Nga cấp hệ thống tên lửa “khủng” cho láng giềng
Không lực và các đơn vị phòng không của Belarus vừa tiếp nhận tiểu đoàn tên lửa phòng không S-300 thứ 4 từ Nga. Đó là thông tin vừa được chỉ huy Lực lượng Phòng không và Không quân Belarus Thiếu tướng Oleg Dvigalyov đưa ra hôm qua (5/5).
“Belarus đã nhận được toàn bộ 4 tiểu đoàn tên lửa phòng không S-300 từ Nga hoàn toàn miễn phí. 3 trong số đó đang được đại tu tại Nga, một tiểu đoàn đang được nâng cấp tại Belarus”, hãng thông tấn BeltTA của Belarus trích dẫn lời ông Dvigalyov cho hay.
Trước đó cùng ngày, quan chức này đã tham gia buổi lễ bàn giao một trong 4 tiểu đoàn S-300 cho sư đoàn phòng không số 377 đồn trú tại quân Polotsk thuộc tỉnh Vitebsk, bắc Belarus.
“Tháng 8 tới, chúng tôi dự kiến sẽ đưa chúng tới thao trường Ashuluk để phóng thử. Chúng tôi hy vọng đợt thử nghiệm sẽ thành công”, ông Dvigalyov nói tại buổi lễ bàn giao, đồng thời thêm rằng, hệ thống tên lửa S-300 PS nâng cấp sẽ được đưa vào biên chế trong hôm nay (6/5).
Video đang HOT
Được biết, 2 trong số 4 tiểu đoàn S-300 mà Nga cung cấp cho Belarus sẽ được triển khai tại quận Polotsk, 2 tiểu đoàn còn lại sẽ được đưa tới các vùng Grodno và Brest.
Bên cạnh việc cung cấp S-300, Nga và Belarus còn có thỏa thuận thành lập một mạng lưới phòng không chung của 2 nước, trong đó chỉ huy mạng lưới này chính là ông Dvigalyov. Theo nhiêu thông tin, mạng lưới phong không hơp nhât cua Nga va Belarus cung bao gồm cac tô hơp tên lưa hiên đai S-400 va Tor-M2. Nhiêu kha năng, Belarus se đươc mua cac loại vu khi hiên đai trên vơi gia ưu đai.
Cùng với đó, Nga còn có kế hoạch thiết lập các hệ thống phòng không khu vực chung với Armenia, Kyrgyzstan và Tajikistan.
S-300 là hệ thống tên lửa phòng không do Nga chế tạo được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm và sở hữu. Hiện có khá nhiều quốc gia trên thế giới sở hữu hệ thống S-300 của Nga, chủ yếu là ở Đông Âu và châu Á, trong đó có Ukraine, Hy Lạp, Syria, Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam… Theo Wikipedia, ngay cả Mỹ cũng đã từng mua một hệ thống S-300V của Nga năm 1993 để đánh giá, áp dụng công nghệ nhằm nâng cấp các hệ thống tên lửa Patriot của Mỹ.
Hệ thống tên lửa phòng không S-300 là hệ thống tên lửa di động vô cùng tinh vi. S-300 có khả năng tiêu diệt hiệu quả các mục tiêu tên lửa đạn đạo, đồng thời được coi là một trong những hệ thống chống máy bay và tên lửa đạn đạo mạnh nhất hiện nay với tầm bắn lên đến hơn 150 km và ở độ cao lên tới 27 km. S-300 cũng sở hữu sức mạnh ngăn chặn cả chiến đấu cơ tàng hình.
Hệ thống tên lửa S-300 có thể đồng thời theo dõi đến 100 mục tiêu và xử lý được từ 12 đến 36 chiếc trong số đó. Ở những phiên bản S-300PMU1/2 trở về sau, khả năng của radar được tăng cường, theo dõi đến 300 mục tiêu và xử lý cùng lúc tới 72 vật thể bay xâm phạm.
Thời gian để triển khai S-300 là 5 phút. Các tên lửa S-300 được đặt trong những ống kim loại kín và không cần bảo trì trong suốt thời gian sử dụng.
S-300 khởi thủy được thiết kế để đảm bảo an ninh cho các cơ sở công nghiệp và hành chính lớn, các căn cứ quân sự và kiểm soát không phận nước Nga trước máy bay tấn công của kẻ thù.
Khi lần đầu tiên được Liên Xô (cũ) triển khai vào năm 1979, S-300 được người Nga mệnh danh là “con cưng” và hiện nó vẫn là một trong những tên lửa đất đối không mạnh nhất trên thế giới.
Đan Khanh (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Nga phản đối kế hoạch quân sự của NATO tại Baltic
Nga sẽ buộc phải có các biện pháp đáp trả nếu Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) triển khai bổ sung 4 tiểu đoàn ở Ba Lan và các nước vùng Baltic.
Các Bộ trưởng Quốc phòng NATO tại cuộc họp ở Brussels (Bỉ) ngày 10/2. (Ảnh: THX/TTXVN)
Trong tuyên bố đưa ra ngày 4/5, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết, nước này sẽ thành lập 3 sư đoàn mới vào cuối năm 2016 để đối phó với sức mạnh ngày càng gia tăng của NATO gần các khu vực biên giới của Nga.
Nga đưa ra tuyên bố trên sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter ngày 2/5 cho biết, NATO đang cân nhắc điều 4 tiểu đoàn luân phiên tới các quốc gia thành viên phía Đông, giáp với Nga. Kế hoạch trên của NATO được đưa ra thảo luận sau khi các quốc gia vùng Baltic có biên giới giáp với Nga gồm Estonia, Latvia, Litva và Ba Lan đề nghị NATO tăng cường hiện diện tại các quốc gia này.
Theo VOV
Putin trao giải thưởng cao quý cho các chỉ huy chiến dịch chống IS Ông Putin đã ký quyết định trao tặng danh hiệu Anh hùng nước Nga cho Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Dmitry Bulgakov và Tham mưu trưởng Valery Gerasimov. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký quyết định trao tặng huân chương Anh hùng nước Nga cho Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Dmitry Bulgakov và Tham mưu trưởng các lực lượng vũ...