Nga cảnh báo về các lệnh trừng phạt của phương Tây
Ngày 2/2, Điện Kremlin cho biết Nga đã có sẵn kế hoạch để chống lại các biện pháp trừng phạt của Mỹ và giảm thiểu các hậu quả của chúng, đồng thời hối thúc Nhà Trắng chấm dứt các động thái làm “gia tăng căng thẳng” ở châu Âu.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov. Ảnh: AFP/TTXVN
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Moskva đang chuẩn bị để giảm thiểu tác động của mọi biện pháp trừng phạ của Washington. Ông cho hay hiện chưa có kế hoạch nào cho vòng thứ 2 cuộc đàm phán giữa Nga và Mỹ về các đảm bảo an ninh mà Moskva tìm kiếm.
Trong khi đó, cũng ngày, Đại sứ Nga tại Nhật Bản Mikhail Galuzin cảnh báo kế hoạch của Nhật Bản nhằm áp dụng các biện pháp trừng phạt chống lại Nga sẽ “phản tác dụng”. Tuyên bố này được đưa ra sau khi Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio cam kết thực hiện “hành động mạnh mẽ nhằm đáp trả bất kỳ cuộc tấn công nào” của Nga nhằm vào Ukraine trong cuộc gặp trực tuyến với Tổng thống Mỹ Joe Biden tháng trước.
Phát biểu với báo giới tại Tokyo, Đại sứ Galuzin nói: “Tôi nghĩ rằng những tuyên bố về cái gọi là hành động mạnh mẽ chống lại Nga sẽ phản tác dụng. Chúng sẽ không đóng góp vào việc tạo ra bầu không khí tích cực cho cuộc đối thoại giữa Nga và Nhật Bản.”
Video đang HOT
Theo Đại sứ Galuzin, bất kỳ biện pháp trừng phạt nào mà Tokyo áp dụng cũng sẽ “đi ngược lại thỏa thuận” giữa lãnh đạo hai nước về việc phát triển mối quan hệ toàn diện giữa Nga và Nhật Bản. Ông cho rằng chính sách chống Nga của Nhật Bản liên quan đến vấn đề Ukraine có thể ảnh hưởng tới các cuộc đàm phán hiệp ước hòa bình trong tương lai.
Bên cạnh đó, Đại sứ Nga cũng lên án kế hoạch mở rộng về phía Đông của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) như một hành động tạo ra “cuộc khủng hoảng sâu sắc và có hệ thống”.
Trong một diễn biến liên quan, ngày 1/2, Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) về chính sách đối ngoại và an ninh kiêm Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Josep Borrell đã tiến hành điện đàm 4 bên với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg và Chủ tịch luân phiên Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) – Ngoại trưởng Ba Lan Zbigniew Rau.
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, các bên đã thảo luận về những diễn biến mới nhất và các hoạt động ngoại giao liên quan đến tình hình tại Ukraine cũng như các yêu cầu của Moskva về an ninh châu Âu. Các bên tái khẳng định sự cần thiết phải tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của kiến trúc an ninh châu Âu, đồng thời nhất trí tiếp tục thảo luận để giải quyết tình hình an ninh hiện nay, thông qua sự can dự song phương và đa phương và phối hợp chặt chẽ ở tất cả các cấp.
Quan hệ Nga và phương Tây đã leo thang căng thẳng trong những ngày gần đây khi Mỹ và NATO cho rằng có khả năng Nga triển khai hành động quân sự đối với Ukraine. Tuy nhiên, phía Moskva luôn bác bỏ và khẳng định những cáo buộc trên là động thái làm leo thang căng thẳng vô căn cứ, đồng thời nhấn mạnh Nga không gây đe dọa cho bất cứ quốc gia nào. Moskva cũng cảnh báo mưu toan dùng giải pháp quân sự cho cuộc khủng hoảng miền Đông Ukraine sẽ gây hậu quả nghiêm trọng.
Nga vẫn thấy cơ hội đối thoại về an ninh với Mỹ
Người phát ngôn Điện Kremlin, Dmitry Peskov ngày 27/1 cho biết có cơ hội tiếp tục đối thoại với Mỹ dù các yêu cầu chính về an ninh của Nga vẫn chưa được Washington phúc đáp.
Người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông Peskov mô tả căng thẳng hiện nay tại châu Âu gợi nhớ đến Chiến tranh Lạnh, tuy nhiên sẽ cần thời gian để Moskva đánh giá câu trả lời của Mỹ đối với các yêu cầu sâu rộng về an ninh. Ông nhấn mạnh cả hai bên đều mong muốn tiếp tục đối thoại, cho dù các đánh giá của Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) về các yêu cầu chính của Nga về an ninh là không thể chấp nhận được và không đem lại nhiều lạc quan.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cùng ngày tuyên bố phản hồi của Mỹ đối với các yêu cầu an ninh của Moskva mang lại hy vọng để bắt đầu các cuộc đối thoại nghiêm túc, song chỉ liên quan đến các vấn đề thứ yếu, không phải vấn đề căn bản.
Ngoại trưởng Lavrov nhấn mạnh Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ quyết định các bước đi tiếp theo của Moskva sau khi Mỹ và NATO đã trao cho Nga văn bản phản hồi về các đề xuất đảm bảo an ninh hôm 26/1.
Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, Dmitry Medvedev cùng ngày tuyên bố Nga và Mỹ cần can dự ngoại giao để giải quyết bế tắc liên quan đến vấn đề Ukraine và "không nên gia tăng căng thẳng để kiếm điểm chính trị". Ông nhấn mạnh con đường quan trọng nhất và duy nhất là một thỏa thuận thực sự về các bảo đảm an ninh thông qua các biện pháp ngoại giao chính trị, đàm phán, theo nguyên tắc không chia cắt an ninh.
Liên quan đến đàm phán 4 bên về Ukraine, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba ngày 27/1 cũng hoan nghênh kế hoạch của Nga tiếp tục đàm phán vào đầu tháng 2 và cho rằng đây là dấu hiệu Moskva hướng tới tìm một giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng hiện nay.
Ông Kubela cho biết các cố vấn nhất trí tiếp tục gặp nhau tại Berlin (Đức) sau 2 tuần nữa sau khi các giới chức cấp cao Nga và Ukraine gặp nhau tại Paris với đại diện của Pháp và Đức hôm 26/1.
Trong diễn biến liên quan, trong cuộc điện đàm giữa Bộ trưởng Ngoại giaoTrung Quốc Vương Nghị và người đồng cấp Mỹ Antony Blinken ngày 26/1, nhà ngoại giao Trung Quốc đã kêu gọi tất cả các bên liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine giữ bình tĩnh và tránh gia tăng căng thẳng. Ông cũng ủng hộ các yêu cầu về an ninh mà Nga đề xuất với Mỹ và NATO.
Nga cáo buộc NATO làm căng thẳng gia tăng Ngày 24/1, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cáo buộc Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) làm gia tăng căng thẳng sau khi khối quân sự do Washington dẫn đầu tuyên bố đang củng cố hệ thống phòng thủ phía Đông của châu Âu. Người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov. Ảnh: AFP/TTXVN Trả lời báo...