Nga cảnh báo xung đột thêm trầm trọng khi phương Tây cung cấp vũ khí cho Ukraine
Ngày 21/12, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cảnh báo việc các nước phương Tây tiếp tục cung cấp vũ khí cho Ukraine sẽ chỉ càng làm trầm trọng thêm cuộc xung đột hiện nay.
Tên lửa chống tăng Javelin trên xe quân sự trong lễ duyệt binh tại Kiev, Ukraine. Ảnh tư liêu: AFP/TTXVN
Trao đổi với báo giới, ông Peskov cho biết các nước phương Tây đang tiếp tục cung cấp vũ khí cho Ukraine và phạm vi vũ khí được cung cấp đang mở rộng. Ông cảnh báo tất cả những điều này càng làm trầm trọng thêm cuộc xung đột và là điều không có lợi cho Ukraine.
Đề cập đến chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, người phát ngôn Peskov cho rằng điều này không mang kết quả tích cực và Nga cũng không thấy cơ hội cho đàm phán hòa bình với Ukraine.
Trước đó, cùng ngày, hãng tin Reuters đưa tin Tổng thống Zelensky đã thông báo trên tài khoản Twitter rằng đang trên đường đến Mỹ để “tăng cường khả năng phục hồi và phòng thủ của Ukraine”.
Theo lịch trình, ông Zelensky sẽ gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden và có bài phát biểu trước Quốc hội Mỹ để đề nghị được viện trợ thêm vũ khí. Trong khi đó, Mỹ cũng dự kiến thông qua việc chuyển giao hệ thống tên lửa tiên tiến Patriot cho Ukraine như một phần trong gói viện trợ quân sự mới nhất trị giá hàng tỷ USD cho Kiev.
Video đang HOT
Đề xuất gây tranh cãi nhất của Ukraine: Muốn Mỹ gửi thứ vũ khí bị hơn 100 nước cấm
Trong những tháng gần đây, các quan chức và nhà lập pháp Ukraine đã thúc giục chính quyền của Tổng thống Joe Biden và Quốc hội Mỹ cung cấp cho quân đội Ukraine bom, đạn chùm - loại vũ khí bị hơn 100 quốc gia cấm.
Theo kênh CNN ngày 7/12, nhiều quan chức Mỹ và Ukraine nói đề nghị trên của Ukraine là một trong những yêu cầu gây tranh cãi nhất mà Ukraine đưa ra với Mỹ kể từ khi xung đột với Nga bắt đầu vào tháng 2.
Các quan chức cấp cao của chính quyền Mỹ đã cân nhắc yêu cầu này trong nhiều tháng và đã không từ chối hoàn toàn.
Về mặt thiết kế, bom, đạn chùm thuộc loại không chính xác và phát tán các quả bom nhỏ trên các khu vực rộng lớn. Các quả bom nhỏ này có thể không phát nổ khi va chạm và có thể gây rủi ro lâu dài. Ông Mark Hiznay, Phó giám đốc mảng vũ khí của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, cho biết bom chùm gây nguy hiểm lớn cho người nào ở trong khu vực bị ảnh hưởng vì hàng chục quả bom, đạn con phát nổ cùng lúc trên một diện tích rộng lớn.
Các quan chức hàng đầu Mỹ đã công khai tuyên bố rằng họ có kế hoạch hỗ trợ Ukraine nhiều nhất có thể để giúp họ chiếm thế thượng phong trên bàn đàm phán với Nga. Nhưng thiết bị quân sự của phương Tây không phải là vô hạn và khi kho dự trữ đầu đạn ngày càng cạn, Ukraine đã nói rõ với Mỹ rằng họ có thể sử dụng các loại bom, đạn chùm đang chất trong kho.
Đối với Ukraine, bom chùm có thể giải quyết hai vấn đề chính: đáp ứng nhu cầu đạn dược cho các hệ thống pháo và tên lửa mà Mỹ và các nước khác đã cung cấp và là một cách để ngăn chặn ưu thế về pháo của Nga.
Chính quyền Mỹ đã không loại bỏ đề xuất này, có thể coi đây là lựa chọn cuối cùng nếu các kho dự trữ bắt đầu cạn vũ khí một cách nguy hiểm. Nhưng các nguồn tin cho biết đề xuất của Ukraine vẫn chưa được cân nhắc đáng kể, phần lớn là do những hạn chế theo luật định mà Quốc hội Mỹ đã đặt ra đối với việc chuyển giao bom, đạn chùm.
