Nga cay đắng khi liên tiếp bị láng giềng khiêu khích
Ba Lan hôm qua (10/2) cho biết, nước này sẽ mua các bệ phóng tên lửa di động HIMARS trị giá 414 triệu USD (365 triệu euros) từ Mỹ trong bối cảnh Warsaw đang tìm cách thiết lập mối quan hệ thân thiết hơn với Washington vì lo ngại về Nga.
Ảnh minh họa
Thỏa thuận dự kiến sẽ được ký kết vào ngày thứ Tư (13/2) và nó sẽ giúp “tăng cường đáng kể năng lực của quân đội Ba Lan”, Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Mariusz Blaszczak hôm qua đã cho các phóng viên biết như vậy. Theo ông này, Ba Lan dự kiến sẽ được bàn giao những vũ khí mới nói trên vào năm 2023.
Được chế tạo bởi tập đoàn vũ khí hàng đầu của Mỹ – Lockheed Martin, hệ thống HIMARS có thể phóng 6 tên lửa dẫn đường với tầm bắn 70km hoặc một tên lửa có tầm bắn lên tới 300km.
Hệ thống HIMARS đang được sử dụng bởi 19 quốc gia và đã được triển khai ở Iraq cũng như Syria nhằm chống lại nhóm khủng bố khét tiếng thế giới mang tên Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Hệ thống vũ khí này cho phép quân đội Mỹ có được năng lực tấn công chính xác thậm chí trong điều kiện thời tiết xấu khi các cuộc không kích gặp trở ngại.
Video đang HOT
Hồi tháng Ba năm ngoái, Warsaw đã ký một hợp đồng trị giá 4,75 tỉ USD để mua một hệ thống phòng thủ tên lửa tối tân Patriot của Mỹ.
Chính phủ cánh hữu của Ba Lan đang thúc đẩy Mỹ mở một căn cứ quân sự thường trú trên lãnh thổ của nước này. Theo đó, quân đội Mỹ sẽ đến đóng quân ở đây trên cơ sở luân phiên như một phần của chiến dịch của NATO.
Tuy nhiên, người đứng đầu Lục quân Mỹ hồi tháng 9 năm ngoái từng nói rằng, Ba Lan có thể chưa sẵn sàng cho một căn cứ quân sự thường trú của Mỹ do nước này còn thiếu không gian đạt tiêu chuẩn cho binh sĩ Mỹ huấn luyện.
Cách đây hai năm, NATO đã mở một trung tâm phản gián ở Ba Lan nhằm mở rộng năng lực thu thập thông tin tình báo của liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương sau khi Nga tiến hành sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014.
NATO cũng củng cố lực lượng quân sự ở sườn phía đông Châu Âu với 4 tiểu đoàn quốc tế được triển khai như hàng rào bảo vệ chống lại cái gọi là “sự xâm lược” của Nga.
Ba Lan là một nước thành viên NATO nằm gần với Nga và Ukraine. Ba Lan là một trong những nước Đông Âu hàng đầu có lập trường thân phương Tây và xa rời Nga. Ba Lan luôn mong muốn và kêu gọi NATO tăng cường sự hiện diện quân sự tại nước này để đối phó với Nga.
Trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine hiện nay, Ba Lan đã thể hiện thái độ phản đối Nga mạnh mẽ, cáo buộc Nga can thiệp vào tình hình xáo trộn ở nước láng giềng và thường xuyên hăng hái kêu gọi phương Tây trừng phạt Nga. Có thể nói, trong thời gian qua, Ba Lan đã thể hiện lập trường hiếu chiến hơn nhiều quốc gia Châu Âu khác trong việc phản ứng thế nào với cái gọi là “sự can thiệp” của Nga vào Ukraine. Ba Lan được ví như “tiền đồn” chống Nga của NATO.
