Nga cấp phép thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa COVID-19 của Trung Quốc
Hãng tin Interfax ngày 7/12 đưa tin Nga đã cấp phép thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 Ad5-Ncov do Trung Quốc phát triển. Có 8.000 tình nguyện viên tham gia thử nghiệm vaccine này.
Nhân viên y tế tiêm thử nghiệm vaccine ngừa COVID-19 trên tình nguyện viên tại Moskva, Nga ngày 10/9/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Ad5-Ncov là sản phẩm hợp tác giữa công ty sản xuất vaccine CanSino Biologics và một đơn vị nghiên cứu do quân đội Trung Quốc hậu thuẫn.
* Tại Thụy Sĩ, chính phủ nước này lên kế hoạch khởi động chiến dịch tiêm vaccine ngừa COVID-19 vào đầu tháng 1 tới và dự kiến mùa Hè tới sẽ tiêm chủng cho khoảng 70% trong tổng số dân 8,5 triệu người.
Với mục tiêu tiêm chủng cho 6 triệu người vào mùa Hè, Thụy Sĩ sẽ cần có tới 70.000 mũi vaccine/ngày. Đến nay, Thụy Sĩ đã có hợp đồng mua tổng cộng 13 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 từ hai nhà cung cấp vaccine và thông qua chương trình tiêm chủng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, các bang sẽ quyết định nơi cung cấp dịch vụ tiêm chủng như cơ sở y tế, nhà thi đấu và cơ sở quân sự. Các nhóm nguy cơ cao được ưu tiên tiêm phòng, bên cạnh những người cao tuổi và người có bệnh lý nền như người mắc bệnh tiểu đường, bệnh phổi mãn tính hoặc huyết áp cao.
Kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát tại nước này, hơn 345.000 người ở Thụy Sĩ đã bị nhiễm virus SARS-CoV-2 và hơn 5.000 trường hợp tử vong. Khoảng 3.000 bệnh nhân COVID-19 đang phải điều trị tại bệnh viện, trong đó có gần 500 bệnh nhân đang được điều trị trong khu vực chăm sóc đặc biệt.
* Về kế hoạch tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Anh – nước đầu tiên trên thế giới cấp phép lưu hành vaccine ngừa COVID-19 do liên doanh Pfizer/BioNTech sản xuất, ông James Cleverly – Bộ trưởng phụ trách Trung Đông và Bắc Phi, cho biết hàng triệu liều vaccine có thể được vận chuyển bằng máy bay tới nước này nếu vận tải đường bộ bị ảnh hưởng do Anh không đạt được thỏa thuận thương mại với Liên minh châu Âu thời kỳ hậu Brexit.
Trả lời hãng tin Sky, ông Cleverly trấn an quan ngại của người dân nước này về việc Anh và EU không đạt được thỏa thuận về mối quan hệ tương lai sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 của nước này, dự kiến diễn ra vào tuần sau. Anh quyết định ưu tiên tiêm chủng cho nhóm người có nguy cơ lây nhiễm cao gồm nhân viên y tế, chăm sóc sức khỏe, người cao tuổi và người có bệnh lý nền.
Hiện các lô vaccine do Pfizer/BioNTech sản xuất tại Bỉ đã bắt đầu được vận chuyển tới Anh. London đã đặt mua 40 triệu liều vaccine của hãng này, đủ để tiêm chủng cho 20 triệu người dân nước này. Dự kiến, khoảng 800.000 liều vaccine sẽ tới Anh trong tuần này.
Video đang HOT
Gần 22 triệu người nhiễm nCoV toàn cầu
Thế giới ghi nhận gần 22 triệu người nhiễm nCoV, gần 773.000 người chết, nhiều nước tiếp tục chứng kiến số ca nhiễm mới tăng đột biến.
213 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận 21.813.891 ca nhiễm và 772.630 ca tử vong do nCoV, tăng lần lượt 232.635 và 4.887 ca sau 24 giờ, trong khi 14.547.722 người đã bình phục, theo thống kê của trang cập nhật dữ liệu thời gian thực Worldometers.
Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, ghi nhận 5.564.695 ca nhiễm và 173.072 người chết, tăng lần lượt 38.501 và 532 ca so với một ngày trước đó.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết chính phủ liên bang sẽ cung cấp tới 125 triệu khẩu trang có thể tái sử dụng cho các học khu trên khắp Mỹ, đồng thời thúc giục các bang cho phép học sinh quay lại trường, bất chấp cảnh báo cần thận trọng của giới chức y tế. Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết trẻ em nhiễm nCoV ít có triệu chứng nặng, nhưng nghiên cứu mới cho thấy nhóm này vẫn có khả năng lây truyền virus.
