Nga chào hàng Malaysia mẫu cải tiến rất mạnh của Su-30MKM
Trong thời gian tới Nga sẽ giới thiệu mẫu cải tiến của chiến đấu cơ Su-30MKM tại cuộc đấu thầu, Bộ Quốc phòng Malaysia dự kiến tổ chức để mua máy bay tiêm kích đa năng.
Đó là tuyên bố của ông Nikolai Dimidyuk, Giám đốc phụ trách về xuất khẩu của Tập đoàn xuất khẩu vũ khí quốc gia Nga Rosoboronexporttrong cuộc phỏng vấn của ITAR-TASS.
Theo lời ông, Bộ Quốc phòng Malaysia có kế hoạch công bố đấu thầu về việc cung cấp 1-2 phi đội máy bay chiến đấu đa năng cho Không quân nước này.
Ông Dimidyuk nói rõ rằng, diện mạo cuối cùng của mẫu máy bay sẽ được xác lập, sau khi nhận yêu cầu chính thức và phân tích các đòi hỏi kỹ thuật của hồ sơ dự thầu.
Trước đây, Nga đã cung cấp cho Malaysia 18 chiếc máy bay chiến đấu MiG-29A trong 2 năm 1994-1995, sau đó là 18 chiếc máy bay chiến đấu Su-30MKM vào năm 2009.
Cuối năm 2012, Nga đã ký hợp đồng bán thêm 18 máy bay chiến đấu đa chức năng Su-30MKM cho Malaysia. Trị giá của mỗi máy bay loại này (bao gồm cả công tác bảo hành) là khoảng 50 triệu USD.
Su-30MKM và Airbus A380 bay biểu diễn tại Triển lãm hàng không và hàng hải quốc tế Langkawi (Langkawi International Maritime and Aerospace -LIMA)
Nga còn bán cho Malaysia 12 chiếc máy bay trực thăng vận tải quân sự Mi-171Sh và đã xây dựng một Trung tâm huấn luyện bay rất bề thế vào năm 2011, mở một Trung tâm sửa chữa kỹ thuật vào năm 2012 tại Malaysia.
Máy bay chiến đấu Su-30MKM là phiên bản xuất khẩu cho Malaysia, có tính năng tương tự máy bay chiến đấu Sukhoi Su-30MKI của Ấn Độ.
Su-30MKM đã được nâng cấp đáng kể từ phiên bản xuất khẩu Su-30K ban đầu với việc giữ lại phần lớn khung máy bay và các trang bị cơ bản nhưng kết hợp một số công nghệ hiện đại từ dự án Sukhoi Su-35 và Sukhoi Su-37.
Video đang HOT
Theo nguồn tin trên, Malaysia muốn thảo luận với Nga về khả năng nâng cấp phiên bản của Su-30MKM, có khả năng trang bị các tên lửa chống hạm và tấn công mặt đất mới, bao gồm cả tên lửa siêu âm BrahMos.
Triển lãm vũ khí và thiết bị quân sự “Eurosatory”
Về vấn đề có liên quan, ITAR-TASS dẫn tuyên bố Tổng Giám đốc “Eurosatory” Patrick Cola de Frank cho biết, Nga có thể bị cấm không được tham gia triển lãm quốc tế lớn nhất về vũ khí và thiết bị quân sự “Eurosatory 2014″ dự kiến tổ chức tại Paris từ 16 đến 20 tháng 6.
Theo lời ông, quyết định về cấm sự tham gia của Nga trong “Eurosatory 2014″ có thể sẽ thông qua trong vài tuần lễ tới. Tuy hiện nay Ban Giám đốc về phía EU chưa tiến hành bất cứ công việc gì liên quan đến lệnh cấm Nga, nhưng “cấp trên đã báo cho chúng tôi là quyết định có thể đưa ra trong tương lai gần”.
Ông Patrick Cola de Frank bày tỏ sự nuối tiếc về sự vắng mặt bất đắc dĩ của Nga của Nga trong “Eurosatory 2014″. Ông cho biết, nếu Nga bị cấm thì đây sẽ là mất mát lớn đối với các nhà tổ chức diễn đàn kỹ thuật-quân sự toàn cầu này.
Theo ANTD
Người biểu tình ở miền đông Ukraine chiếm sân bay quân sự
Tình hình tại miền Đông Ukraine đang tiếp tục diễn biến phức tạp khi người biểu tình đã chiếm giữ một sân bay quân sự tại thành phố Slovyansk. Nhiều cảnh sát của chính quyền Kiev đã đào ngũ để đứng về phía người biểu tình.
Theo tờ Thời báo Mátxcơva, hàng chục người giận dữ đã ném đá, đập vỡ cửa sổ và xông vào một đồn cảnh sát tại thành phố Horlivka, cách không xa biên giới Nga, và cắm cờ Nga tại tòa nhà này.
Tình hình tại miền Đông Ukraine vẫn rất phức tạp
Bên ngoài, hàng trăm người khác đứng nhìn và hô vang "trưng cầu dân ý", và "nước Nga". Một đoạn video được đăng tải trên mạng cho thấy một cảnh sát đã ra chất vấn những người biểu tình thân Nga, nhưng người này nhanh chóng bị nhóm người kia đánh đập, trước khi được xe cứu thương đưa đi. Nhiều cảnh sát khác thì lại đứng về phía người biểu tình.
