Nga cáo buộc vụ chìm tàu là “hành động khủng bố”, nghi bị tấ.n côn.g
Công ty chủ sở hữu tàu Ursa Major cho biết 3 vụ nổ xảy ra đã khiến con tàu bị chìm ngoài khơi bờ biển Tây Ban Nha.
Theo các quan chức Nga, 14 trong số 16 thành viên thủy thủ đoàn trên tàu Ursa Major đã được cứu (Ảnh: Reuters).
Theo chủ sở hữu, tàu chở hàng Ursa Major của Nga bị chìm ở Biển Địa Trung Hải ngày 24/12 là mục tiêu của một “hành động khủng bố”.
Con tàu Ursa Major bị chìm khi đang di chuyển qua vùng biển quốc tế giữa Tây Ban Nha và Algeria khiến 2 thành viên thủy thủ đoàn mất tích.
Ngày 25/12, chủ sở hữu của tàu – Oboronlogistika, một công ty có mối quan hệ với Bộ Quốc phòng Nga cho biết 3 vụ nổ ở mạn phải là nguyên nhân chính gây ra vụ chìm tàu.
Công ty Nga mô tả sự việc là một “hành động khủng bố”, nhưng không nêu rõ ai có thể là bên phải chịu trách nhiệm cho vụ tấ.n côn.g này.
Video đang HOT
Tàu Ursa Major dài 142m, là con tàu lớn nhất do Oboronlogistika vận hành và có sức chứa hàng hóa khoảng 1.200 tấn.
Cơ quan cứu hộ trên biển của Tây Ban Nha cho biết con tàu đã gửi cuộc gọi cứu hộ khẩn cấp đầu tiên vào sáng 23/12 khi đang ở ngoài khơi bờ biển phía Đông Nam Tây Ban Nha trong điều kiện thời tiết xấu.
Moscow nói rằng 14 trong số 16 thành viên thủy thủ đoàn của con tàu đã được giải cứu và đưa đến Tây Ban Nha nhưng vẫn còn 2 người khác mất tích.
Phát biểu trên truyền hình ngày 24/12, người phát ngôn Hải quân Ukraine Dmytro Pletenchuk cho rằng Nga đang gặp “vấn đề hệ thống” trong việc duy trì hạm đội của mình.
“Họ đang gặp phải các vấn đề về bảo trì”, ông Pletenchuk nhấn mạnh. “Ít nhất cũng là vấn đề đó vì các tàu này thường được lắp ráp rất nhiều thiết bị do nước ngoài sản xuất, đặc biệt là khoang máy”.
Kênh Meduza dẫn thông tin tình báo nguồn mở cho biết khi bị đắm, tàu Ursa Major đang tham gia đoàn vận tải sơ tán các thiết bị quân sự Nga khỏi Syria. Tuy nhiên, thông tin này chưa được phía Nga xác nhận.
Tình báo Ukraine: Tàu Nga dùng để sơ tán nhân sự từ Syria gặp sự cố trên biển
Tàu hàng Sparta của Liên bang Nga được cử đến Syria để sơ tán thiết bị quân sự và vũ khí đã gặp sự cố trên đường đi, đang trôi dạt trên vùng biển gần Bồ Đào Nha.
Tàu hàng Sparta được Liên bang Nga cử đi để sơ tán thiết bị quân sự và vũ khí từ Syria. Ảnh: Cơ quan Tình báo Quốc phòng Ukraine (DIU)
Báo Ukrainska Pravda ngày 23/12 dẫn thông tin từ Cơ quan Tình báo Quốc phòng Ukraine (DIU) cho biết: "Tàu hàng Sparta do Liên bang Nga cử đi để sơ tán thiết bị quân sự và vũ khí từ Syria, được cho là đã gặp trục trặc trên biển do lỗi đường dẫn nhiên liệu của động cơ chính. Hiện nay, con tàu này đang trôi dạt trên vùng biển gần Bồ Đào Nha trong khi thuỷ thủ đoàn Liên bang Nga cố gắng sửa chữa.
Trong khi đó, các lực lượng còn lại của Liên bang Nga tại Syria đã hoàn tất việc rút quân khỏi các khu vực xa xôi và tập trung tại hai địa điểm chính là Căn cứ Không quân Khmeimim và Căn cứ Hải quân Tartus".
Tuy nhiên, Liên bang Nga cũng bắt đầu chuyển một phần thiết bị quân sự và vũ khí từ cảng Tartus sang Libya bằng đường biển, đồng thời thảo luận tích cực về khả năng rút quân hoàn toàn khỏi lãnh thổ Syria, bao gồm cả các căn cứ tại Khmeimim và Tartus, muộn nhất là vào ngày 20/2/2025.
Động thái này được cho là liên quan đến nỗ lực của chính quyền mới ở Damascus nhằm gỡ bỏ các lệnh trừng phạt quốc tế.
