Nga cảnh báo về cuộc chạy đua vũ trang tiềm tàng với Mỹ
Việc lần đầu tiên Mỹ thử nghiệm loại tên lửa bị cấm theo các điều khoản của INF cũng đã ngay lập tức bị Trung Quốc và Triều Tiên chỉ trích.
Nga vừa lên tiếng cảnh báo về một cuộc chạy đua vũ trang tiềm tàng với Mỹ, trong cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 22/8 bàn về tuyên bố mới đây của giới chức Mỹ liên quan tới kế hoạch phát triển và triển khai tên lửa tầm trung sau khi nước này rút khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF).
Việc lần đầu tiên Bộ Quốc phòng Mỹ cho thử nghiệm loại tên lửa bị cấm theo các điều khoản của INF trong hơn 30 năm qua cũng đã ngay lập tức bị Trung Quốc và Triều Tiên chỉ trích, cho rằng động thái này sẽ tạo ra mối đe dọa về an ninh.
Việc Mỹ thử nghiệm tên lửa tầm trung sẽ khiến thế giới bị cuốn vào một cuộc chạy đua vũ trang mới. Ảnh: The National Interest
Nguy cơ về một cuộc chạy đua phát triển tên lửa tầm trung giữa Mỹ và Nga ngày càng hiện hữu, khi mà chỉ hơn hai tuần sau khi cả hai nước chính thức rút khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), Mỹ đã tiến hành thử nghiệm tên lửa tầm trung đất đối đất tại đảo San Nicolas, bang California, phía Tây nước này. Động thái bất ngờ của Mỹ khiến Nga tuyên bố buộc phải có “biện pháp đáp trả”, bao gồm phát triển tên lửa tầm ngắn và tầm trung phóng từ mặt đất.
Phó Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Dmitry Polyanskiy ngày 22/8 cảnh báo: “Nhìn chung, chúng ta có lẽ đều đã thấy rõ tham vọng địa chính trị của Mỹ, chúng ta chỉ còn một bước nữa là tiến tới một cuộc chạy đua vũ trang không thể kiểm soát hay điều chỉnh dù bằng bất cứ cách nào. Chúng tôi thực sự đang rất lo ngại về viễn cảnh đó”.
Cả Nga và Trung Quốc đều đang kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc xử lý vấn đề Mỹ rút khỏi hiệp ước hạt nhân từ thời Chiến tranh Lạnh. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng mới đây chỉ trích động thái của Mỹ sẽ tạo ra cuộc chạy đua vũ trang mới, đe dọa an ninh khu vực và toàn cầu. Đối với Trung Quốc và Nga, vụ thử tên lửa vừa qua là bước đi mới nhất trong hàng loạt hành động khiêu khích của Mỹ. Mỹ gần đây cũng tính chuyện đưa tên lửa mới đến châu Á-Thái Bình Dương. Lầu Năm Góc thậm chí còn công bố ý định thử nghiệm tên lửa đạn đạo với tầm bắn 3.000-4.000 km từ cuối năm nay.
Không riêng gì Nga và Trung Quốc, Triều Tiên cũng lấy làm lo ngại, việc Mỹ phóng thử tên lửa hành trình gần đây sẽ tạo ra mối đe dọa an ninh. KCNA dẫn lời một người phát ngôn Bộ Ngoại giao Triều Tiên vừa điều kiện nếu Mỹ không chấm dứt “những hành động thù địch” có nguy cơ châm ngòi “chiến tranh lạnh mới” thì Triều Tiên sẽ không đàm phán hạt nhân với nước này.
Có vẻ như hệ quả trực tiếp từ sự sụp đổ của INF đã trở nên rõ ràng hơn. Giới chuyên gia nhận định, vụ thử nghiệm khẳng định quyết tâm phát triển tên lửa của Mỹ đã giáng đòn mạnh vào một trong những trụ cột cuối cùng của cơ chế kiểm soát vũ khí quốc tế, có thể phá vỡ cân bằng quyền lực quân sự Nga – Trung – Mỹ thời hậu Chiến tranh Lạnh và không loại trừ viễn cảnh thế giới tiến gần hơn tới một cuộc chạy đua vũ trang.
Hiện chưa rõ Mỹ còn tính toán những gì với động thái bất ngờ của mình, song quyền đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Jonathan Cohen vẫn một mực khẳng định rằng: “Cuộc thử nghiệm tên lửa trên mặt đất của Mỹ không phải nhằm mục đích khiêu khích hay gây bất ổn. Đây chỉ là một phản ứng khôn ngoan để đảm bảo Mỹ có khả năng bảo vệ lợi ích của chúng tôi trong thế giới hậu hiệp ước INF”.
