Nga chặn đầu tư nước ngoài tháo chạy, chiến sự ở Ukraine tiếp diễn
Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin cho rằng các doanh nhân không nên chịu áp lực chính trị khi đưa ra quyết định.
Hãng thông tấn RT đưa tin, ông Mishustin ngày 1/3 thông báo Nga đang tạm thời dừng việc rút các khoản đầu tư nước ngoài ra khỏi quốc gia này. Quyết định được đưa ra như một phản ứng trước tình trạng vốn của Nga ở nước ngoài bị Mỹ, EU cùng các đồng minh đóng băng.
Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin. Ảnh: AP
“Chúng tôi hy vọng những người đã đầu tư vào đất nước của chúng tôi sẽ có thể tiếp tục làm như vậy trong tương lai. Tôi chắc chắn rằng áp lực trừng phạt cuối cùng sẽ giảm và những ai không rút bớt các dự án của họ ở đất nước chúng tôi, không khuất phục trước khẩu hiệu của các chính trị gia nước ngoài, sẽ giành chiến thắng”, RT dẫn lời Mishustin tại cuộc họp hàng ngày về sự phát triển kinh tế của Nga.
Quan chức này lý giải thêm: “Trong thực tiễn cấm vận hiện nay, các doanh nhân nước ngoài bị dẫn dắt không phải bởi các yếu tố kinh tế mà bằng việc ra các quyết định dưới áp lực chính trị. Để cho phép các doanh nghiệp đưa ra quyết định sáng suốt, một dự thảo Nghị định của Tổng thống đã được chuẩn bị để áp dụng các hạn chế tạm thời đối với việc thoái các tài sản của Nga. Thực tế cho thấy, thoát khỏi thị trường thì dễ nhưng quay trở lại nơi dày đặc đối thủ cạnh tranh thì khó hơn nhiều”, ông Mishustin giải thích.
Nga có bước đi trên sau khi nước này chịu nhiều đòn trừng phạt từ Mỹ và các đồng minh liên quan đến chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Video đang HOT
Trong một diễn biến mới, YouTube vừa khóa các kênh của các hãng thông tấn Nga RT và Sputnik đối với toàn bộ người sử dụng ở châu Âu, viện dẫn “ chiến tranh đang diễn ra ở Ukraine”. Quyết định này có hiệu lực ngay lập tức.
Một xe chở quân bọc thép của Ukraine bị trúng đạn trước một ngôi trường. Ảnh: Reuters
Đến hôm nay, chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine đã kéo dài sang ngày thứ 6. Quân Nga đã tiến đến thành phố Kherson, gần bán đảo Crưm do Moscow kiểm soát, và lập nhiều chốt kiểm soát ở các vùng ngoại ô.
Một quan chức Ukraine cho biết, phía Nga ngày 28/2 nã pháo vào một đơn vị quân sự ở Okhtyrka, một thành phố nằm giữa Kharkiv và Kiev, khiến ít nhất 70 binh sĩ Ukraine thiệt mạng. Tờ Kiev Independent đưa tin, những tiếng còi báo động không kích vang lên ở Kiev, Kharkiv cùng nhiều thành phố khác, trong đó có Vinnytsia, Uman và Cherkasy.
Các phái đoàn đàm phán của Nga và Ukraine đã kết thúc cuộc gặp tại biên giới Belarus mà không đạt được đột phá nào. Hai bên nhất trí “sớm” tiến hành cuộc gặp thứ 2.
Trung Quốc sơ tán công dân ở Ukraine giữa lúc chiến sự leo thang
Trung Quốc bắt đầu sơ tán công dân nước này khỏi Ukraine do lo ngại tình hình chiến sự leo thang.
Những người Ukraine đi sơ tán tại Siret, Romania (Ảnh: Reuters).
Báo Global Times dẫn lời Đại sứ quán Trung Quốc ở Ukraine cho biết, khoảng 600 sinh viên Trung Quốc đã được sơ tán từ thủ đô Kiev và thành phố cảng phía nam Odessa vào ngày 28/2.
