Nga cảnh báo Ukraine “lãnh hậu quả” về việc sửa đổi thỏa thuận Biển Azov
Azov vốn là vùng biển chung của cả Ukraine và Nga, do việc Ukraine rút khỏi thỏa thuận với Nga về biển Azov sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc di chuyển của tàu thuyền trên vùng biển này, từ đó dẫn đến nhiều hậu quả không mong muốn cho các bên.
Nga cảnh báo Ukraine hậu quả của việc sửa đổi thỏa thuận về Biển Azov
Mới đây, giám đốc Vụ hai phụ trách về các nước CIS thuộc Bộ Ngoại giao Nga Andrei Rudenko nhấn mạnh, việc sửa đổi Hiệp ước Kiev về biển Azov sẽ dẫn đến những hậu quả hữu hình.
Trước đó, người đứng đầu Bộ Ngoại giao Ukraine, ông Pavel Klimkin, tiết lộ rằng Kiev dự định sẽ chấm dứt thỏa thuận với Nga về tình trạng của biển Azov, hiện đang được coi như là vùng biển nội bộ của cả hai nước. Ông cũng nói về “kế hoạch bí mật” sẽ phối hợp với các đối tác phương Tây ở Biển Azov, tuy nhiên không tiết lộ chi tiết.
Nhà ngoại giao Nga Rudenko cho biết: “Bất kỳ thỏa thuận nào cũng có chứa điều khoản cho phép một trong các bên ký kết rút khỏi thỏa thuận đó, vì vậy nếu họ đưa ra quyết định như vậy, thì đó là việc của họ, nhưng điều này, tất nhiên sẽ dẫn đến hậu quả nhất định đối với cả Ukraine và Nga”.
Video đang HOT
Ông nhắc lại rằng, theo các điều khoản chính của tài liệu, về mặt lịch sử Biển Azov là vùng biển nội địa của hai nước. Điều đó có nghĩa là phương thức di chuyển tàu thuyền đều phải tuân theo luật của hai quốc gia.
“Có một điều khoản quy định, rằng các tàu quân sự nước ngoài chỉ có thể đi qua eo biển tại Azov khi có được sự đồng ý của cả hai bên. Nếu không có thỏa thuận giữa Ukraine và Nga, thì không có tàu thuyền nước ngoài nào có thể vào đó “, nhà ngoại giao giải thích.
Trước đó, Kiev đã tuyên bố ý định tăng cường sự hiện diện quân sự trên Biển Azov. Đặc biệt, chỉ huy lực lượng mặt đất thuộc lực lượng vũ trang Ukraine Sergey Popko đã đề cập tới việc điều quân đội Ukraine sang biển Azov. Ngoài ra, “Cổng thông tin quân sự Ukraine” đã viết về việc gửi xe bọc thép đến vùng lãnh hải trên biển Azov. Tổng thống Petro Poroshenko giải thích rằng các tàu sẽ trở thành một phần của căn cứ hải quân mới.
Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga lưu ý, kế hoạch xây dựng căn cứ quân sự của Kiev là một việc làm không thực tế. Theo đó, đại biểu từ Crimea Ruslan Balbek tin chắc, rằng Ukraine sẽ chỉ mang được một vài chiếc thuyền cập cảng, nhưng họ sẽ kéo theo hàng trăm nhà báo. Thêm vào đó vẫn còn tồn tại một loạt những vấn đề rắc rối ở “phần hậu trường” mà Kiev chưa đề cập tới.
Theo infonet
Ukraine tính xây căn cứ hải quân gần Crimea
Chính phủ Ukraine đã thông báo kế hoạch xây dựng căn cứ hải quân gần biển Azov, khu vực nằm giữa Crimea, Nga và Ukraine.