Trong khi đó, Thống đốc California Gavin Newsom thông báo hơn 96% trường ở California, bang chịu ảnh hưởng nặng nhất bởi Covid-19 tại Mỹ, sẽ bắt đầu năm học mới bằng hình thức trực tuyến.
Nhân viên y tế chuẩn bị lấy máu từ người tình nguyện tham gia chương trình thử nghiệm vaccine của Nga hồi giữa tháng 7. Ảnh: Russian Defense Ministry.
Tại Brazil, vùng dịch lớn thứ hai thế giới, ca tử vong đã tăng lên 107.852 sau khi ghi nhận thêm 555 trường hợp. Ca nhiễm tại nước này tăng 22.365 trong 24 giờ qua, lên 3.340.197.
Kết quả cuộc khảo sát được công bố hôm 15/8 trên tờ Folha de Sao Paulo cho thấy 47% người tham gia tin rằng Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro không chịu trách nhiệm về đại dịch Covid-19 tại đất nước, trong khi 11% có quan điểm ngược lại, coi đây là lỗi của ông. Cuộc thăm dò được tiến hành từ ngày 11-12/8 bằng cách gọi điện cho 2.065 người.
Mexico, nền kinh tế lớn thứ hai Mỹ Latinh và là vùng dịch lớn thứ ba khu vực, báo cáo 517.714 ca nhiễm và 56.543 ca tử vong sau khi ghi nhận thêm lần lượt 6.345 và 635 trường hợp. Giới chức Mexico cho biết nước này cần khoảng 200 triệu liều vaccine Covid-19 và có thể bắt đầu tiêm cho người dân từ tháng 4/2021.
Chile ghi nhận 385.946 ca nhiễm và 10.452 ca tử vong, tăng lần lượt 2.044 và 57 trường hợp so với hôm trước. Chile sẽ gỡ phong tỏa với trung tâm thủ đô từ 17/8, sau khi đã gỡ phong tỏa ở các khu vực ngoại ô phía đông và phía nam hai tuần trước. Thị trưởng Santiago Felipe Alessandri khuyến cáo người dân vẫn nên ở trong nhà, đeo khẩu trang ở nơi công cộng và thường xuyên rửa tay.
Người dân có thể rời khỏi nhà vào các ngày trong tuần mà không cần sự cho phép của cảnh sát như trước đây. Họ có thể tụ tập nhóm nhỏ, trong khi các doanh nghiệp có thể dần mở cửa trở lại.
Nam Phi, vùng dịch thứ năm thế giới, là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch tại châu Phi với 587.345 ca nhiễm và 11.839 ca tử vong, tăng lần lượt 3.692 và 162 ca.
Trung tâm tài chính Gauteng cùng hai tỉnh phát triển du lịch là Tây Cape và Đông Cape đã chứng kiến sự gia tăng số ca nhiễm mạnh mẽ trong nhiều tháng. Tuy nhiên, Bộ trưởng Y tế Nam Phi Zweli Mkhize tuần trước cho biết ba điểm nóng này đang dần hạ nhiệt trong những tuần gần đây, dù chưa rõ đỉnh dịch tại nước này đã qua hay chưa.
Nga, vùng dịch lớn thứ tư thế giới, báo cáo thêm 68 ca tử vong, nâng tổng số người chết lên 15.685. Số ca nhiễm tăng thêm 4.969, lên 922.853. Tình hình dịch bệnh tại nước này dường như đã được kiểm soát, khi các số liệu có xu hướng giảm dần.
Bộ Y tế Nga hôm qua thông báo quá trình sản xuất vaccine phòng chống nCoV do Viện Nghiên cứu Khoa học về Dịch tễ học và Vi sinh vật Gamaleya phát triển đã bắt đầu.
Giới chức Nga cho hay họ có khả năng sản xuất tới 500 triệu liều vaccine Sputnik V trong 12 tháng tới. Quy trình sản xuất dự kiến cũng được tiến hành ở nước ngoài và các thử nghiệm lâm sàng Giai đoạn ba sẽ sớm triển khai ở Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Arab Saudi và Philippines.
Anh báo cáo thêm 1.040 ca nhiễm nCoV, nâng tổng số lên 318.484, trong đó 41.366 người chết, tăng 5 trường hợp. Theo báo cáo của Viện Khoa học Y khoa Anh, trong trường hợp xấu nhất, làn sóng Covid-19 thứ hai có thể khiến 120.000 người chết từ tháng 9/2020 tới tháng 6/2021.
