Nga cáo buộc phương tây cung cấp vũ khí cho Ukraine
Trong môt tuyên bô, Bô Ngoai giao Nga khăng đinh, viêc cac nươc thanh viên EU cung câp vu khi cho Ukraine đa vi pham nhưng nghia vu mang tinh rang buôc phap ly đươc quy đinh trong Hiêp ươc Buôn ban Vu khi (ATT).
Ngay 15-8, Bộ Ngoại giao Nga cho răng, cac loai vũ khí ma cac quôc gia thanh viên Liên minh châu Âu (EU) cung cấp cho Ukraine đa vi phạm nhưng quy đinh mang tinh ràng buộc pháp lý theo lênh câm xuất khẩu vũ khí đa đươc nhiêu nươc ky, đông thơi yêu câu EU không cung câp vu khi cho Ukraine.
“Theo bao mang Hidfo.Net cua Hungary, Bộ Quốc phòng Hungary se cung cấp cac xe bọc thép, trong đó có xe tăng T-72 cho Ukraine, thông qua một &’cơ quan uy quyên’. Viêc Hungary cung cấp vu khi cho Kiev là một sư vi phạm trực tiếp các nghĩa vụ của nươc nay theo hiêp ươc câm xuất khẩu vũ khí thông thường”, tuyên bô cho biêt.
Ukraine sư dung ca xe tăng hang năng đê tân công cac muc tiêu dân thương ơ miên đông
Bô Ngoai giao Nga cho biêt thêm rằng theo điều 6 (2) của ATT, một quôc gia thành viên “không đươc phép chuyển giao bất kỳ loai vũ khí thông thường nao… nếu việc chuyển giao nay vi phạm cac nghĩa vụ quốc tế có liên quan của mình theo các hiệp ươc quốc tế mà nươc đo đa tham gia ky kêt, đặc biệt là những hiêp ươc liên quan đến việc chuyển giao, hoặc buôn ban trai phep, cac vũ khí thông thường”.
Video đang HOT
“Một số nươc có thể phan đôi băng viêc cho răng ATT chưa co hiệu lực. Hiệp ước nay đòi hỏi phai co sự phê chuẩn của 50 quốc gia thành viên Liên Hơp Quốc, và đên nay, tài liệu mơi được 43 quốc gia phê chuẩn. Tuy nhiên, chúng tôi nhấn mạnh rằng trong số 43 quôc gia đa ky thi 20 nươc là thành viên của Liên minh châu Âu, trong đó có Hungary, nươc đa phê chuẩn ATT vao ngay 4-2-2014″, Bộ Ngoai giao Nga cho biết.
Nga con dân điêu 6(3) cho răng, một quốc gia tham gia ky kêt không đươc chuyên giao vu khi thông thương nêu biêt răng sô vu khi đo se đươc sư dung đê pham tôi diệt chủng, chống lại nhân loại, giêt hai dân thương… như trương hơp đang xay ra tai miên đông Ukraine.
Theo ANTD
Mỹ: Nga thử tên lửa hành trình, vi phạm hiệp ước vũ khí
Mỹ đã cáo buộc Nga vi phạm hiệp ước kiểm soát vũ khí năm 1987 khi thử một tên lửa hành trình, quan chức cấp cao của Mỹ cuối ngày 28/7 ra cáo buộc.
Một hệ thống tên lửa S-300 của Nga.
Phát hiện được đưa ra trong một bản báo cáo năm 2014, kết luận rằng Nga đã vi phạm Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), vốn cấm Nga sở hữu hoặc sản xuất tên lửa hành trình với tầm xa từ 500-5.500km.
Đây là cáo buộc nghiêm trọng nhất về vi phạm hiệp ước kiểm soát vũ khí mà chính của Tổng thống Mỹ Obama đưa ra đối với Nga, trong bối cảnh quan hệ Nga-Mỹ căng thẳng nhất kể từ sau Chiến Tranh Lạnh khi Mỹ cáo buộc Nga hỗ trợ cho quân nổi dậy ở Ukraine và Nga quyết định cho "kẻ tội đồ của nước Mỹ", cựu nhà thầu tình báo Mỹ Edward J. Snowden được tị nạn.
Hiệp ước 1987 cấm các tên lửa tầm trung, các tên lửa được định nghĩa là tên lửa đạn đạo hoặc tên lửa hành trình được phóng từ mặt đất, có tầm xa từ 500-5.500km. Hiệp ước được ký giữa Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và lãnh đạo Liên Xô cũ Mikhail S. Gorbachev, đã giúp khép lại Chiến tranh Lạnh và được cho là "hòn đá tảng" trong nỗ lực kiểm soát vũ khí Nga-Mỹ.
Hồi tháng 1 năm nay, tờ New York Time đưa tin rằng giới chức Mỹ đã thông báo cho các đồng minh NATO về việc Nga thử tên lửa hành trình được phóng từ mặt đất, làm dấy lên lo ngại về vi phạm Hiệp ước INF của Nga. Tuy nhiên, khi đó Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết chính quyền Obama chưa sẵn sàng tuyên bố đây là sự vi phạm đối với hiệp ước.
Song gần đây "Mỹ đã xác định rằng Liên bang Nga đã vi phạm trách nhiệm của mình theo hiệp ước INF, theo đó không sở hữu, sản xuất hoặc bắn thử tên lửa hành trình được phóng từ mặt đất, với tầm xa 500-5.500km hay không sở hữu sản xuất các bệ phóng những tên lửa như thế", - trích báo cáo hàng năm của Bộ Ngoại giao Mỹ về việc thực hiện của quốc tế đối với các thỏa thuận kiểm soát vũ khí, dự kiến sẽ sớm được công bố.
Trong thư gửi ông Putin, ông Obama cũng nhấn mạnh đến vấn đề trên. Mỹ dự kiến cũng sẽ thảo luận về vấn đề với Nga trong một cuộc đối thoại cấp cao giữa hai nước. Ngoại trưởng Mỹ Kerry đã đưa ra thông điệp tương tự trong cuộc điện đàm hôm chủ nhật với Ngoại trưởng Nga Lavrov.
Giới chức Mỹ từ chối cho biết các bước tiếp theo Mỹ có thể đưa ra, nhưng giới chuyên gia cho rằng Mỹ có thể muốn Nga cam kết không triển khai hệ thống tên lửa trên và cho phép thanh sát để chứng minh tên lửa hành trình và bệ phóng của nó đã bị phá hủy.
Giới chuyên gia cũng cho rằng do tên lửa này nhỏ, nên dễ được che giấu. Việc loại bỏ hoàn toàn tên lửa này vô cùng khó khăn.
Còn giới chức chính quyền Obama cũng tin rằng tên lửa hành trình chưa được triển khai và cho biết có nhiều biện pháp để người Nga phải giải quyết vấn đề này.
Vũ Quý
Tổng hợp
Theo Dantri
Thủ tướng Nhật Bản sẽ khó thực thi quyền phòng vệ tập thể? Dư luận phản đối việc Nội các Nhật Bản thông qua quyền phòng vệ tập thể có chiều hướng gia tăng. Ngày 1/7, Nhật Bản đã thông qua việc thực thi quyền phòng vệ tập thể cho phép quân đội nước này có thể cùng với các nước đồng minh khác tham gia hành động tại nước ngoài. Đây có thể coi là...