Những hạn chế đó áp dụng cho các loại đạn dược có tỷ lệ chưa nổ lớn hơn 1% vì sẽ làm tăng khả năng gây rủi ro cho dân thường. Tổng thống Joe Biden có thể có quyền vượt hạn chế đó, nhưng chính quyền Mỹ đã bắn tín hiệu với Ukraine rằng điều đó khó xảy ra trong thời gian gần.
Một phụ tá tại Quốc hội Mỹ nói với CNN: "Khả năng Ukraine giành được bước tiến trong các giai đoạn xung đột hiện tại và sắp tới hoàn toàn không phụ thuộc hoặc liên quan đến việc họ mua sắm các loại vũ khí nói trên".
CNN cho rằng cả Ukraine và Nga đều đã sử dụng bom chùm kể từ khi nổ ra xung đột vào tháng 2. Nga đã bác bỏ cáo buộc.
Phản hồi về thông tin đề nghị Mỹ viện trợ bom chùm, Bộ Quốc phòng Ukraine không bình luận gì mà cho biết sẽ chờ tới khi đạt được thỏa thuận với bên cung cấp rồi mới thông báo công khai.
Một quả bom chùm đã được vô hiệu hóa ở khu vực Kharkiv, Ukraine. Ảnh: Reuters
Mỹ không ký Công ước cấm bom, đạn chùm năm 2010 và nước này có các kho bom, đạn chùm lớn. Nhưng các quan chức chính quyền Mỹ tin rằng ngoài những lệnh cấm của Quốc hội, có quá nhiều nhược điểm khi sử dụng bom, đạn chùm mà nguy cơ lớn nhất là gây ra cho dân thường. Do đó, khó có thể có lý do hợp lý để chuyển giao cho Ukraine trừ khi thực sự cần thiết. Hiện tại, Mỹ cho rằng bom, đạn chùm không phải là yếu tố bắt buộc quyết định thành công của Ukraine trên chiến trường.
Tuy nhiên, các quan chức Ukraine cho rằng Nga đang sử dụng bom, đạn chùm một cách rộng rãi và chủ yếu ở các khu vực dân sự. Vì lý do đó, Ukraine đã tiếp cận Bộ Ngoại giao, Lầu Năm Góc và Quốc hội Mỹ nhiều lần để vận động hành lang.
Nghị sĩ Ukraine Oleksiy Goncharenko là một trong số các quan chức đã kêu gọi Mỹ cung cấp bom, đạn chùm. Ông nói: "Điều đó cực kỳ quan trọng, trước hết là vì nó sẽ thực thay đổi tình hình trên chiến trường. Với những thứ này, Ukraine sẽ kết thúc cuộc xung đột này nhanh hơn nhiều, vì lợi ích của tất cả mọi người". Ông Goncharenko nói thêm: "Chúng tôi có toàn quyền sử dụng bom, đạn chùm để chống Nga".
Các quan chức Ukraine cho biết Ukraine muốn bom, đạn chùm tương thích với cả bệ phóng tên lửa HIMARS và pháo 155 mm do Mỹ cung cấp, đồng thời lập luận rằng loại bom, đạn này sẽ cho phép quân đội Ukraine tấn công hiệu quả hơn các mục tiêu lớn và phân tán như nơi tập trung binh lính và phương tiện của Nga.
Cả Mỹ và Ukraine đều không phải là bên ký kết Công ước cấm bom, đạn chùm. Công ước này cấm sử dụng, sản xuất và tàng trữ các loại bom chùm vì nguy cơ tiềm ẩn đối với những người không tham gia chiến đấu. Tuy không ký công ước, nhưng Mỹ đã bắt đầu loại bỏ bom, đạn chùm vào năm 2016.
Mỹ đã thay thế bằng đầu đạn M30A1. M30A1 chứa 180.000 mảnh thép vonfram nhỏ và phân tán khi va chạm, không để lại đạn chưa nổ trên mặt đất. Tuy nhiên, các quan chức Ukraine nói rằng các bom, đạn chùm mà Mỹ hiện có trong kho có thể giúp ích rất nhiều cho quân đội Ukraine trên chiến trường, hơn cả M30A1.
Thách thức mới với ngành vũ khí của Nga và phương Tây do xung đột ở Ukraine Cuộc xung đột Nga - Ukraine không hoàn toàn tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành công nghiệp vũ khí của cả Moskva và phương Tây. Ảnh minh họa: Reuters Cuộc xung đột ở Ukraine đã làm tăng nhu cầu về vũ khí, trong khi các quốc gia phương Tây tìm cách thay thế phần vũ khí viện trợ cho Kiev....