Nga cấp tập đưa thêm quân tới Kazakhstan dập “lửa” bạo loạn
Nga tiếp tục gửi quân tới Kazakhstan nhằm giúp chính quyền nước này giành lại quyền kiểm soát các thành phố lớn trong làn sóng bạo loạn.
Binh sĩ Nga được triển khai tới Kazakhstan để đối phó tình hình bạo loạn (Ảnh: Getty).
Nga ngày 9/1 tiếp tục đưa quân đội tới Kazakhstan trong bối cảnh tình hình bạo loạn tại quốc gia Trung Á chưa chấm dứt.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết quân đội nước này đã chuẩn bị sẵn sàng hơn 75 máy bay vận tải nhằm cho phép triển khai binh sĩ liên tục tới Kazakhstan.
Tuần trước, hãng thông tấn nhà nước Nga RIA đưa tin, số lượng binh sĩ được điều đến Kazakhstan có thể lên tới 2.500 người, tuy nhiên con số này có thể sẽ còn tiếp tục tăng lên.
Trong bối cảnh bạo loạn bùng phát trên khắp cả nước, Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev tuần trước đã đề nghị sự hỗ trợ từ Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO), một liên minh quân sự gồm 5 nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ và Nga. Quân đội Nga chiếm phần lớn trong hoạt động triển khai tới Kazakhstan.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết, các đơn vị đổ bộ đường không đã được “triển khai đến sân bay Almaty và di chuyển theo các đoàn xe tới các địa điểm thực hiện nhiệm vụ, đồng thời được đưa đến bảo vệ các cơ sở hạ tầng dân sự và quan trọng” tại Kazakhstan.
Đoạn video do Bộ Quốc phòng Nga công bố hôm 9/1 cho thấy các xe thiết giáp chở quân và xe vận tải quân sự được đưa lên máy bay ở Moscow và hạ cánh xuống sân bay gần Almaty, thành phố lớn nhất của Kazakhstan và là nơi quân đội Nga được triển khai hoặc thực hiện các hoạt động quân sự chiến thuật chung với các đối tác Kazakhstan.
Xe quân sự được đưa tới sân bay Almaty của Kazakhstan (Ảnh: Getty).
Sĩ quan chỉ huy lực lượng gìn giữ hòa bình của CSTO hôm 9/1 cho biết, quân đội Nga đã sắp xếp các chuyến bay để đưa công dân Nga ở Almaty về nước và lực lượng CSTO cũng thực hiện sứ mệnh của họ tại Kazakhstan.
“Các đơn vị gìn giữ hòa bình tập thể sẽ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của mình cho đến khi tình hình trong nước ổn định hoàn toàn”, Tướng Andrey Serdyukov, tổng chỉ huy lực lượng gìn giữ hòa bình của CSTO tại Kazakhstan, cho biết tại cuộc họp với Thứ trưởng Quốc phòng Kazakhstan, Tướng Sultan Kamaletdinov.
Quan chức Kazakhstan cũng cho biết sự hiện diện của quân đội Nga đã giúp các lực lượng Kazakhstan tái triển khai lực lượng để kết thúc chiến dịch chống khủng bố trong nước.
“Hiện tại, chiến dịch chống khủng bố đang tiếp tục diễn ra ở Kazakhstan và nó sẽ tiếp tục cho đến khi tiêu diệt hoàn toàn những kẻ khủng bố và phục hồi trật tự hiến pháp ở Kazakhstan”, Thứ trưởng Quốc phòng Kazakhstan cho biết.
Mỹ đã đặt ra nghi vấn về sự hiện của quân đội Nga tại Kazakhstan giữa lúc căng thẳng, tuy nhiên Nga tuyên bố rằng họ coi những diễn biến hiện nay là vấn đề nội bộ của Kazakhstan và tin tưởng chính phủ Kazakhstan có thể kiểm soát tình hình. Lực lượng của CSTO do Nga dẫn đầu đã tới Almaty, điểm nóng nhất của phong trào biểu tình bạo lực, để bảo vệ sân bay và cơ sở hạ tầng quan trọng của thành phố 2 triệu dân.
Các nhà lãnh đạo của CSTO dự kiến sẽ tổ chức một cuộc họp trực tuyến vào ngày hôm nay 10/1 để thảo luận về tình hình tại Kazakhstan và các biện pháp để ổn định tình hình.
Theo ước tính của Liên Hợp Quốc, khoảng 1.000 người đã bị thương trong làn sóng bạo loạn tại Kazakhstan. Bộ Nội vụ cho biết ít nhất 18 sĩ quan cảnh sát và quân nhân đã thiệt mạng, với hơn 1.300 người bị thương. Hàng chục đối tượng bạo loạn cũng đã bị tiêu diệt, trong khi số người bị bắt giữ lên tới 5.000 người.
Kazakhstan "căng như dây đàn", Nga điều quân trấn áp bạo loạn
Nga đã đưa lính nhảy dù đến Kazakhstan để cùng lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế đối phó bạo loạn ở quốc gia Trung Á.
Nổ súng giữa bạo loạn ở Kazakhstan
Người biểu tình đốt tòa nhà hành chính thành phố Almaty, Kazakhstan ngày 5/1 (Ảnh: Reuters).
Thông báo của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) gồm Nga, Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan, và Tajikistan hôm nay 6/1 cho biết, Nga đã đưa lính nhảy dù tới Kazakhstan để cùng lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế dập tắt tình trạng bạo loạn tại Kazakhstan.
