Nga cảnh báo Ukraine dùng vệ tinh thương mại trong quân sự
Theo một quan chức Nga về kiểm soát vũ khí, nước này xem việc sử dụng vệ tinh thương mại trong quân sự là không thể chấp nhận.
Một binh sĩ Ukraine đứng cạnh thiết bị được cho là ăng ten của Starlink tại Donetsk. Ảnh AFP
Hãng TASS ngày 12.4 dẫn lời ông Vladimir Yermakov, Vụ trưởng Vụ Kiểm soát và Không phổ biến vũ khí thuộc Bộ Ngoại giao Nga, cho rằng việc sử dụng vệ tinh thương mại trong hoạt động chiến đấu đang trở thành mối đe dọa ngày càng tăng.
Cụ thể, ông cáo buộc rằng Ukraine chủ động sử dụng mạng lưới vệ tinh phi chiến đấu Starlink (Mỹ) trong các hoạt động quân sự chống lại Nga.
“Nga xem đó là mối đe dọa ngày càng tăng khi các vệ tinh thương mại và cơ sở hạ tầng mặt đất liên quan, được tuyên bố là hệ thống phục vụ mục đích dân sự, được sử dụng để hỗ trợ các hoạt động chiến đấu quân sự và can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia có chủ quyền”, theo ông Yermakov.
Ông Vladimir Yermakov, Vụ trưởng Vụ Kiểm soát và Không phổ biến vũ khí thuộc Bộ Ngoại giao Nga. Ảnh REUTERS
Nhà ngoại giao này nói rằng hành động đó là không thể chấp nhận.
“Chúng tôi cũng tin rằng hậu quả là tính bền vững lâu dài của các hoạt động không gian và nhiều quá trình kinh tế xã hội phụ thuộc trực tiếp vào việc ứng dụng công nghệ vũ trụ sẽ gặp phải những rủi ro phi lý. Yếu tố này ảnh hưởng tới lợi ích của đa số các nước thành viên Liên Hiệp Quốc, nhất là các nước đang phát triển”, ông cảnh báo.
Nga – Ukraine ‘đấu khẩu’ vụ nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia bị tấn công
Vào tháng 12.2023, Bộ trưởng Chuyển đổi Kỹ thuật số Ukraine Mikhail Fyodorov báo cáo rằng nước này có khoảng 47.000 thiết bị đầu cuối Starlink. Các dịch vụ liên lạc mà Starlink cung cấp được quân đội Ukraine sử dụng để điều khiển máy bay không người lái (UAV).
Hôm 10.4, hãng Bloomberg đưa tin Lầu Năm Góc hé lộ về hợp đồng trị giá 23 triệu USD nhằm trang bị các thiết bị đầu cuối của Starlink ở Ukraine.
Một quan chức Mỹ mô tả rằng dịch vụ này là một phần quan trọng trong viện trợ an ninh mà Mỹ đang cung cấp cho Ukraine. Hợp đồng có thời hạn từ tháng 6.2023 và kéo dài đến tháng 5.2024, nhưng chưa rõ có được gia hạn hay không.
Ông chủ SpaceX là tỉ phú Elon Musk nói rằng chúng dành cho mục đích sử dụng cá nhân chứ không phải quân sự. Viết trên mạng xã hội hồi năm ngoái, ông cho rằng Starlink “là xương sống liên lạc của Ukraine, đặc biệt là ở tuyến đầu, nơi gần như toàn bộ kết nối internet khác đã bị phá hủy. Nhưng chúng tôi sẽ không cho phép leo thang xung đột có thể dẫn đến Thế chiến 3″.
Chính quyền và quân đội Ukraine chưa bình luận về cáo buộc mới nhất mà Nga đưa ra.
Trong một diễn biến khác, ông Yermakov nói rằng Phần Lan sẽ hoàn toàn đối diện các biện pháp đối phó quân sự – chính trị của Nga nếu nước này tạo ra mối đe dọa hạt nhân cho Moscow.
Ông đưa ra phát biểu sau khi Phần Lan cho biết nước này có thể cho phép NATO vận chuyển vũ khí hạt nhân.
IAEA yêu cầu ngừng tấn công nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, ngày 11/4, Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Rafael Grossi tuyên bố phải dừng ngay các vụ tấn công bằng máy bay không người lái nhằm vào nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia ở miền Nam Ukraine vì những hành động như vậy có thể tạo ra giai đoạn "mới và cực kỳ nguy hiểm" trong cuộc xung đột hiện nay tại Ukraine.
Tòa nhà bị phá hủy sau một vụ tấn công tên lửa tại Zaporizhzhia, Ukraine ngày 5/4/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong thông báo, Tổng Giám đốc Grossi nhấn mạnh các vụ tấn công nhằm vào nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu dù không gây ra vấn đề liên quan an toàn hạt nhân tại đây, song diễn biến này buộc IAEA phải đưa ra những đánh giá về mức độ rủi ro tiềm ẩn.
Tổng Giám đốc IAEA cũng kêu gọi Hội đồng Thống đốc gồm 35 quốc gia thành viên nhất trí ủng hộ vai trò của cơ quan này trong công tác giám sát các nguyên tắc nhằm ngăn ngừa tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, bao gồm cả nhiệm vụ không để nhà máy bị tấn công. Ông cho biết: "Chúng tôi sẽ nhóm họp và tôi sẽ làm việc với Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc vào tuần tới".
Trước đó, tối 7/4, IAEA cho biết các thiết bị bay không người lái đã tiến hành ít nhất 3 vụ tấn công trực tiếp vào nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, gây hư hại 1 trong 6 tổ máy phát điện, đồng thời khiến 1 người bị thương.
IAEA nhấn mạnh đây là sự cố nghiêm trọng, gây phương hại tới sự toàn vẹn của hệ thống buồng chứa các lò phản ứng hạt nhân.
Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia bị tấn công Tối 7/4, Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) cho biết các thiết bị bay không người lái đã tấn công nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia cùng ngày gây hư hại một trong 6 tổ máy phát điện, song không ảnh hưởng đến an toàn hạt nhân. Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia ở miền nam Ukraine. Ảnh tư liệu:...