Họ di chuyển bằng xe buýt đến nước láng giềng Moldova dưới sự hộ tống của Đại sứ quán và cảnh sát địa phương. Một người sơ tán cho biết hành trình sơ tán kéo dài 6 tiếng, diễn ra "an toàn và suôn sẻ".
Hơn 1.000 công dân Trung Quốc sẽ tiếp tục rời Ukraine vào ngày 1/3 để tới Ba Lan và Slovakia, 2 quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu (EU).
Trong khi các quốc gia như Mỹ, Anh và Nhật Bản đã sơ tán các nhà ngoại giao và kêu gọi người dân rời khỏi Ukraine từ nhiều tuần trước khi xung đột nổ ra, Trung Quốc đã đợi đến ngày 24/2 mới tuyên bố tổ chức các chuyến bay để sơ tán công dân. Tuy nhiên, các chuyến bay này chưa được thực hiện và Ukraine sau đó đã đóng cửa không phận.
Đại sứ Trung Quốc tại Ukraine bác tin ông đã rời khỏi Kiev, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết của việc "đợi cho đến khi an toàn" để di tản.
Trung Quốc cho biết khoảng 6.000 công dân nước này đang sinh sống, làm việc và học tập tại Ukraine.
Hungary và Romania, 2 quốc gia EU khác, cũng sẽ cung cấp hỗ trợ cho các công dân Trung Quốc từ Ukraine, Đại sứ quán cho biết.
Trong cuộc điện đàm hôm 22/2 với người đồng cấp Mỹ Antony Blinken, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói rằng, Bắc Kinh bày tỏ quan ngại về tình hình hiện nay ở Ukraine.
Nhà ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh, quan điểm của Trung Quốc về vấn đề Ukraine vẫn nhất quán. "Các vấn đề về an ninh của bất cứ quốc gia nào cũng cần được tôn trọng trên cơ sở tuân thủ Hiến chương Liên Hợp Quốc", ông Vương nói. Ông kêu gọi các bên liên quan "kiềm chế, công nhận tầm quan trọng của việc thực hiện nguyên tắc hạ nhiệt tình hình, giải quyết bất đồng thông qua đối thoại và đàm phán".
Trước đó, trong tuyên bố ngắn gọn tại cuộc họp khẩn của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 21/2, Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc Zhang Jun cũng kêu gọi các bên kiềm chế, tránh leo thang căng thẳng tại Ukraine. Ông nhấn mạnh tất cả các vấn đề nên được giải quyết thông qua ngoại giao và trên cơ sở bình đẳng.
Giới quan sát cho rằng, cuộc khủng hoảng ở Ukraine đẩy Trung Quốc vào thế khó. Theo SCMP, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất và là khách hàng mua các khí tài quân sự lớn của Ukraine. Cho đến nay, Bắc Kinh đã nỗ lực duy trì quan hệ ngoại giao tốt đẹp đối với cả Nga và Ukraine khi công khai kêu gọi giải quyết cuộc khủng hoảng thông qua đối thoại và chủ yếu hướng sự chỉ trích sang Mỹ.
Ông Yang Cheng tại Đại học nghiên cứu quốc tế Thượng Hải, cho rằng Nga và Ukraine đều có "giá trị riêng" đối với Trung Quốc và Bắc Kinh sẽ không chọn nghiêng về bên nào. "Trung Quốc hy vọng khủng hoảng Ukraine có thể hạ nhiệt hoặc được giải quyết thông qua các biện pháp ngoại giao và các lực lượng bên ngoài không can thiệp vào công việc nội bộ của các bên", ông Yang nhận định.
Thổ Nhĩ Kỳ tung động thái có thể gây bất lợi cho Nga Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên NATO, tuyên bố cấm tàu chiến di chuyển qua 2 eo biển chiến lược Bosphorus và Dardanelles, động thái có thể sẽ gây bất lợi cho chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine. Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu (Ảnh: Diyadinnet). Al Jazeera đưa tin, Thổ Nhĩ Kỳ đã ban hành lệnh cấm tàu chiến...