Dẫu vậy, không ít chuyên gia quân sự lo ngại rằng, bất kỳ tính toán sai lầm nào của Mỹ và Nga thời điểm này khi dấn thân vào cuộc chạy đua phô trương sức mạnh thì hậu quả tất yếu đều sẽ phương hại tới an ninh và sự ổn định chiến lược toàn cầu./.
Theo Phương Anh/VOV1
Video đang HOT
Tổng hợp
Mỹ nóng mặt vì Nga trưng vũ khí kì diệu
Tờ báo Mỹ cho rằng Nga "xào xáo" những dự án vũ khí cũ, sử dụng những "lời đường mật" và ca ngợi "quá lời" như với trường hợp của S-400.
Mỹ cố dìm những "vũ khí kỳ diệu" của Nga
Tờ New York Times của Mỹ cho rằng nước Nga của Tổng thống Vladimir Putin đã công khai thực hiện cuộc cải cách vũ trang. Tờ báo này cũng cáo buộc Nga phá vỡ các cam kết trong Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) trước rồi sau đó Tổng thống Mỹ Donald Trump mới hủy bỏ.
Cũng theo New York Times, trong khi Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược (START Mới) "ngắc ngoải" thì không có tháng nào trôi qua mà Bộ Quốc phòng Nga và Tổng thống Putin không "khoe" một thứ vũ khí kỳ diệu mới có khả năng thay đổi cuộc chơi.
Các động thái của Nga được đánh giá là không giống với những gì Liên Xô đã làm trước đây. Vào thời Liên Xô, giới lãnh đạo hiếm khi công bố vũ khí mặc dù thường có các cuộc diễu binh với tên lửa qua Điện Kremlin. Ở thời đó, mọi thứ mà Nga đang phô diễn ngày nay đều được coi là tối mật, thuộc dạng tài liệu "hủy ngay sau khi đọc".
Xe tăng Nga tham gia cuộc duyệt binh Ngày chiến thắng trên Quảng trường Đỏ ngày 9/5/2019
Những lần "trưng" vũ khí đáng nhớ của nước Nga dưới thời Tổng thống Putin được tờ báo Mỹ liệt kê bắt đầu với hệ thống phòng không S-400, đồng thời không quên "ôn" lại nỗi đau khi nhắc nhở rằng đây là loại khí tài mà Thổ Nhĩ Kỳ gần đây mua được từ Nga.
Theo đó, hồi năm 2007, Nga đã triển khai hệ thống này và tuyên bố đây là hệ thống phòng không tối tân nhất từng được sản xuất mà không một hệ thống tên lửa đất đối không nào khác trên thế giới có thể sánh được. Tờ báo Mỹ mỉa mai rằng tuy nhiên, năng lực này đã chưa có dịp để chứng minh trên thực tế.
Cuộc thử nghiệm thành công đầu tiên của loại tên lửa 40N6E của hệ thống S-400 này diễn ra hồi năm 2015, tức 7 năm sau khi triển khai. Các cuộc thử nghiệm đã không kết thúc cho đến tháng 7/2018. Và hồi tháng 2/2018, lô tên lửa đầu tiên loại này được chuyển giao bán cho Trung Quốc.
Theo New York Times, con tàu chở lô tên lửa này gặp bão. Mặc dù toàn bộ số tên lửa được cho là đóng gói cẩn trọng song giới chức Nga tuyên bố lô hàng bị ngấm nước và cần bị hủy.
Tờ báo Mỹ viết: "Vì vậy, chúng ta có thể chắc chắn rằng điều khiến S-400 không có đối thủ chính là điều mà hệ thống này phải mất 11 năm để chính thức được triển khai. Và chúng ta vẫn không thể biết được liệu nó có hoạt động được đầy đủ hay không. Chỉ có trời mới biết Thổ Nhĩ Kỳ sắp có được thứ gì".
Nga tháo dỡ các thành phần của S-400 từ máy bay vận tải chuyển giao cho Thổ Nhĩ Kỳ
New York Times nêu thêm một ví dụ khác là tên lửa hành trình siêu thanh Avangard. Đây là một trong sáu loại vũ khí chiến lược mới của Nga mà Tổng thống Putin công khai khi đọc Thông điệp Liên bang hôm 1/3/2018.
Bộ Quốc phòng Nga, theo cách nói của New York Times, đã "hãnh diện" tuyên bố tên lửa này, khi được phóng, có thể đạt vận tốc nhanh hơn 27 lần tốc độ âm thanh, có thể thay đổi đường bay linh hoạt ở tốc độ cao trước khi tới mục tiêu, khiến nó khó bị ngăn chặn bởi bất kỳ hệ thống phòng thủ nào.
Tờ báo Mỹ cho rằng, dĩ nhiên Avangard có tốc độ quay trở lại bầu khí quyển Trái Đất cực lớn, song mọi đầu đạn của tên lửa đạn đạo khác đều có khả năng này. Avangard có tốc độ bay cực nhanh vì nó được gắn những cánh nhỏ.