Những vụ việc diễn ra tại Horlivka là dấu hiệu mới nhất cho thấy những bất ổn tại khu vực miền Đông và miền Nam Ukraine với phần đông cư dân nói tiếng Nga. Nhiều tay súng đã xâm chiếm hoặc phong tỏa các tòa nhà tại ít nhất 9 thành phố để đòi quyền tự trị cao hơn và quan hệ chặt chẽ hơn với Nga.
Tại thành phố Slovyansk, cũng thuộc vùng Donetsk, một sân bay quân sự ở ngoại ô thành phố này đã bị những tay súng đeo mặt nạ chiếm đóng.
Vụ việc diễn ra trong bối cảnh Bộ trưởng ngoại giao các nước EU nhóm họp tại Luxembourg, để cân nhắc những lệnh trừng phạt mạnh mẽ hơn đối với Nga, và chỉ 3 ngày nữa hội thảo 4 bên được dự kiến diễn ra tại Geneva, với sự góp mặt của Mỹ, Nga, EU và Ukraine cùng nước chủ nhà Thụy Sỹ.
Người biểu tình đập phá cửa sổ đồn cảnh sát Horlivka
Đứng trước một nhóm cảnh sát địa phương đã chuyển sang ủng hộ người biểu tình, một trong những người dẫn đầu cuộc xâm chiếm trụ sở cảnh sát tại Horlivka khẳng định mình là một thiếu tá của quân đội Nga, nhưng từ chối công bố danh tính đầy đủ.
Người này mặc quân phục màu xanh lá, đã chỉ thị cho các nhân viên cảnh sát tuân lệnh các lãnh đạo mới của họ, và gắn ruy băng của thánh George lên đồng phục của mình, vốn đã trở thành một biểu tượng của những người biểu tình thân Nga tại miền Đông Ukraine.
Chính những chi tiết như vậy đã khiến chính quyền Kiev và giới chức phương Tây cáo buộc người biểu tình đang được điện Kremlin hậu thuẫn.
Quyền Bộ trưởng nội vụ Ukraine Mykola Velichkovych hôm thứ Hai cũng thừa nhận việc có một số nhân viên cảnh sát tại các khu vực phía Đông đã từ bỏ hàng ngũ, gia nhập người biểu tình.
"Tại phía Đông, chúng tôi đã thấy rất nhiều hành vi phá hoại từ phía cảnh sát", ông Velichkovych nói.
Bỏ ngỏ khả năng trưng cầu dân ý
Sau khi nhiều lần bác bỏ yêu sách của những người biểu tình thân Nga về việc tổ chức trưng cầu dân ý để biến Ukraine trở thành một nhà nước liên bang, Tổng thống tạm quyền Oleksandr Turchynov hôm 14/4 cho rằng một cuộc trưng cầu dân ý tòan quốc như vậy có thể diễn ra, và nó sẽ được thực hiện vào ngày 25/5, cùng thời điểm bầu cử Tổng thống.
Lực lượng dân quân kiểm soát nhiều thành phố tại miền Đông
Ông Turchynov tỏ ra tin tưởng rằng người Ukraine sẽ bỏ phiếu chống lại việc liên bang hóa quốc gia này, cũng như việc chia tách đất nước.
Trong khi đó, một thời hạn chót mà chính quyền Ukraine đặt ra cho những tay súng thân Nga phải rời các tòa nhà chính phủ ở phía Đông, và bỏ vũ khí đầu hàng đã trôi qua mà không có dấu hiệu nào về hành động vũ lực để đẩy lùi người biểu tình.
Tuy nhiên, người đứng đầu chính quyền vùng Donetsk Serhiy Taruta, nơi nhiều tòa nhà chính quyền các thành phố bị xâm chiếm, trong đó có cả thủ phủ Donetsk, khẳng định "một chiến dịch chống khủng bố" đang diễn ra.
Dù vậy quan chức này không cung cấp chi tiết về chiến dịch và cũng không có dấu hiệu nào cho thấy cảnh sát hiện diện trên đường phố Donetsk trong ngày thứ Hai.
Còn tại thành phố Slavyansk, những người biểu tình đã giao nộp vũ khí cho lực lượng dân quân địa phương, sau khi những người này đứng về phía người biểu tình.
Toàn bộ vũ khí, ngoại trừ súng tự động, đã được trao lại cho dân quân, những người bắt đầu tuần tra trên đường phố, quyền thị trưởng Slavyansk khẳng định với hãng tin ITAR-TASS hôm 14/4.
"Dân quân đang đứng về phía chúng tôi. Họ đã bắt đầu tuần tra trên phố cùng lực lượng tự vệ và Cossacks", Ponomaryov nói. Nhiệm vụ chính của họ là giữ trật tự và chiến đấu chống lại chủ nghĩa cực đoan. Dân quân cũng đang điều tra các vụ tấn công nhắm vào thành viên lực lượng tình nguyện nhân dân Donbass.
Theo Dantri
Hội đồng bảo an Liên hợp quốc họp khẩn về tình hình Ukraine Hội đồng bảo an liên hợp quốc tối qua (13/4) theo giờ địa phương đã nhóm họp khẩn để bàn về những diễn biến mới tại Ukraine, theo yêu cầu của Nga. Trong khi đó, tình hình tại phía Đông Ukraine rất căng thẳng khi chiến dịch chống bạo động được triển khai. Theo hãng tin AFP, phiên họp diễn ra vào khoảng...