Trước đó, Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev đã kêu gọi sự giúp đỡ từ CSTO nhằm giúp Kazakhstan đối phó với tình hình an ninh bất ổn tại nhiều thành phố. Ông Tokayev cáo buộc những người biểu tình phá hoại "hệ thống nhà nước" và cho rằng "nhiều người trong số này đã được đào tạo quân sự ở nước ngoài".
Xe cảnh sát bị đốt tại Almaty (Ảnh: Reuters).
Các cuộc biểu tình bùng phát sau khi chính phủ Kazakhstan quyết định dừng trợ giá khí hóa lỏng (LPG) vào đầu năm. Nhiều người Kazakhstan sử dụng nhiên liệu này để chạy xe vì chi phí thấp.
Chính phủ Kazakhstan ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc. Tại các thành phố lớn, người biểu tình tấn công các quan chức chính quyền địa phương, đập phá các tòa nhà của chính phủ. Bộ Nội vụ Kazakhstan cho biết người biểu tình đã dùng gạch đá, gậy gộc, hơi cay và bom xăng để tấn công.
Theo các phóng viên của Reuters đưa tin từ hiện trường, nhiều xe bọc thép và binh sĩ đã tiến vào quảng trường chính của Almaty, thành phố lớn nhất của Kazakhstan, vào sáng nay, nơi hàng trăm người tiếp tục biểu tình chống chính phủ trong ngày thứ 3 liên tiếp.
Tiếng súng nổ ra khi các binh sĩ tiếp cận đám đông biểu tình. Kể từ đó, tình hình ở quảng trường dường như yên bình hơn. Đoạn video chưa được xác minh trên mạng xã hội cho thấy các binh sĩ tuần tra các tuyến phố ở Almaty trong đêm.
Tổng thống Tokayev cho biết người biểu tình đã chiếm các tòa nhà công quyền, cơ sở hạ tầng và vũ khí. Truyền hình nhà nước Kazakhstan cũng chiếu video cho thấy nhiều vũ khí tập kết trên đường phố. Ông Tokayev cáo buộc "các phần tử khủng bố" đứng sau vụ chiếm sân bay Almaty.
Các video trên mạng xã hội cho thấy đám đông quá khích đã xông vào các cửa hàng, đập vỡ cửa kính và lợi dụng tình trạng hỗn loạn để cướp bóc, hôi của.
Cửa kính bị đập vỡ trong cuộc biểu tình tại Kazakhstan (Ảnh:
Ông Tokayev cũng ra lệnh bảo vệ các đại sứ quán nước ngoài và các cơ sở kinh doanh thuộc sở hữu của các công ty nước ngoài. Trước đó, uy tín về sự ổn định của Kazakhstan đã giúp nước này thu hút hàng trăm tỷ USD đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghiệp dầu mỏ và kim loại.
Truyền hình nhà nước cũng cho biết Ngân hàng Quốc gia Kazakhstan đã quyết định tạm dừng hoạt động của các ngân hàng ở nước này vì sự an toàn của các nhân viên.
Hãng thông tấn TASS dẫn thông tin từ Bộ Y tế Kazakhstan cho biết hơn 1.000 người đã bị thương trong các cuộc biểu tình và hơn 400 người trong số họ đang phải nhập viện. Cảnh sát Kazakhstan cho biết họ đã tiêu diệt hàng chục đối tượng bạo loạn cố xông vào các tòa nhà công quyền ở Almaty.
Lực lượng gìn giữ hòa bình tới Kazakhstan
Lực lượng an ninh Kazakhstan đối phó người biểu tình (Ảnh: Reuters).
Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan, người đang giữ chức Chủ tịch luân phiên CSTO, hôm nay thông báo "lực lượng gìn giữ hòa bình" đã được triển khai tới Kazakhstan trong khoảng thời gian "có giới hạn" để giúp quốc gia này ổn định tình hình.
"Để đáp lại lời kêu gọi của Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev và xem xét mối đe dọa đối với an ninh quốc gia và chủ quyền của Kazakhstan, cùng nhiều yếu tố khác, CSTO đã quyết định cử Lực lượng Gìn giữ Hòa bình Tập thể đến Cộng hòa Kazakhstan theo Điều 4 của Hiệp ước An ninh Tập thể", Thủ tướng Nikol Pashinyan cho biết trong một tuyên bố trên Facebook.
Liên minh CSTO vẫn chưa công bố quy mô của đợt triển khai, nhưng Thủ tướng Pashinyan cho biết binh lính sẽ ở lại Kazakhstan "trong một khoảng thời gian có giới hạn để ổn định tình hình".
Tương lai u ám của Kazakhstan sau cuộc bạo loạn Dù tình hình bất ổn ở Kazakhstan hiện cơ bản đã được kiểm soát và trật tự xã hội đang dần khôi phục, tương lai của quốc gia lớn nhất Trung Á này vẫn phủ một màu u ám. Người biểu tình xô xát với lực lượng an ninh tại Aktobe, Kazakhstan (Ảnh: Reuters). Làn sóng biểu tình vốn khiến hơn 2.000 người...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Chính sách thuế của Mỹ: Áp thuế 25% với bia và lon nhôm rỗng nhập khẩu từ 4/4