Song song với đó, trong thời điểm này, Mỹ cùng với phương Tây bị cáo buộc là đang tìm cách thổi phồng về mối đe dọa của Nga đối với các nước láng giềng để lấy cớ tăng cường sự hiện diện quân sự ở khu vực. Sự thổi phòng về mối đe dọa từ Nga cũng khiến nhiều nước láng giềng Đông Âu và Baltic ra sức tăng cường sức mạnh quân sự cho nước họ đồng thời liên tục kêu gọi, thúc giục Mỹ và NATO tăng cường sự hiện diện quân sự đến khu vực xung quanh Nga.
Với cái cớ về mối đe dọa từ Nga, Ba Lan có rất nhiều hành động khiêu khích, chọc giận nước láng giềng Nga. Ba Lan là nước được Mỹ và NATO chọn làm nơi lắp đặt các bộ phận trong hệ thống phòng thủ tên lửa được cho là nhằm vào Nga. Ba Lan cũng là nơi thường xuyên diễn ra các cuộc tập trận của Mỹ và NATO. Chưa hết, Ba Lan còn từng công khai tuyên bố, nước này đang đàm phán với Mỹ về khả năng đưa “kho vũ khí hạng nặng” của Washington đến đặt trên đất Ba Lan.
Thái độ của Ba Lan khiến Nga thực sự tức giận và liên tiếp đưa ra những lời cảnh báo nghiêm khắc.
Kiệt Linh (tổng hợp)
Theo VNMedia.vn
Nga đe dọa không còn lựa chọn nào khác khi Mỹ xây căn cứ sát sườn
Hôm thứ Ba, Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Mariusz Blaszczak tuyên bố trên đài phát thanh Ba Lan rằng việc thành lập căn cứ quân sự Mỹ ở Ba Lan (Fort-Trump) là vấn đề được giải quyết.
Nga sẽ chuyển mục tiêu các phương tiện phòng thủ của mình để đối phó với nguy cơ đe dọa mới, nếu căn cứ quân sự Mỹ được thành lập ở Ba Lan, thành viên Ủy ban quốc phòng và an ninh của Hội đồng Liên bang (Thượng viện Nga), ông Frits Klintsevich nói với Sputnik.
Hôm thứ Ba, Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Mariusz Blaszczak tuyên bố trên đài phát thanh Ba Lan rằng việc thành lập căn cứ quân sự Mỹ ở Ba Lan (Fort-Trump) là vấn đề được giải quyết.
"Chắc chắn, Nga có tiềm năng quân sự rộng lớn, vũ khí tầm xa siêu chính xác, nếu một căn cứ như vậy được tạo ra, rõ ràng là Nga sẽ chuyển hướng mục tiêu để giải quyết mối đe dọa này. Chúng tôi coi căn cứ này là mối đe dọa rõ ràng đối với LB Nga" , ông Klintsevich nói.
Theo ông, Nga không thể hành động khác được. "Vì việc triển khai căn cứ như vậy của Mỹ xảy ra gần sát biên giới Nga, chúng tôi không được quyền không đáp trả điều này", thượng nghị sĩ tuyên bố.
"Tuy nhiên, chúng tôi đã nhiều lần nói rằng nhân dân các quốc gia mà các căn cứ của Mỹ xuất hiện sẽ bị đe doạ nghiêm trọng, nếu Mỹ có hành động hung hăng chống Nga từ những căn cứ này, và đó là điều không nên bị lãng quên", ông Klintsevich nói.
Theo Danviet
Quân Mỹ 'chốt sẵn' ở những điểm nào gần Biển Đen? Căng thẳng ở cửa ngõ của Nga đang tăng cao sau khi nước này bắt giữ 3 tàu Hải quân Ukraina ở Eo Kerch nối Biển Azov với Biển Đen ngày 25/11. Tuy Ukraina không nằm trong NATO, nhưng nhiều thành viên của liên minh quân sự này vẫn lên tiếng phản đối Moscow. "Không gì có thể biện minh cho việc Nga...