Nga: Cảnh báo thoả thuận ngũ cốc có thể không được gia hạn
Ngày 17/6, Thư ký báo chí của Tổng thống Nga Dmitry Peskov cho hay dường như “không có cơ hội” gia hạn thoả thuận cho phép Ukraine xuất khẩu ngũ cốc an toàn qua Biển Đen thông qua vùng biển do Nga kiểm soát.
Thu hoạch lúa mì tại vùng Kharkiv, Ukraine. Ảnh: AFP/TTXVN
Trả lời phỏng vấn hãng tin Izvetia, ông Peskov nói: “Khó có thể dự đoán bất kỳ quyết định cuối cùng nào trong vấn đề này, nhưng tôi có thể nói rằng xét trên thực tế hiện trạng mà chúng ta đang có, thoả thuận này không có cơ hội”.
Thoả thuận ngũ cốc được ký kết vào ngày 22/7/2022 giữa đại diện của Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine và Liên hợp quốc, liên quan đến việc xuất khẩu ngũ cốc, thực phẩm và phân bón của Ukraine qua Biển Đen. Nga đã nhiều lần cảnh báo về việc các nội dung thoả thuận liên quan xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp của Nga không được thực hiện đầy đủ.
Cùng ngày, cũng trong cuộc hội đàm với phái đoàn ngoại giao cấp cao châu Phi tại St.Peterburg, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho hay ngũ cốc xuất khẩu của Ukraine theo thoả thuận đảm bảo đi qua Biển Đen an toàn không giúp giải quyết các vấn đề của châu Phi liên quan giá lương thực toàn cầu cao, bởi vì chỉ 3% ngũ cốc Ukraine được chuyển đến các nước nghèo nhất.
Tổng thống Nga nhấn mạnh cuộc khủng hoảng lương thực xảy ra là do hành động của các nước phương Tây, chứ không phải do chiến dịch quân sự đặc biệt do Nga tiến hành ở Ukraine.
Các nhà lãnh đạo từ Nam Phi, Senegal, Ai Cập, Zambia, Uganda, Cộng hòa Congo và các đảo Comoro đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Putin tại Cung điện Konstantinovsky với hy vọng hòa giải cuộc xung đột với Ukraine, sau khi có chuyến thăm Kiev ngày 16/6.
Ngành nông nghiệp của Ukraine có thể mất 20 năm để phục hồi
Ngành nông nghiệp của Ukraine có thể mất 20 năm hoặc thậm chí lâu hơn để phục hồi sau xung đột.
Đây là nhận định trong báo cáo của Đại học Kinh tế Kiev công bố ngày 14/6.
Nông dân thu hoạch lúa mì trên cánh đồng ở Kharkiv, Ukraine. Ảnh: AFP/TTXVN
Báo cáo cho biết theo kết quả phân tích từ mô hình, một số lĩnh vực sẽ không thể quay về mức trước xung đột, kể cả sau 7 năm hòa bình.
Cụ thể, hoạt động sản xuất hướng dương, lúa mạch và lúa mỳ dự kiến sẽ phục hồi vào năm 2040 trong khi các lĩnh vực sản xuất ngô, lúa mạch đen, yến mạch và cải dầu dự kiến phục hồi vào năm 2050. Điều này đồng nghĩa rằng Ukraine có thể mất 20 năm để khôi phục sản lượng nông nghiệp đang chịu ảnh hưởng xung đột.
Theo Bộ Nông nghiệp Ukraine, nước này thu hoạch 106 triệu tấn ngũ cốc và hạt có dầu trong năm 2021, song sản lượng có nguy cơ giảm xuống còn 65 triệu tấn vào năm 2023.
Ukraine là nhà xuất khẩu lúa mỳ, ngô, hạt và dầu hướng dương lớn của thế giới. Tuy nhiên, sản lượng của nước này đã giảm mạnh kể từ sau khi căng thẳng Nga - Ukraine bùng phát vào năm ngoái.
Lý do Nga có thể đạt sản lượng cao kỷ lục, nhưng giá ngũ cốc lại giảm thê thảm Năm 2022, Nga có thể đạt sản lượng ngũ cốc cao chưa từng có, nhưng giá bán trong nước lại giảm xuống mức hoàn toàn không thể chấp nhận được. Thu hoạch lúa mì trên cánh đồng ở Stavropol, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN Người đứng đầu Liên minh ngũ cốc Nga (RGU) Arkady Zlochevsky ngày 16/10 cho biết sản lượng ngũ cốc nước này...