Nga cáo buộc Azerbaijan vi phạm thỏa thuận ngừng bắn với Armenia
Moskva cho biết lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga “đang thực hiện các biện pháp nhằm ngăn chặn sự leo thang và các hành động khiêu khích lẫn nhau”.
Bất chấp lệnh ngừng bắn do Nga làm môi giới, căng thẳng giữa Azerbaijan và Armenia vẫn tiếp diễn xung quanh khu vực tranh chấp Nagorny-Karabakh. Ảnh: AFP
Theo hãng tin AFP, Nga ngày 25/3 đã cáo buộc Azerbaijan vi phạm lệnh ngừng bắn do Moskva làm trung gian nhằm chấm dứt cuộc chiến năm 2020 với Armenia, bằng cách để binh sĩ của họ vượt qua ranh giới phân định giữa hai bên.
“Vào ngày 25/3, một đơn vị của lực lượng vũ trang Azerbaijan đã vượt qua ranh giới liên lạc ở quận Shusha, vi phạm thỏa thuận ngày 9/11/2020″, Bộ Quốc phòng Nga cho biết trong một tuyên bố. Tuyên bố nêu rõ lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga “đang thực hiện các biện pháp nhằm ngăn chặn sự leo thang và các hành động khiêu khích lẫn nhau”.
Trước đó cùng ngày, Bộ Quốc phòng Azerbaijan cho biết họ đã giành quyền kiểm soát một số con đường phụ trong khu vực tranh chấp Nagorny-Karabakh có đa số người Armenia, nơi họ đã tiến hành hai cuộc chiến đẫm máu với Armenia.
Bộ trên lưu ý “các biện pháp kiểm soát cần thiết đã được các đơn vị của quân đội Azerbaijan thực hiện nhằm ngăn chặn việc sử dụng những con đường nhỏ ở phía bắc hành lang Lachin” để vận chuyển vũ khí từ Armenia.
Video đang HOT
Con đường duy nhất nối Karabakh với Armenia, được gọi là hành lang Lachin, đã bị người Azerbaijan phong tỏa trong nhiều tháng, mà Yerevan nói đã dẫn đến một cuộc khủng hoảng nhân đạo ở vùng đất này.
Trong khi đó, các vụ nổ súng vẫn thỉnh thoảng nổ ra dọc biên giới Armenia-Azerbaijan và ở Karabakh kể từ khi một thỏa thuận ngừng bắn do Nga làm trung gian kết thúc 6 tuần giao tranh vào mùa thu năm 2020.
Tuần trước, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan đã cảnh báo về “nguy cơ leo thang rất cao” ở Karabakh. Armenia cũng cáo buộc lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga “không bảo vệ được người dân tộc Armenia sống trong khu vực bất ổn”.
Khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, những người ly khai người Armenia ở Karabakh đã ly khai khỏi Azerbaijan. Các cuộc xung đột sau đó đã cướp đi sinh mạng của khoảng 30.000 người.
Giao tranh lại nổ ra ở biên giới Armenia và Azerbaijan khiến 5 người thiệt mạng
Tranh chấp về Hành lang Lachin ở Nagorno-Karabakh biến thành bạo lực khi các bên ở cả hai phía biên giới nổ súng vào nhau.
Binh sĩ Azerbaijan khai hỏa một khẩu pháo nhằm vào các lực lượng Armenia trong cuộc giao tranh Nagorny-Karabakh năm 2022. Ảnh: Azeri MoD
Ít nhất 5 người đã thiệt mạng trong một vụ bạo lực bùng phát dọc biên giới giữa Armenia và Azerbaijan trong khu vực tranh chấp Nagorny-Karabakh ngày 5/3.
Các quan chức của cả hai bên đổ lỗi cho nhau về vụ nổ súng. Armenia cho biết 3 cảnh sát đã thiệt mạng, trong khi Azerbaijan cho biết hai binh sĩ của họ "đã trở thành liệt sĩ".
Bộ Ngoại giao Azerbaijan cho biết một vụ nổ súng xảy ra khi các binh sĩ của họ đi kiểm tra các phương tiện nghi vận chuyển vũ khí. Về phần mình, phía Armenia thông báo lực lượng vũ trang Azerbaijan đã nổ súng vào xe của Cục Hộ chiếu và Thị thực của cảnh sát Armenia.
Hai quốc gia thuộc Liên Xô cũ đã nổ ra xung đột trong nhiều thập kỷ về khu vực miền núi tranh chấp Nagorny-Karabakh, mà vào năm 2020 đã bùng phát thành chiến tranh toàn diện.
Hành lang Lachin vẫn là điểm nóng
Một thỏa thuận hòa bình do Nga làm trung gian đã đạt được vào cuối năm 2020 sau khi hơn 6.000 người thiệt mạng. Kể từ khi hiệp định được ký kết, hai bên vẫn xảy ra nhiều xung đột.
Thỏa thuận chấm dứt chiến tranh năm 2020 đã cho phép một con đường quanh co được gọi là Hành lang Lachin, tuyến đường duy nhất nối Armenia với Nagorny-Karabakh, là huyết mạch tiếp tế cho khoảng 120.000 người trong khu vực.
Tuy nhiên, giao thông trên con đường đó hầu như đã bị phong tỏa kể từ tháng 12 năm ngoái bởi các nhà hoạt động môi trường người Azerbaijan phản đối những gì họ cho là khai thác khoáng sản trái phép.
Armenia đã cáo buộc Azerbaijan hậu thuẫn cho những người biểu tình để tạo ra sự phong tỏa.
Bộ Ngoại giao Armenia cho biết sau vụ xả súng: "Việc cử một lực lượng quốc tế đến hành lang Lachin và Nagorny-Karabakh để tìm hiểu thực tế đang trở thành một nhu cầu sống còn".
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Azerbaijan tuyên bố: "Vụ việc lần này một lần nữa cho thấy rằng Azerbaijan cần thiết lập một trạm kiểm soát thích hợp trên tuyến hành lang Lachin".
Quan chức EU đề xuất châu Âu chuyển sang nền kinh tế thời chiến Người đứng đầu ngành công nghiệp của Liên minh châu Âu (EU) cho biết khối này sẽ phải chuyển sang mô hình kinh tế thời chiến nếu muốn đáp ứng nhu cầu chiến trường ngày càng tăng của Ukraine. Một quả đạn cỡ 155mm được vào bên trong lựu pháo M777 Howitzer do Mỹ sản xuất. Ảnh: US Army Ủy viên phụ trách...