Nga cáo buộc 3 nhân viên Đại sứ quán Mỹ
Theo hãng tin Sputnik, ngày 8/10, Bộ Ngoại giao Nga ra thông báo cho biết đã đưa ra cáo buộc ăn cắp đối với 3 nhân viên Đại sứ quán Mỹ tại Nga, đồng thời yêu cầu họ phải rời khỏi Nga nếu không từ bỏ quyền miễn trừ ngoại giao.
Đại sứ quán Mỹ tại Moskva, Nga. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Thông báo nêu rõ Đại sứ quán Mỹ đã nhận được công hàm yêu cầu phải dỡ bỏ quyền miễn trừ ngoại giao đối với 3 nhân viên bị cáo buộc “ăn trộm đồ dùng cá nhân của một công dân Nga”. Trong trường hợp những người này không đồng ý từ bỏ quyền miễn trừ ngoại giao, họ sẽ phải ngay lập tức rời khỏi lãnh thổ Nga”.
Hiện Đại sứ quán Mỹ tại Nga cũng như Chính quyền Mỹ chưa đưa ra phản ứng trước thông tin trên.
Nhiều trường Mỹ không lo được bữa ăn cho học sinh
Nguồn cung nguyên liệu thu hẹp, giao hàng chậm trễ và thiếu nhân lực khiến nhiều trường học ở Mỹ gặp khó khăn trong việc cung cấp những bữa ăn dinh dưỡng tới học sinh.
Hai tuần một lần, các nhân viên một trường học ở Missouri (Mỹ) phải đến siêu thị để mua pizza và xúc xích đông lạnh. Một khu học chánh ở Kansas đã không có rau để sử dụng trong vòng 2 ngày vào tháng 8, một nơi khác phải chuẩn bị sandwich kẹp phô mai đông lạnh sẵn phòng trường hợp hết các loại đồ ăn khác.
Nhiều trường học trên khắp nước Mỹ đang phải đối mặt tình trạng thiếu hụt nguyên liệu và nhiều vấn đề khác trong việc chuẩn bị bữa ăn cho học sinh, nguyên nhân chủ yếu do các vấn đề liên quan đến đại dịch, theo New York Times.
Gián đoạn chuỗi cung ứng
Video đang HOT
Tình trạng thiếu lao động đang làm khó các nhà phân phối và sản xuất thực phẩm cho trường học, từ lái xe, nhân viên kho hàng đến vận hành dây chuyền, bốc vác. Nhiều công ty không dám chắc sẽ có đủ tài xế trẻ nộp đơn để thay thế những vị trí bỏ trống.
Jenna Knuth, giám đốc quản lý dịch vụ thực phẩm và dinh dưỡng của một khu học chánh ở Missouri, lo rằng sẽ không có đủ thực phẩm để phục vụ 21.500 học sinh trong khu vực sau khi 3 nhà phân phối thực phẩm lớn cho biết sẽ ngừng nguồn cung cấp. Các nhân viên của bà đang phải thường xuyên đến các siêu thị địa phương, cửa hàng bán lẻ để mua pizza đông lạnh, khoai tây chiên và xúc xích.
Bà Jenna cho biết các sản phẩm ở cửa hàng bán buôn không đáp ứng các yêu cầu về dinh dưỡng của liên bang, chúng không có lợi cho sức khỏe, chứa hàm lượng natri và chất béo cao hơn so với các sản phẩm mà khu học chánh thường mua.
Nhiều trường học ở Mỹ gặp khó khăn trong việc chuẩn bị bữa ăn cho học sinh vì đại dịch.
"Chúng tôi đang cố mua bất cứ thực phẩm nào có thể", bà nói, cho biết thêm đang "cầu xin" các nhà phân phối và nhà cung cấp địa phương.
Cindy Jones, trợ lý giám đốc dịch vụ thực phẩm tại Học khu Olathe ở Kansas, cho biết do việc giao hàng bị trì hoãn dẫn đến thiếu rau xanh, học khu khuyến khích học sinh ăn thêm trái cây để thay thế.
Bà Cindy cho hay hầu như học khu không nhận được đủ số thực phẩm đã đặt, thường chỉ là 65%. Ngoài ra, giá thực phẩm cũng tăng vọt khi các nhà phân phối tăng giá.
Nhiều nơi phải cho học sinh ăn thực phẩm đóng gói sẵn hoặc thức ăn nhanh.
Ngày 13/9, trường công lập Liberty ở Missouri đã gửi ghi chú khuyến khích phụ huynh chuẩn bị sẵn bữa trưa cho con trước khi đến trường.
"Nếu việc này không trở thành gánh nặng, chúng tôi khuyến khích gia đình chuẩn bị bữa trưa cho các con trong thời gian trước mắt", ghi chú viết.
Năm nay, trường công lập Richmond ở Virginia cũng thay thế bữa trưa phục vụ tại chỗ bằng hình thức mang đi vì tình trạng thiếu nhân lực và lo ngại virus lây lan.
Trường học gặp khó
Không chỉ thực phẩm, các dụng cụ ăn uống dùng một lần tại trường như dao, đĩa, dĩa cũng thiếu khiến nhiều trường học lâm vào thế lúng túng.
Tại Học khu độc lập Dallas, các trường học hiện chủ yếu phục vụ các món dùng tay ăn vào bữa sáng thứ 3, thứ 5 để giảm nhu cầu dùng đồ đựng. Thông thường, học khu dự trữ dụng cụ ăn uống đủ trong một tháng song hiện chỉ còn khoảng 9 ngày. Vào các thứ 3, bữa trưa chỉ có món dùng bằng tay, không sử dụng chén đĩa.
Ví dụ, thay vì dùng salad trộn và sốt táo, học sinh sẽ nhận được cà rốt que, táo cắt lát; thay cho mì Ý và thịt viên là gà miếng.
"Trong 30 năm làm việc, tôi chưa bao giờ thấy chuỗi cung ứng hỗn loạn như thế này", Michael Rosenberger, giám đốc điều hành học khu về thực phẩm và các dịch vụ dinh dưỡng trẻ em, nhận xét.
Thiếu nhân lực gây ảnh hưởng đến việc vận hành căng tin của nhiều trường học Mỹ.
Không chỉ các nhà phân phối và sản xuất thực phẩm thiếu nhân công, tình trạng này còn xảy ra ở các trường học khiến việc phục vụ bữa ăn cho học sinh thêm khó khăn.
Andrew Mergens, giám đốc cấp cao về dinh dưỡng học sinh tại Học khu Anchorage, cho biết học khu không thể cung cấp bữa ăn nóng hổi cho 7 trường học trong khu vực vì không có đủ nhân viên chuẩn bị và phục vụ thức ăn. Thay vào đó, khu học chánh phải cung cấp các bữa ăn đóng gói sẵn, bảo quản được lâu.
"Bốn người quản lý căng tin đã nghỉ việc kể từ đầu năm học. Họ cảm thấy không được đánh giá cao. Không ai thực sự hiểu được sự quan trọng của người quản lý căng tin đối với việc vận hành trường học cho đến khi họ không còn ở đó".
Facebook cảnh báo mức độ độc hại của Instagram đối với các cô gái tuổi teen Theo nghiên cứu chuyên sâu mới của Facebook, mạng xã hội Instagram có ảnh hưởng độc hại đối với những cô gái trẻ vốn nhạy cảm với thói quen so sánh nhan sắc, thể hình và lối sống. Các nhà nghiên cứu tại Facebook (công ty mẹ của Instagram) đã tiến hành tìm hiểu trong suốt ba năm qua về mức độ ảnh...