Thế nhưng, việc gắn cánh nhỏ cho tên lửa đạn đạo để đem lại khả năng bay linh hoạt trên không là một ý tưởng thực sự lỗi thời.
Tờ báo Mỹ cho rằng với một tên lửa đạn đạo mang theo đầu đạn có khả năng quay trở về khí quyển mà bay ở tốc độ tối đa có ưu thế về khả năng di chuyển song lại mất đi tính chính xác.
Ghen tị với Nga?
Một ví dụ tiếp theo được tờ báo Mỹ đưa ra là về tên lửa siêu thanh chống hạm Zirkon vốn được mệnh danh là siêu "rồng lửa" có vận tốc gấp 8 lần vận tốc âm thanh. Thế nhưng, tờ báo Mỹ cho rằng mỗi lần giới chức Nga nói về Zirkon thì Nga lại đưa ra hình ảnh tên lửa hành trình siêu thanh X-15A Waverider của Mỹ.
Theo New York Times, thông thường, có hai cách để tấn công tàu. Mỹ dùng tên lửa hành trình Harpoon có tốc độ bay thấp hơn tốc độ âm thanh, còn Nga lại chọn tên lửa siêu thanh.
Mặc dù có những thành công nhất định nhưng Liên Xô chưa bao giờ chọn tên lửa siêu thanh chống hạm. Nguyên nhân là nhiệt độ cực lớn tạo ra ở vận tốc siêu thanh nên tên lửa này không thể bay thấp hơn 25 dặm (khoảng hơn 40 km), khiến nó dễ bị tên lửa đánh chặn bắn hạ.
Ngoài ra, một bất lợi là tên lửa này không thể bay ở bất kỳ độ cao nào và nhất là khi có nguy cơ gặp nạn khi bay ở tầm thấp.
Hình ảnh tên lửa Zircon được công bố trên truyền hình nhà nước Nga
Tờ báo Mỹ nhấn mạnh Liên Xô chọn không sản xuất tên lửa siêu thanh chống hạm không phải vì không thể chế tạo được mà vì chúng sẽ trở nên vô dụng. Chúng chỉ là thứ vũ khí kỳ diệu đối với một cuộc chiến trên máy tính, song không có gì kỳ diệu trong lĩnh vực chế tạo của thế giới thực.
Người Mỹ tin rằng hầu hết khí tài quân sự mà Putin đang phô trương đều "mang dáng dấp" thời Liên Xô, đồng thời cho rằng đó là thời mà những dự án vũ khí tỏ ra "chết yểu".
Thậm chí, New York Times cho rằng, các loại vũ khí thậm chí còn bị chính quân đội Liên Xô khước từ không phải vì chúng quá tối tân mà vì chúng không thể sử dụng được trên thực tế.
Chính vì vậy, tờ báo Mỹ cho rằng Nga đang sử dụng những "lời đường mật" và ca ngợi "quá lời" như với trường hợp của S-400.
Moscow không chỉ thường xuyên dẫn lại những loại vũ khí tối mật song thất bại từ thời Liên Xô mà còn cố gắng "xào xáo" chúng để biến chúng thành sự thành công trong quan hệ công chúng.
Dàn máy bay chiến đấu chủ lực của Nga ở Syria vốn có từ thời Liên Xô
Những đánh giá trên được New York Times đưa ra trong bối cảnh vũ khí Nga vẫn thu hút khách hàng, trong đó có cả đồng minh của Mỹ, bất chấp mọi chiêu trò ngăn cản và lời đe dọa trừng phạt từ Washington, đặc biệt là hệ thống tên lửa S-400.
Sputnik cho biết, tính đến cuối năm 2018, danh mục đặt hàng của Rosoboronexport đã vượt quá 50 tỷ USD, bao gồm máy bay chiến đấu thế hệ 4 , máy bay trực thăng, hệ thống tên lửa phòng không hạng nặng và hệ thống phòng không vác vai, xe bọc thép đáng tin cậy, vũ khí bô binh va đạn dược.
Bất chấp các lệnh trừng phạt của phương Tây, khach hang nước ngoài vẫn "xếp hàng dài" mua vũ khí Nga sau chiến dịch quân sự thành công ở Syria và sau nhiều cuộc tập trận.
Thành Minh
Theo baodatviet
Nóng : Nga- Trung Quốc triệu tập LHQ họp khẩn vì Mỹ Nga và Trung Quốc đã triệu tập họp Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc vì kế hoạch của Mỹ về chế tạo và triển khai tên lửa tầm trung. Sputnik đưa tin dẫn nguồn từ thông báo của ông Dmitry Polyansky quyền đại diện thường trực của tổ chức quốc tế. Một cuộc họp của Liên Hợp Quốc. Cuộc họp sẽ diễn...