Các biện pháp hạn chế gần đây được tái áp đặt tại một số địa phương ở miền trung và miền bắc nước Anh cùng thành phố Aberdeen của Scotland, nơi những quán rượu và nhà hàng phải đóng cửa, trong khi lệnh hạn chế đi lại được gia hạn.
Tuy nhiên, bất chấp diễn biến phức tạp của đại dịch, trẻ em Scotland đã trở lại trường học lần đầu tiên sau 5 tháng, trong bối cảnh các lãnh đạo khắp nước Anh đang cố gắng tái mở cửa ngành giáo dục. Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết ông "rất ấn tượng" với sự chuẩn bị để ngăn chặn virus trong các lớp học
Iran, vùng dịch lớn nhất Trung Đông, ghi nhận thêm 147 người chết, nâng tổng số ca tử vong ở nước này lên 19.639. Trong khi đó, số ca nhiễm tăng thêm 2.133, lên tổng cộng 343.203 ca. Đây là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của Covid-19 tại Trung Đông, với những số liệu bị nghi ngờ về tính chính xác.
Số ca nhiễm và tử vong vì nCoV tại Iran có xu hướng tăng trở lại từ cuối tháng 6. Chính quyền đã ra lệnh bắt buộc đeo khẩu trang ở những không gian công cộng kín, các tỉnh cũng được trao quyền để cân nhắc tái áp đặt các biện pháp giới hạn và phong tỏa.
Ấn Độ, vùng dịch lớn thứ ba thế giới, báo cáo thêm 58.108 ca nhiễm và 961 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 2.647.316 và 51.045.
Thủ tướng Narendra Modi hôm 11/8 kêu gọi các lãnh đạo địa phương tăng cường xét nghiệm và truy vết tiếp xúc, trong bối cảnh giới chuyên gia lo lắng hệ thống y tế vốn chịu nhiều gánh nặng không thể đối phó được đại dịch khi virus tràn lan trong cộng đồng.
Trung Quốc chưa công bố số liệu mới.
Tại Đông Nam Á, Philippines là vùng dịch lớn nhất khu vực với 161.253 ca nhiễm và 2.665 ca tử vong, tăng lần lượt 3.420 và 65 ca. Thủ đô Manila và các vùng lân cận như Laguna, Cavite, Rizal và Bulacan tái áp đặt lệnh phong tỏa nghiêm ngặt trong vòng hai tuần từ 4/8 đến 18/8 do số ca nhiễm mới tăng nhanh chóng sau khi hạn chế được nới lỏng hồi tháng 6.
Philippines hôm 14/8 cấm nhập khẩu thịt gia cầm từ Brazil sau khi hai thành phố Trung Quốc phát hiện nCoV trên hàng đông lạnh, bao gồm cánh gà từ Brazil. Họ không cho biết lệnh này kéo dài bao lâu. Brazil chiếm khoảng 20% lượng thịt gia cầm nhập khẩu của Philippines.
Indonesia, vùng dịch lớn thứ hai khu vực, ghi nhận 139.549 ca nhiễm, tăng 2.081 trường hợp so với hôm trước, trong đó 6.150 người chết, tăng 79 ca.
Thủ đô Jakarta kéo dài hạn chế xã hội đến 27/8, yêu cầu nhà hàng, nơi thờ tự và giao thông công cộng hoạt động với công suất hạn chế. Bali, một trong những trung tâm du lịch của Indonesia, đang lên kế hoạch đón du khách nước ngoài từ ngày 11/9.
Singapore là vùng dịch lớn thứ ba khu vực với 55.747 người nhiễm, tăng 86 ca. 27 người chết vì nCoV. Tuần trước họ đã hoàn thành xét nghiệm lao động nhập cư sống trong ký túc xá và đang tiến hành nới lỏng các biện pháp hạn chế theo từng giai đoạn.
Tiến sĩ Mike Ryan, giám đốc phụ trách tình huống khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khẳng định ngăn chặn các ổ dịch lây lan trong cộng đồng là chìa khóa để đối phó Covid-19. "Một phần rất nhỏ dân số thế giới đã nhiễm nCoV và nó sẽ gây rất nhiều thiệt hại nếu không được kiểm soát", ông nói.
Nga sẵn sàng hỗ trợ quân sự Belarus Nga tuyên bố sẵn sàng hỗ trợ quân sự cho Belarus trong bối cảnh các cuộc biểu tình phản đối Tổng thống Alexander Lukashenko vẫn tiếp tục diễn ra. Điện Kremlin ngày 16/8 cho hay Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nói với người đồng cấp Belarus Alexander Lukashenko rằng Nga sẵn sàng trợ giúp Belarus theo một hiệp ước quốc phòng tập...