Từ 'vùng đệm' đến đối tác chiến lược

Tổng thống Trump đánh thuế cả hòn đảo không người ở

Chiến lược thuế quan của Trump: Mỹ rời bỏ hệ thống thương mại toàn cầu?

Rơi máy bay ném bom chiến lược tại Siberia, Nga

Chính sách thuế của Mỹ: Mexico hướng tới củng cố kinh tế toàn diện

Mỹ bãi bỏ quy định miễn thuế đối với các gói hàng nhỏ từ Trung Quốc

Chính phủ Hàn Quốc họp khẩn về chính sách thuế đối ứng của Mỹ

Những điểm chính về thuế quan mới trong 'tuyên ngôn độc lập kinh tế' của Tổng thống Mỹ

Các nền kinh tế vùng Vịnh tránh được mức thuế đối ứng của Mỹ

Mexico sẽ triển khai chương trình củng cố kinh tế toàn diện

Các kịch bản đáp trả của châu Âu với mức thuế quan của Tổng thống Trump
Có thể bạn quan tâm

Màn uốn éo gây tranh cãi của Thanh Hằng bị NTK cắt sạch, người trong cuộc lên tiếng!
Sao việt
27 phút trước
2 chú cảnh khuyển Việt Nam giúp tìm kiếm các nạn nhân trong vụ động đất ở Myanmar
Netizen
30 phút trước
Cách Chu Thanh Huyền "chắn bão" drama: "Xả" content Quang Hải và cậu quý tử, không lộ mặt cũng dễ dàng lấy lại thiện cảm
Sao thể thao
46 phút trước
Động thái của Tăng Mỹ Hàn giữa lúc bị "réo tên" là người phản bội HIEUTHUHAI
Nhạc việt
1 giờ trước
"Nữ quái" mua thịt với lệnh chuyển khoản giả để chiếm đoạt tiền
Pháp luật
1 giờ trước
Sao nam bị bóc từng hẹn hò Sulli: Sự nghiệp idol ngắn ngủi, rap hàng top nhưng kém may
Nhạc quốc tế
1 giờ trước
Hôm nay, lực lượng diễu binh, diễu hành Bộ Quốc phòng vào Nam bằng tàu hỏa
Tin nổi bật
1 giờ trước
Mỹ nhân gen Z nói xấu cả showbiz chia tay bạn trai diễn viên hơn 10 tuổi?
Sao châu á
1 giờ trước
23 bang kiện chính quyền Tổng thống Trump
