Nga chế tạo hàng chục “căn cứ tên lửa khổng lồ trên biển”
Tổng công ty đóng tàu Thống nhất Nga (USC) dự kiến sẽ ký một hợp đồng với điện Kremlin để xây dựng một dự án đóng tàu mới có tên Dự án 23.560 Leader.
Theo nationalinterest, Dự án 23.5670 Leader là dự án thiết kế và lắp ráp chiến hạm có kích thước khổng lồ và toàn diện trong tấn công và phòng thủ.
Khu trục hạm tương lai lớp Leader có lượng dãn nước 17.500 tấn, với chiều dài 200m, chiều rộng 20m biến chúng trở thành chiến hạm khổng lồ, lớn hơn hầu hết các tàu tuần dương hạng nặng được sản xuất kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2.
Với kích thước cực lớn, Leader-class xứng đáng là khu trục hạm lớn nhất thế giới, vượt qua cả tuần dương hạm lớp Slava của Nga, khu trục hạm lớp Arleigh Burke, tuần dương hạm lớp Ticonderoga của Mỹ và khu trục hạm Type 055 của Trung Quốc, chỉ chịu kém mỗi tuần dương hạm hạt nhân lớp Kirov của Nga.
Tàu được trang bị động cơ turbin khí mạnh mẽ giúp nó đạt vận tốc 30 hải lý/h, với khả năng hành trình tối đa trên biển mà không cần tiếp liệu là 90 ngày. Tuy nhiên, Hải quân Nga cũng đã phê duyệt cả 2 thiết kế sử dụng động cơ thông thường và động cơ hạt nhân.
Video đang HOT
Khu trục hạm Leader-class được thiết kế với khả năng chống máy bay, tên lửa đạn đạo, chống hạm và cả chống ngầm. Ngoài ra, chúng còn được trang bị một tính năng rất quan trọng là khả năng phóng tên lửa hành trình tầm xa như Kalibr-NK.
Con tàu là một căn cứ tên lửa di động trên biển, thể hiện rõ tư tưởng lấy tên lửa làm trọng của hải quân và cả quân đội Nga. Theo một số nguồn tin con tàu này được trang bị tổng cộng 204 quả tên lửa chống hạm, phòng không và chống ngầm.
Mô hình tàu khu trục lớp Leader của Nga
Cụ thể, tàu có khả năng mang theo 60 tên lửa hành trình chống hạm tầm xa thế hệ mới P-800 Onyx, 128 quả tên lửa phòng không tầm gần, tầm trung và tầm xa, trong đó có cả phiên bản trên hạm của S-400 và S-500, cùng với 16 quả tên lửa chống ngầm. Một số tên lửa chống hạm có khả năng là biến thể của tên lửa siêu thanh Zircon.
Cuối năm ngoái, Văn phòng Tình báo Hải quân của Hải quân Hoa Kỳ cho rằng người Nga sẽ tiến hành sản xuất 12 chiếc Leader-class. Trong đó 6 chiếc trang bị cho Hạm đội Thái Bình Dương. 6 chiếc cho hạm đội ở miền Bắc nước Nga.
Cũng theo Văn phòng Tình báo Hải quân Hoa kỳ, nếu trong tình hình kinh tế như hiện nay, Nga có thể chế tạo được Leader-class thì sẽ gây sức ép lớn lên phía Hoa Kỳ bởi lớp tàu chiến này có khả năng chở gấp đôi số tên lửa của tàu chiến Arleigh Burke-class – tàu khu trục mạnh nhất Hoa Kỳ hiện này.
“Với động cơ đẩy hạt nhân, lớp tàu chiến mới này có khả năng can thiệp trên phạm vi toàn cầu mà không cần bất kỳ hỗ trợ nào. Điều đó khiến Moscow sở hữu một công cụ triển khai sức mạnh nguy hiểm.”
Theo một bản báo cáo của quân đội Nga, sớm nhất thì đến năm 2020, chiếc tàu chiến đầu tiên thuộc Leader-class mới được chế tạo.
Phong Lan
Theo_Người Đưa Tin
[Inforgraphic] Sức mạnh khủng khiếp của khu trục hạm Ấn Độ vừa ghé thăm Việt Nam
INS Satpura là một trong những siêu chiến hạm mạnh nhất của hải quân Ấn Độ. Nó được trang bị kho vũ khí hiện đại để có sức mạnh công thủ toàn diện. INS Satpura được coi là thành viên trong lớp khu trục hàng đầu thế giới hiện nay.
Siêu chiến hạm mang tên INS Satpura là một trong hai tàu chiến của hải quân Ấn Độ đến thăm Việt Nam. Tàu cập cảng Cam Ranh vào sáng ngày 30-5 bắt đầu chuyến thăm 5 ngày chính thức Việt Nam từ ngày 30-5 đến 3-6.
INS Satpura (F48) là chiến hạm lớp Shivalik (Project 17) thuộc dự án đóng tàu khu trục nhỏ có khả năng tàng hình đa nhiệm mạnh mẽ của hải quân Ấn Độ. Những tinh hoa của nền công nghiệp quốc phòng Ấn Độ cùng hệ thống điện tử của các nước khác đã được áp dụng để đóng khu trục hạm này.
Khu trục hạm có thời gian phát triển cùng thời điểm với siêu chiến hạm lớp Type 520C của Trung Quốc, nhưng được các chuyên gia quân sự đánh giá là vượt trội hơn và có thể nhấn chìm Type 520C của Trung Quốc nếu đối đầu. Đây thực sự là kho vũ khí di động trên đại dương của hải quân Ấn Độ.
Cùng xem thông số ấn tượng của tàu khu trục hạm tàng hình đa nhiệm này qua infographic dưới đây.
Theo_An ninh thủ đô
Sức mạnh máy bay trinh sát Việt Nam Để thực hiện nhiệm vụ vụ tuần tra trinh sát trên đất liền và trên biển, lực lượng không quân Việt Nam được trang bị dàn máy bay hàng đầu khu vực. Máy bay DHC-6: Loại máy bay có tầm hoạt động 1.480km, tốc độ bay tối đa 170 hải lý/h (314km/h khi tuần tra biển), tốc độ ổn định 150 hải lý/h...