Nga cập nhật khái niệm chính sách nhà nước trong lĩnh vực hỗ trợ phát triển quốc tế
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Tổng thống LB Nga Vladimir Putin đã cập nhật khái niệm chính sách nhà nước trong lĩnh vực hỗ trợ phát triển quốc tế, liên quan đến hỗ trợ cho các nước đang phát triển.
Sắc lệnh sửa đổi này đã được công bố trên cổng công báo chính thức ngày 13/3.
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại cuộc họp ở Moskva ngày 2/3/2023. Ảnh: AFP/ TTXVN
Trong phiên bản cập nhật, một trong những nguyên tắc của chính sách nhà nước LB Nga là “không áp đặt các điều kiện chính trị để cung cấp hỗ trợ, tôn trọng quyền của các nước nhận viện trợ được độc lập chọn mô hình phát triển kinh tế xã hội, có tính đến đặc điểm của từng nước”. Trước đây, trong văn bản không có nội dung này mà đề cập việc cung cấp hỗ trợ có mục tiêu và mong muốn đối thoại.
Video đang HOT
Phiên bản cập nhật bỏ nội dung đề cập hướng hỗ trợ nhằm tăng cường bình đẳng và dân chủ hóa hệ thống quan hệ quốc tế, thay vào đó đề cập việc tăng cường tiềm năng của các quốc gia nhận viện trợ – điều cần thiết cho “sự chuyển đổi sang phát triển tự túc và tự cung tự cấp” của các quốc gia này.
Văn kiện mới nêu rõ Nga “đặt mục tiêu cho những nỗ lực trong lĩnh vực hỗ trợ phát triển quốc tế nhằm củng cố hòa bình quốc tế, an ninh và ổn định toàn cầu, ủng hộ mong muốn của cộng đồng quốc tế về sự phát triển bền vững của tất cả các nước vì lợi ích của việc thiết lập một trật tự thế giới dân chủ và công bằng”.
Văn kiện cũng lưu ý rằng Nga dự định chia sẻ với các nước đang phát triển kinh nghiệm phát triển kinh tế xã hội và hỗ trợ phát triển quốc tế là một trong những cơ chế hiệu quả để giải quyết các vấn đề toàn cầu và khu vực, đối phó với những thách thức và mối đe dọa mới cũng như đảm bảo lợi ích quốc gia của LB Nga. Văn kiện cập nhật loại bỏ Khái niệm điều khoản về sự tham gia của Nga “trong các sáng kiến được thực hiện theo các thỏa thuận đạt được trong Nhóm 8 quốc gia công nghiệp hàng đầu thế giới (bao gồm Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản, Anh, Mỹ, Canada và Nga).
Ngoài ra, danh sách các nhiệm vụ chính sách nhà nước được thay đổi. Trong số các điều khoản mới có việc thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực (chủ yếu trong khuôn khổ Liên minh Kinh tế Á-Âu và Cộng đồng Các quốc gia độc lập) và phát triển hợp tác kinh tế và thương mại với các quốc gia nhận hỗ trợ, cũng như hình thành quan hệ láng giềng tốt đẹp với các quốc gia láng giềng và hỗ trợ “loại bỏ các điểm nóng căng thẳng và xung đột tồn tại trên lãnh thổ các nước này và ngăn chặn sự xuất hiện của các điểm nóng như vậy”.
Italy thông qua sắc lệnh kiểm soát nhập cư trái phép
Ngày 23/2, với 84 phiếu thuận và 61 phiếu chống, Thượng viện Italy đã chính thức thông qua luật dựa trên sắc lệnh hạn chế hoạt động tìm kiếm cứu nạn người di cư của các tổ chức phi chính phủ (NGO), bất chấp ý kiến trái chiều của Liên hợp quốc (LHQ) và các tổ chức nhân đạo khác.
Tàu chở người di cư tới nơi tiếp nhận tạm thời trên đảo Lampedusa, Italy, ngày 11/7/2022. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Phát biểu tại Thượng viện, Thứ trưởng Nội vụ Italy Nicola Molteni nhấn mạnh nếu không kiểm soát được vấn đề nhập cư bất hợp pháp, điều này sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy như lao động cưỡng bức, lao động bất hợp pháp, tội phạm, gây bất ổn xã hội...
Sắc lệnh trên, do Chính phủ cánh hữu của Thủ tướng Giorgia Meloni ban hành, yêu cầu các tàu từ thiện di chuyển và cập cảng "không chậm trễ" sau khi giải cứu được người di cư, thay vì lênh đênh trên biển để tìm kiếm thêm các thuyền chở người di cư gặp nạn khác.
Chính phủ Italy khẳng định sắc lệnh không nhằm hạn chế các hoạt động giải cứu hoặc buộc lực lượng của các NGO phớt lờ các cuộc gọi khẩn cấp mà nhằm tìm cách chấm dứt việc "giải cứu người trên biển có hệ thống mà không có bất kỳ hình thức phối hợp nào".
Hạ viện Italy đã bỏ phiếu thông qua luật dựa trên sắc lệnh này hôm 15/2.
Hiện Italy đang đối mặt với tình trạng gia tăng số người nhập cư trái phép vượt biển từ Bắc Phi, song hoạt động của các tổ chức NGO chỉ giải cứu được hơn 10% trong tổng số. Theo số liệu của Bộ Nội vụ Italy, khoảng 105.140 người di cư bằng đường biển đã tới quốc gia Nam Âu này trong năm ngoái, tăng mạnh so với mốc 67.477 người năm 2021 và tăng hơn 3 lần so với mức 34.154 người trong năm 2020.
LHQ ước tính khoảng 1.400 người di cư đã thiệt mạng khi tìm cách vượt khu vực miền Trung Địa Trung Hải trong năm 2022.
Nga hủy bỏ sắc lệnh nhạy cảm với Moldova Nga đã thu hồi một sắc lệnh năm 2012, trong đó có phần củng cố chủ quyền của Moldova liên quan đến việc giải quyết tương lai của Transnistria - một khu vực ly khai giáp với Ukraine. Tổng thống Nga Vladimir Putin (ngồi giữa) ký các văn bản quan trọng tại Điện Kremlin ngày 30/9/2022. Ảnh: Kremlin/EPA Theo hãng tin Reuters, việc...