Biển Azov (khoanh tròn đỏ) nằm giữa bán đảo Crimea, Ukraine và Nga (Ảnh: RIA)
Sputnik đưa tin, Ukraine ngày 16/9 đã thông báo kế hoạch xây dựng căn cứ hải quân ở khu vực biển Azov. Thông tin này được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Đặc phái viên Ukraine của Tổng thống Mỹ Donald Trump Kurt Volker nói rằng Mỹ đang cân nhắc chuyển thêm vũ khí sát thương tới Ukraine để chống lại lực lượng ly khai.
Phát biểu với các phóng viên ở Kiev, ông Volker cho biết Ukraine đã cải thiện năng lực phòng vệ của nước này trong những năm gần đây, song "vẫn còn một số lỗ hổng".
"Bất kể lỗ hổng này nằm ở đâu, chúng tôi cũng sẵn sàng ngồi xuống và trao đổi với Ukraine để tìm hiểu xem họ cần những gì. Họ có thể mua mọi thứ thông qua các thương vụ vũ khí nước ngoài của chúng tôi", ông Volker nói.
Ông Volker cũng cho biết Mỹ hiện đang quan ngại về việc Nga mở rộng hiện diện hải quân ở khu vực biển Azov.
Ngày 30/8, Bộ Ngoại giao Mỹ từng cáo buộc Nga "gây rối trên tuyến đường vận tải quốc tế trên biển" tại biển Azov và eo biểu Kerch. Washington còn cho rằng Nga dường như muốn gây bất ổn cho Ukraine, nhấn mạnh rằng Moscow đã cấm 16 tàu thương mại tới cảng Ukraine trên biển Azov.
Ukraine và phương Tây thường xuyên chỉ trích việc Nga xây dựng cầu nối giữa lãnh thổ nước này và bán đảo Crimea là bất hợp pháp. Họ cho rằng việc Nga hiện diện quân sự ở đường biên giới phía tây của Nga và vùng biển xung quanh là hành động "ngăn chặn và uy hiếp các hoạt động kinh tế".
Mâu thuẫn giữa Nga và Ukraine leo thang sau sự việc Crimea ly khai Kiev, tái gia nhập trở lại Nga sau cuộc trưng cầu dân ý hồi năm 2014. Ngoài việc phản đối việc trên, Ukraine còn cáo buộc Nga can thiệp vào chính trị nội bộ nước này, nói rằng Nga ủng hộ phe đối lập ở Donbass.
Nga đã nhiều lần lên tiếng mạnh mẽ bác bỏ các cáo buộc nói trên. Hồi tháng 5, Nga đã khánh thành cây cầu nối giữa lãnh thổ Nga rộng lớn và Crimea. Đây là cây cầu dài nhất châu Âu với độ dài 19m, bắt đầu khởi công từ tháng 2/2016 với kinh phí xây dựng khoảng 223 tỷ rúp (3,6 tỷ USD). Cây cầu được xem là công trình biểu tượng cho quá trình thống nhất Nga với Crimea, đồng thời gửi thông điệp tới phương Tây về quyết tâm sáp nhập Crimea của Nga. Truyền thông Nga ca ngợi cây cầu nối Crimea là "công trình thế kỷ".
Hồi tháng 8, ông Oleksandr Turchynov, Thư ký của Hội đồng An ninh và Quốc phòng Ukraine tuyên bố Kiev đã thử thành công một tên lửa hành trình do chính Ukraine chế tạo, nói rằng nó có thể "phá hủy những cây cầu và bến phà chiến lược trong trường hợp kẻ thù của Ukraine dùng chúng để khiêu khích chống lại Kiev".
Đức Hoàng
Tổng hợp
Theo Dantri
Quân đội Ukaine đang ráo riết chuẩn bị tấn công Donbass? Các lực lượng vũ trang Ukraine đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công ở Donbass, đại diện chính thức của Bộ chỉ huy tác chiến của Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng Eduard Basurin cảnh báo. Quân đội Ukraine bị tố đang chuẩn bị tấn công Donbass Trang Fort-russ dẫn lời ông Basurin cho biết, các chuyên gia quân sự của...