Nga cắt nốt mối liên kết cuối cùng với Mistral
Việc tháo gỡ các thiết bị của Nga khỏi tàu trực thăng đổ bộ lớp Mistral sẽ bắt đầu được tiến hành trong ngày hôm nay, 21/9, khi một nhóm chuyên gia Nga đã tới Pháp vào hôm qua.
Thông tin trên vừa được một nguồn tin trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự của Nga tiết lộ với hãng tin TASS.
“Hôm nay, một nhóm chuyên gia đã lên đường sang Pháp, và ngày mai, họ sẽ có một cuộc gặp với các đối tác Pháp, sau đó việc tháo gỡ sẽ bắt đầu được tiến hành. Mọi việc đang đi theo đúng lịch trình dự kiến”, nguồn tin từ Nga hôm qua cho hay.
Video đang HOT
Trước đó, ngày 9/9, nguồn tin trên cũng đã tiết lộ với hãng tin TASS rằng, công việc tháo gỡ các thiết bị của Nga khỏi tàu trực thăng đổ bộ Mistral sẽ bắt đầu vào cuối tháng 9. Được biết, phía Pháp sẽ tháo gỡ các thiết bị theo sự điều phối của các chuyên gia Nga.
Nguồn tin của Nga cho biết, “Chúng tôi đã đưa ra yêu cầu cho các đồng nghiệp Pháp về việc giải giáp và vận chuyển các thiết bị này”. Thiết bị của Nga được lắp đặt trên tàu Mistral bao gồm tất cả các hệ thống kiểm soát thông tin, các hệ thống kiểm soát hỏa lực tên lửa, các tổ hợp pháo, và mô-đun điểu khiển cất-hạ cánh cho trực thăng.
Nga đã ký hợp đồng mua 2 siêu tàu chiến lớp Mistral của Pháp với trị giá 1,2 tỉ euro (1,5 tỉ USD) từ hồi tháng 6 năm 2011. Theo hợp đồng, Pháp phải bàn giao chiếc tàu chiến đầu tiên được đặt tên là Vladivostok cho Nga vào ngày 14/11 năm ngoái trong khi chiếc thứ hai mang tên Sevastopol sẽ được bàn giao vào cuối năm nay. Tuy nhiên, hợp đồng này đã bị đổ vỡ vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine .
Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU) đổ lỗi cho Moscow đứng đằng sau cuộc khủng hoảng ở Ucraina , châm ngòi cho cuộc xung đột đẫm máu ở miền đông nước này. Dù Nga kiên quyết bác bỏ cáo buộc trên nhưng Mỹ và đồng minh EU vẫn gây sức ép với Moscow trên mọi mặt trận từ chính trị, kinh tế, ngoại giao đến quân sự. Pháp đã chịu thua trước sức ép của phương Tây để buộc phải hủy bỏ hợp đồng vũ khí “khủng” với Nga.
Hồi đầu tháng 8, cả Nga và Pháp đều lên tiếng khẳng định, họ đã chính thức đưa ra “phán quyết” cuối cùng cho số phận của hợp đồng tàu chiến đình đám mang tên Mistral. Pháp cho biết, họ đã đồng ý với thỏa thuận bồi thường cho Nga vì không bàn giao hai chiếc siêu tàu chiến tối tấn lớp Mistral vì cuộc khủng hoảng Ukraine . Điều này đồng nghĩa với việc cuộc tranh cãi về ngoại giao, thương mại và chính trị xung quanh hợp đồng vũ khí giữa Nga và Pháp kéo dài suốt nhiều tháng qua đã chính thức đóng lại.
(tổng hợp)Đan Khanh
Theo_VnMedia
Nga - Pháp tìm cách gỡ bế tắc trong thương vụ tàu Mistral
Paris đang tìm cách "thoát khỏi khủng hoảng" trong hợp đồng đóng hai tàu sân bay trực thăng lớp Mistral cho Moscow.
Tàu chiến lớp Mistral tên gọi Sevastopol mà Pháp đóng cho Nga bắt đầu giai đoạn thử nghiệm trên biển ở ngoài khơi cảng Saint-Nazaire, phía tây Pháp, hôm 16/3. Ảnh: AFP.
"Đây là một vấn đề cần thảo luận", Tổng thống Pháp Francois Hollande phát biểu trên kênh truyền hình Canal Plus. "Chúng tôi đang trong quá trình đàm phán. Chúng tôi phải tìm được lối thoát cho khủng hoảng".
Tổng thống Hollande cho biết ông sẽ thảo luận về việc trì hoãn thực hiện hợp đồng trị giá 1,2 tỷ euro (1,3 tỷ USD) với người đồng cấp Nga Vladimir Putin khi hai lãnh đạo gặp nhau tại Armenia vào ngày 24/4.
Pháp đóng hai tàu sân bay trực thăng lớp Mistral cho Nga theo hợp đồng được ký kết năm 2011. Đây là loại tàu chiến dài 180 m, trọng tải 22.000 tấn, có khả năng chở 16 trực thăng, hàng chục xe bọc thép và phương tiện quân sự, cùng tối đa 700 binh sĩ.
Tháng 11, Paris tuyên bố hoãn chuyển giao tàu đầu tiên vì những vấn đề liên quan tới cuộc khủng hoảng Ukraine. Theo AFP, Tổng thống Nga Putin chỉ trích Pháp không chuyển giao tàu chiến nhưng cho biết ông hy vọng Paris sẽ hoàn lại số tiền Moscow đã thanh toán.
Thương vụ tàu Mistral khiến Pháp rơi vào tình huống khó xử. Nếu vi phạm hợp đồng, Paris sẽ phải trả khoản tiền phạt khổng lồ. Trong khi đó, nếu thực hiện hợp đồng, Pháp có thể khiến các đồng minh giận dữ vì cung cấp cho Nga công nghệ quân sự vào thời điểm quan hệ giữa Moscow với phương Tây tồi tệ nhất.
Như Tâm
Theo VNE
Pháp chuyển nơi neo đậu tàu Mistral vì không chịu được chi phí Nhiều khả năng nguyên nhân khiến Pháp chuyển nơi neo đậu tàu Mistral là vì phí neo đậu tại cảng Saint-Nazaire quá cao khiến Pháp không chịu nổi. Theo thông tin từ Sputnik ngày 10/9, một trong hai chiếc tàu Mistral đóng cho Nga đã bất ngờ được Pháp chuyển nơi neo đậu từ cảng Saint-Nazaire đến Vịnh Biscay. Nhiều khả năng nguyên...