Theo Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW), việc mất các căn cứ quân sự tại Syria có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng của Moskva trong việc tiến hành các chiến dịch tại châu Phi. Điều này sẽ làm suy yếu vị thế của Liên bang Nga tại Libya và các quốc gia cận Sahara, cũng như giảm ảnh hưởng của Liên bang Nga đối với các chế độ độc tài tại châu Phi.
Trong khi đó, hãng tin Reuters ngày 14/12 dẫn tiết lộ từ bốn quan chức Syria làm việc trong lĩnh vực quân sự và an ninh, có liên hệ với phía Liên bang Nga cho biết Moskva quả thực đang rút một số thiết bị hạng nặng và binh sĩ khỏi hỏi các mặt trận ở miền Bắc Syria và một số trạm tại dãy núi Alawite, nhưng không rời bỏ hai căn cứ chính của mình tại quốc gia này sau sự sụp đổ của Tổng thống Bashar al-Assad.
Các căn cứ tại Syria là một phần quan trọng trong sự hiện diện quân sự của của Liên bang Nga trên toàn cầu. Trong đó, căn cứ hải quân Tartous là trung tâm sửa chữa và tiếp tế duy nhất của Moskva ở Địa Trung Hải còn căn cứ không quân Hmeimim là trạm trung chuyển chính cho các hoạt động quân sự tại châu Phi.
Liên quan tới số phận các căn cứ quân sự nêu trên, trong một phát biểu tại cuộc họp báo lớn cuối năm ở Moskva và giao lưu trực tiếp với người dân diễn ra vào ngày 19/12, Tổng thống Liên bang Vladimir Putin cho biết hầu hết những người ở Syria mà phía Liên bang Nga đã tiếp xúc về tương lai của hai căn cứ quân sự chủ chốt của Liên bang Nga tại Syria đều ủng hộ việc duy trì những căn cứ này, nhưng cuộc đàm phán vẫn đang tiếp diễn.
Theo ông Putin, Liên bang Nga cần tự quyết định cách phát triển mối quan hệ của mình với các lực lượng chính trị đang kiểm soát tình hình và sẽ kiểm soát tình hình Syria trong tương lai.
Tổng thống Liên bang Nga nói: "Tất nhiên, chúng tôi mong muốn hòa bình tại Cộng hòa Ả Rập Syria. Chúng tôi duy trì quan hệ với tất cả các nhóm đang kiểm soát tình hình tại đó, với tất cả các quốc gia trong khu vực. Tuyệt đại đa số họ nói với chúng tôi rằng họ mong muốn chúng tôi duy trì các căn cứ quân sự ở Syria. Tôi không biết, chúng tôi cần suy nghĩ về điều này, bởi chúng tôi phải tự quyết định cách mối quan hệ của mình phát triển với các lực lượng chính trị hiện đang kiểm soát tình hình ở quốc gia đó (Syria) và sẽ kiểm soát trong tương lai".
Cũng trong cuộc họp báo nêu trên, Tổng thống Putin lưu ý rằng Liên bang Nga không bị thất bại ở Syria. Liên bang Nga đã đến Syria 10 năm trước để ngăn chặn việc tạo ra một pháo đài khủn.g b.ố ở đây và đã đạt được mục tiêu của mình.
Nhà lãnh đạo Liên bang Nga nói: "Các ông, hoặc những người trả lương cho các ông, muốn trình bày mọi thứ đang xảy ra ở Syria như một thất bại của Liên bang Nga. Tôi đảm bảo với các ông, điều đó không đúng, và tôi sẽ giải thích lý do. Chúng tôi đến Syria 10 năm trước để ngăn chặn việc hình thành một khu vực khủn.g b.ố giống như những gì chúng ta đã thấy ở một số quốc gia khác, chẳng hạn như Afghanistan. Nhìn chung, chúng tôi đã đạt được mục tiêu của mình".
Tổng thống Putin còn cho biết ông chưa gặp cựu Tổng thống Syria Bashar al-Assad kể từ khi ông này bị lật đổ và buộc phải chạy sang Moskva hôm 8/12, nhưng ông dự định xúc tiến cuộc gặp này và sẽ hỏi về số phận của phóng viên Mỹ Austin Tice mất tích ở Syria.
Mỹ hủy giả.i thưởn.g 10 triệu USD truy nã lãnh đạo lực lượng đối lập Syria Mỹ quyết định dỡ bỏ giả.i thưởn.g truy nã lãnh đạo lực lượng quân sự đối lập Syria Ahmed al-Sharaa sau cuộc gặp 'rất hiệu quả' với nhân vật này. Người dân Syria tại Damascus ra đường ăn mừng theo lời kêu gọi của tổ chức HTS hôm 20.12. ẢNH: REUTERS Tờ The Guardian ngày 21.12 đưa tin Mỹ dỡ bỏ giả.i thưởn.g...