đường băng cất hạ cánh, các tính năng thủy lực học là cả một công trình lớn. Tàu đạt tốc độ 32 hải lý/giờ, hệ thống động lực kết hợp với 2 hệ thống động lực hạt nhân. Tàu có thể chở 90 máy bay các loại”.
Video đang HOT
Duy Trinh (P/v TTXVN tại Moskva)
Theo Báo Tin tức
Các nước nghèo gặp họa vì J-7 quá nát của Trung Quốc
Một chiến đấu cơ F7 của không quân Bangladesh bị rơi xuống biển, nối dài con số những vụ tai nạn của chiếc tiêm kích J7 do Trung Quốc sản xuất.
Phi đội F-7 của không quân Bangladesh
J-7 rơi, lợi dụng khoe mẽ vũ khí Trung Quốc trong quân đội Bangladesh
Bài viết trên Chinanews ngày 1-7 cho biết, một chiếc máy bay tiêm kích F-7 (phiên bản xuất khẩu của máy bay chiến đấu J-7 Trung Quốc), thuộc lực lượng không quân Bangladesh đã gặp sự cố và bị rơi xuống khu vực biển ở cửa vịnh Bengal, trong khi đang tiến hành bay huấn luyện.
Bài viết cho biết, tất cả các tiêm kích F-7 của nước này đều do Trung Quốc sản xuất và xuất khẩu sang cho nước này. Ngoài Bangladesh, F-7 cũng được Trung Quốc bán cho một số nước khác như ở châu Á và châu Phi như Pakistan, Myanmar, Triều Tiên, Nigeria, Nammibia...
Hiện nay, không quân Trung Quốc đã lần lượt loại biên J-7 nhưng F-7 vẫn còn hiện diện trong lực lượng không quân của nhiều nước châu Á và ngay cả sau khi đã loại biên, nước này vẫn tiếp tục xuất khẩu loại máy bay này cho một số nước nghèo, ngân sách quốc phòng ít ỏi.
Sau khi sự cố xảy ra, lực lượng hải quân và hải cảnh nước này đã ngay lập tức triển khai công tác tìm kiếm, cứu hộ, sau đó đã trục vớt được một phần thân máy bay méo mó, dị dạng. Trong số các tàu tham gia cứu hộ, có những tàu tuần tiễu do Trung Quốc chế tạo.
Điều đáng nói là tiêu đề bài viết trên trang mạng này tỏ rõ việc khoe mẽ là lực lượng không quân, hải quân Bangladesh đều sử dụng các trang bị, vũ khí Trung Quốc, trong khi không hề đề cập một dòng nào về việc chiếc máy bay rơi lúc nào và tình hình phi công ra sao.
Chiếc tàu tuần tiễu Bangladesh được báo chí Trung Quốc cho là do nước này sản xuất
Qua tìm hiểu ở báo chí Bangladesh cho thấy, 1 chiếc máy bay chiến đấu F-7 của Không quân nước này đã bị rơi xuống biển sau khi cất cánh từ căn cứ Zahurul Haque, bên cạnh Sân bay Quốc tế Shah Amanat ở Chittagong. Phi công của máy bay là Đại úy Rumman Tahmid Chowdhury đã thiệt mạng.
Theo nguồn tin, chiếc F-7 bị mất liên lạc với đài chỉ huy lúc lúc 11h10 trưa ngày 29-6, đến 11h45 cùng ngày, người phát ngôn của không quân Bangladesh (BAF) xác nhận rằng chiếc máy bay đã bị rơi xuống khu vực biển ở vịnh Bengal, cách bờ biển Patenga khoảng gần 10km.
Đây không phải là lần đầu tiên chiến đấu cơ Trung Quốc trong lực lượng không quân Bangladesh bị rơi. Vào tháng 9-2010, một chiếc F-7 của Không quân Bangladesh đã gặp trục trặc và "khựng lại" trên không trước khi lao xuống sông Karnaphuli, may mắn là viên phi công đã kịp nhảy dù và không bị thương.
Một năm trước đó, chiếc máy bay huấn luyện của Không quân Bangladesh là FT-6 đã gặp nạn và phát nổ ngay sau khi cất cánh, viên phi công duy nhất cũng may mắn nhảy dù kịp thời.
FT-6 là phiên bản xuất khẩu của máy bay chiến đấu J-6 của Trung Quốc, sản xuất dựa trên nguyên mẫu MiG-19 của Nga, với công nghệ còn lạc hậu hơn cả J-7/F-7.
Một phần thân chiếc F-7 của Bangladesh được trục với từ dưới đáy biển lên
Khái quát về máy bay chiến đấu J-7
J-7 là loại máy bay chiến đấu được Trung Quốc chế tạo trên nguyên mẫu Mig-21 của Liên Xô. Vào đầu thập niên 50, Mig-21 là loại máy bay tiêm kích hàng đầu thế giới, lúc đó công nghiệp sản xuất máy bay Trung Quốc mới chỉ là con số 0 tròn trĩnh.
Đầu thập niên 60, khi Liên Xô ồ ạt viện trợ quân sự cho các nước đồng minh nhằm nâng cao sức mạnh của khối XHCN, Trung Quốc và Liên Xô đã ký một hiệp định cho phép Trung Quốc được sản xuất máy bay chiến đấu Mig-21 và động cơ R-11F-300, theo dây chuyền công nghệ do Liên Xô cung cấp.
Việc chế tạo J-7 do cả 3 nhà máy chế tạo máy bay nổi tiếng của Trung Quốc lúc đó là Thành Đô, Thẩm Dương và Quý Châu đồng loạt sản xuất. Đến tháng 1-1966, chiếc J-7 đầu tiên chính thức bay thử tại nhà máy chế tạo máy bay Thẩm Dương (hiện là công ty tập đoàn công nghiệp hàng không Thẩm Dương thuộc Tập đoàn công nghiệp hàng không Trung Quốc - AVIC).
Từ khi bắt đầu chế tạo cho đến khi chấm dứt cải tiến năm 2006, Trung Quốc đã sản xuất 1500 chiếc với 7 phiên bản gồm 13 loại (một số loại không sử dụng trong lực lượng không quân Trung Quốc mà chỉ dành cho xuất khẩu sang Ai Cập, Iran, Myanmar, Triều Tiên, Pakistan...).
Theo_Báo Đất Việt
Khám phá tính năng "kẻ thay thế Mistral" của Nga Giới chức quân sự Nga đang "tung hỏa mù" khi thay nhau khẳng định và phủ nhận thông tin được Pháp chuyển giao một phần công nghệ và khả năng thực sự của nước này trong việc đóng tàu đổ bộ trực thăng thay thế Mistral. Nga tung hỏa mù về vụ việc tàu Mistral Hôm 17-6, truyền thông Nga dẫn lời ông...