Nga chậm hoàn thành tàu sân bay cho Ấn Độ vì gạch Trung Quốc
Ban đầu, dự kiến Nga phải bàn giao cho Ấn Độ tàu sân bay này vào ngày 4/12/2012, sau khi hoàn thành tất cả các thử nghiệm.
Tuy nhiên, trong quá trình thử nghiệm, do trục trặc với các nồi hơi (3 trong 8 nồi hơi đã không đạt công suất đầy đủ) mà thời hạn bàn giao có thể bị lùi lại ít nhất 1 năm, còn chi phí sửa chữa sẽ tốn 1 tỷ rúp.
Thông tin này nhanh chóng được Chủ tịch Tập đoàn Đóng tàu thống nhất OSK của Nga, ông Andrei Dyachkov xác nhận.
Tàu sân bay Vikramaditya của Ấn Độ.
Theo ông Dyachkov, nồi hơi do một viện thiết kế của Nga phát triển và được sản xuất tại Nhà máy đóng tàu Baltyisk.
Video đang HOT
“Trong lần đầu hoạt động ở công suất lớn đến 100% đã phát hiện hiện tượng sụt một phần lớp gạch chịu lửa trong các lò đốt của các nồi hơi”, ông Dyachkov nói.
Trong quá trình thử nghiệm trên biển, người ta đã dừng hoạt động các nồi hơi để sửa chữa lớp gạch này, tuy nhiên, trong các lần chạy với công suất lớn, lớp gạch lại bị phá hủy một phần.
Khi Phó Thủ tướng Nga phụ trách công nghiệp quốc phòng, Rogozin hỏi về loại vật liệu sử dụng, ông Dyachkov đáp, đó là “gạch samôt do Trung Quốc sản xuất”. Nga đã không còn cơ sở sản xuất các vật liệu này.
Trước đó, đại diện chính thức của tổ chức phi thương mại Khrizotilovaya Assotsyatsya cho biết, các bộ phận của hệ thống động lực tàu sân bay Vikramaditya bị hỏng có liên quan đến việc thay thế lớp cách nhiệt bằng vật liệu chứa amian bằng lớp cách nhiệt bằng gạch chịu lửa.
Báo chí đưa tin, chính phía Ấn Độ đề xuất thay amian trong kết cấu các block cách nhiệt vì vật liệu có amian ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Bê bối mới với tàu Vikramaditya là một đòn nặng giáng vào uy tín của công nghiệp quốc phòng và công nghiệp đóng tàu Nga, có thể ảnh hưởng tiêu cực tới hợp tác kỹ thuật quân sự Nga-Ấn thời gian tới.
Tàu sân bay Vikramaditya (tàu Đô đốc Gorshkov cũ) đã được cải tạo quy mô lớn tại hãng đóng tàu Nga Sevmash. Tàu được lắp boong bay và cầu bật để tiêm kích MiG-29K cất cánh.
Tàu được trang bị thiết bị hiện đại, các đường cáp dẫn tổng chiều dài hơn 2.000 km được đặt bên trong và được lắp các hệ thống dẫn đường và radar mới, hệ thống liên lạc và chỉ huy không quân.
Theo ANTD
Nga tập trận phòng thủ tên lửa trên biển
Tàu đô đốc của Hạm đội Phương Bắc Nga Pyotr Veliky vừa thực hiện cuộc tập trận phòng thủ tên lửa trong chuyến tuần tra huấn luyện ở Bắc Cực, tờ Izvestia cho biết hôm 20.9.
Pyotr Veliky là tàu chiến duy nhất của Nga được trang bị đủ khả năng đánh chặn các cuộc tấn công quy mô lớn bởi các loại tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình.
Tuần dương hạm Pyotr Veliky - Ảnh: RIA Novosti
"Trong sứ mệnh tại tuyến đường biển bắc dọc theo bờ biển Bắc Cực thuộc Nga, tàu Pyotr Veliky đã tiến hành thử nghiệm khả năng phòng thủ tên lửa của nó, như là bộ phận căn cứ trên biển của lá chắn phòng thủ tên lửa quốc gia", Izvestia dẫn nguồn tin Bộ Quốc phòng Nga cho biết.
"Các cuộc tập trận phòng thủ tên lửa tại Bắc Cực là rất quan trọng, vì chúng có thể che phủ đường bay của các cuộc tấn công tiềm tàng bởi tên lửa đạn đạo của Mỹ được bắn từ đất liền", nguồn tin nói.
Tuần dương hạm Pyotr Veliky được trang bị 48 tên lửa S-300F Fort và 46 tên lửa S-300FM Fort-M (SA-N-20 Gargoyle), những loại tên lửa đất đối không tầm trung với khả năng bắn chính xác mục tiêu cách 200 km.
Ngoài ra nó còn có 128 tên lửa đất đối không tầm ngắn 3K95 Kinzhal (SA-N-9 Gauntlet) và sáu hệ thống tên lửa CADS-N-1 Kashtan. Tàu cũng trang bị các radar có thể phát hiện và theo dõi mục tiêu ở độ cao 30 km trong phạm vi 300 km.
Được biết, trong kế hoạch phát triển bộ phận căn cứ trên biển của mạng lưới lá chắn tên lửa quốc gia, quân đội Nga dự định đại tu và đưa vào hoạt động ba tuần dương hạm lớp Kirov đến cuối năm 2020.
Theo TNO
Mỹ nói Nga bán vũ khí cho Syria là "đổ dầu vào lửa" Syria gần đây đã ký hợp đồng mua 24 máy bay chiến đấu MiG-29M/M2 và 8 hệ thống phòng không Buk-M2E. "Nga đang đóng một vai trò nguy hiểm khi cung cấp vũ khí cho Syria trong bối cảnh các vụ bạo lực đang diễn ra giữa chính quyền và lực lượng đối lập", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland...