Nga cáo buộc Mỹ âm mưu lật đổ ông Putin
Nga tố cáo Mỹ âm mưu lật đổ Tổng thống Vladimir Putin bằng cách tài trợ phe đối lập và kích động biểu tình quy mô lớn sau vụ sát hại thủ lĩnh đối lập Boris Nemtsov.
Người Nga xuống đường tưởng niệm chính trị gia Boris Nemtsov ngày 1.3 – Ảnh: Reuters
Bloomberg hôm qua dẫn lời ông Nikolai Patrushev, Thư ký Hội đồng An ninh Nga, cáo buộc Mỹ đang bơm tiền cho các nhóm chính trị đối lập ở Nga dưới chiêu bài thúc đẩy xã hội dân sự, giống như trong “các cuộc cách mạng màu” tại các nước thuộc Liên Xô và thế giới Ả Rập. Song song đó, Washington cũng đang sử dụng các lệnh trừng phạt liên quan đến cuộc xung đột ở miền đông Ukraine nhằm gây khó khăn kinh tế và kích động tâm lý bất mãn trong xã hội Nga.
Video đang HOT
Ngày 1.3, hơn 50.000 người đã tập hợp tại trung tâm thủ đô Moscow để tưởng niệm cựu Phó thủ tướng Boris Nemtsov, chính trị gia đối lập bị ám sát ngày 27.2. Đây là cuộc xuống đường rầm rộ nhất ở Nga kể từ giai đoạn 2011 – 2012, khi ông Putin chuẩn bị quay trở lại làm tổng thống nhiệm kỳ thứ ba.
Ông Patrushev, từng lãnh đạo Cơ quan An ninh liên bang Nga từ năm 1999 – 2008, nhấn mạnh: “Rõ ràng Nhà Trắng đang trông chờ một sự sút giảm mạnh mức sống của người Nga và những cuộc biểu tình quy mô lớn. Tuy nhiên, Nga sẽ trụ vững trước áp lực nhờ khả năng phục hồi của mình cùng nhiều thập niên kinh nghiệm trong việc chống lại những cuộc cách mạng màu”. Theo Đài RT, cơ quan nghiên cứu trực thuộc Hội đồng An ninh Nga sẽ sớm trình một kế hoạch chi tiết nhằm ngăn chặn việc thay đổi chế độ thông qua những cuộc biểu tình rầm rộ.
Phản ứng trước cáo buộc của Nga, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tuyên bố Tổng thống Putin đã “diễn dịch sai rất nhiều” những gì Washington đang và cố gắng làm. “Chúng tôi không can dự vào những cuộc cách mạng màu như ông ấy khẳng định”, nhà ngoại giao Mỹ nói. Ông Will Stevens, phát ngôn viên Đại sứ quán Mỹ tại Moscow, thì cho rằng mục đích áp đặt các biện pháp trừng phạt là nhằm tìm cách thay đổi chính sách của Nga chứ không phải thay đổi chính phủ nước này.
Về phần mình, Tổng thống Putin hôm 4.3 tuyên bố vụ sát hại ông Nemtsov là một thảm kịch đáng hổ thẹn mang ẩn ý chính trị và nước Nga phải nỗ lực để không bị vướng vào những thảm kịch như thế. Trong khi đó, báo Anh The Times dẫn lời phe đối lập cho biết sẽ công bố những tài liệu mà ông Nemtsov đã thu thập được về vai trò quân sự trực tiếp của Nga ở Ukraine. Tờ báo dẫn lời ông Ilya Yashin, một đồng minh của ông Nemtsov nói rằng bằng chứng trên được bảo vệ an toàn và không bị thất lạc khi cảnh sát Nga tịch thu máy tính của chính trị gia quá cố trong khuôn khổ cuộc điều tra.
Trùng Quang
Theo Thanhnien
Quân đội Bangladesh phủ nhận lật đổ Chính phủ để chấm dứt khủng hoảng
Quân đội Bangladesh ngày 8/2 đã phủ nhận việc lật đổ Chính phủ nhằm chấm dứt tình trạng bất ổn chính trị đang leo thang, đồng thời cảnh báo giới truyền thông về việc phản đối vai trò của quân đội trong cuộc khủng hoảng này.
Lực lượng này cho biết đã chứng kiến 19 cuộc đảo chính quân sự và sự cầm quyền của hai nhà độc tài quân sự kể từ năm 1971 và khẳng định tôn trọng Hiến pháp và luật pháp Bangladesh. Theo một quan chức quân đội Bangladesh, lực lượng này buộc phải lên tiếng phản đối sự tưởng tượng và suy đoán của giới truyền thông về sự can thiệp của quân đội vào cuộc khủng hoảng, "vì điều này có thể gây hiểu lầm trong người dân".
Bangladesh đang rơi vào tình trạng tê liệt kể từ đầu tháng 1 vừa qua khi lực lượng đối lập tiến hành một cuộc biểu tình phong toả hệ thống giao thông trên cả nước nhằm lật đổ Thủ tướng Sheikh Hasina. Làn sóng bạo lực khiến ít nhất 80 người chết, hàng trăm người bị thương và làm thiệt hại cho nền kinh tế nước này lên đến 10 tỷ USD.
Trong khi truyền thông chính thống giữ ý kiến cho rằng sự can thiệp quân sự ở mức tối thiểu, thì "những thông tin suy diễn lại tràn ngập trên các mạng xã hội và Internet không bị kiểm soát". Năm 2007, quân đội Bangladesh đã phải can thiệp khi tình trạng bất ổn kéo dài nhiều tháng ở nước này đe dọa đến lòng tin của người dân đối với cuộc bầu cử sắp diễn ra. Lực lượng này đã thiết lập một Chính phủ lâm thời do quân đội hậu thuẫn, tiến hành quản lý đất nước trong thời hạn hai năm cho đến khi cuộc bầu cử tự do và công bằng được tổ chức.
Nhà lãnh đạo đối lập, người từng hai lần làm thủ tướng Bangladesh, Khaleda Zia, đã kêu gọi phong toả hệ thống đường bộ, đường sắt và đường thủy sau khi bị cảnh sát giam giữ tại văn phòng của bà hôm 3/1 vừa qua. Mặc dù phủ nhận việc đảng Dân tộc Bangladesh của bà đứng đằng sau vụ bạo lực này, nhưng thủ lĩnh phe đối lập đe doạ sẽ tiếp tục phong toả hệ thống giao thông cho đến khi Thủ tướng Hasina tổ chức cuộc bầu cử mới. Bà Zia dẫn đầu một liên minh 20 đảng đối lập tẩy chay cuộc bầu cử được tổ chức năm ngoái với lý do kết quả cuộc bầu cử này là gian lận.
Nhà chức trách Bangladesh đã triển khai hàng nghìn binh lính và cảnh sát để bảo vệ các phương tiện giao thông, đồng thời bắt giữ hơn 10.000 người chống đối, nhưng bất ổn vẫn không có dấu hiệu suy giảm. Hơn 1.000 phương tiện giao thông các loại bao gồm xe bus, xe tải đã bị phá huỷ bằng bom xăng của lực lượng chống đối. Ngày 8/2, người đứng đầu lực lượng cảnh sát Bangladesh Shahidul Haq đã yêu cầu các nhân viên xe buýt ngừng hoạt động sau 21h.
Theo_VTV
Phương Tây bị tố âm mưu phá hoại kinh tế Nga, lật đổ Putin Người phát ngôn của Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 21.1 tố cáo các nước phương Tây đang lợi dụng tình hình xung đột Ukraine để lật đổ ông Putin và phá hoại nền kinh tế nước Nga. Ông Dmitry Peskov, người phát ngôn của Tổng thống Nga Vladimir Putin - Ảnh: Reuters "Phương Tây đang cố lật đổ ông Putin, để cô...