Nga cảnh báo số phận căn cứ quân sự phương Tây ở Ukraine
Quân đội Nga chắc chắn tấn công bất cứ căn cứ quân sự nước ngoài nào ở Ukraine, ông Dmitry Medvedev – Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga – cho hay.
Binh sĩ Ukraine luân chuyển ở vùng Donetsk (ảnh: CNN)
Hôm 25/12, đề cập đến tuyên bố bảo đảm an ninh cho Ukraine mà EU đang dự thảo, ông Medvedev cho rằng, văn kiện này chỉ là “một mảnh giấy vô giá trị”.
Tuy nhiên, tuyên bố bảo đảm an ninh của EU (nếu được thông qua) có thể mở đường cho Ukraine thỏa thuận riêng với từng quốc gia về việc cung cấp vũ khí, huấn luyện quân sự, tài trợ cho các chương trình quân sự và nhiều thứ khác, bao gồm cả việc thành lập các căn cứ quân sự trên lãnh thổ Ukraine, ông Medvedev nhận định.
Theo ông Medvedev, thông qua thỏa thuận bảo đảm an ninh, Kiev có thể lôi kéo một số nước phương Tây “bốc đồng” lập căn cứ quân sự trên đất Ukraine.
Video đang HOT
“Đây là một cuộc diễn tập, chúng tôi sẽ không kết nạp Ukraine vào NATO vì chúng tôi không muốn chiến tranh với Nga. Nhưng, trên cơ sở các quốc gia riêng lẻ, hãy làm điều các bạn muốn”, ông Medvedev bình luận về kế hoạch của phương Tây.
Ông Medvedev cảnh báo, quân đội Nga chắc chắn tấn công bất kỳ căn cứ quân sự nước ngoài nào ở Ukraine, kể cả đó có là căn cứ của thành viên NATO. Vấn đề là NATO có thể kích hoạt Điều 5 hay không.
“Khi Nga tấn công một căn cứ như vậy, và điều này chắc chắn sẽ xảy ra, vì binh sĩ ở căn cứ đó được cử tới Ukraine để chiến đấu với chúng tôi, liệu khối NATO có sẵn sàng cho một phản ứng tập thể hay không”, ông Medvedev đặt vấn đề.
Theo Reuters, Điều 5 của Hiệp ước thành lập NATO, được ký vào năm 1949, quy định, cuộc tấn công nhằm vào một nước thành viên sẽ bị coi là tấn công nhằm vào toàn khối. Đây là nguyên tắc phòng thủ tập thể của NATO.
Bình luận của ông Medvedev được đưa ra sau khi ông Andrey Sibiga – phó Chánh văn phòng Tổng thống Ukraine – nói rằng, hiện còn 6 thành viên EU là Áo, Croatia, Ba Lan, Hungary, Slovakia và Malta chưa ủng hộ việc bảo đảm an ninh cho Ukraine.
Ông Sibiga cho rằng, 6 nước thành viên EU nói trên sẽ sớm thay đổi quan điểm.
Hồi tháng 7/2023, G7 – nhóm 7 cường quốc công nghiệp hàng đầu thế giới – đã thông qua cam kết an ninh với Ukraine. G7 tuyên bố sẽ tiếp tục hỗ trợ an ninh, vận chuyển vũ khí, huấn luyện quân sự, chia sẻ thông tin tình báo và hỗ trợ tài chính cho Ukraine.
Tuy nhiên, G7 không đưa ra khung thời gian cụ thể để thực hiện các cam kết an ninh này
Theo RT, Ukraine hy vọng rằng G7 sẽ thực hiện các cam kết an ninh trước hội nghị thượng đỉnh tiếp theo của NATO tại Washington vào tháng 7/2024.
Israel tuyên bố phá hủy 90% cơ sở quân sự của Iran ở Syria
Theo các quan chức Israel, nước này đã thành công trong việc kiềm chế gần như hoàn toàn khả năng Iran chuyển vũ khí cho Syria và sản xuất vũ khí ở đó.
Không quân Israel hoạt động để chống lại các mối đe dọa mới và đang phát triển trong khu vực. Ảnh: IDF
Tờ Bưu điện Jerusalem (jpost.com) ngày 23/10 dẫn lời các quan chức quốc phòng hàng đầu của Israel cho biết, quân đội nước này đã phá hủy khoảng 90% cơ sở hạ tầng quân sự của Iran ở Syria.
Cụ thể, Israel trong những năm qua đây đã thành công trong việc kiềm chế gần như hoàn toàn khả năng Iran chuyển vũ khí cho Syria, sản xuất vũ khí ở quốc gia Trung Đông từng bị nội chiến kéo dài này và thiết lập một căn cứ với các lực lượng thân Iran.
Mới nhất đêm 21/10, Israel đã tấn công tên lửa nhằm vào các địa điểm quân sự ở khu vực lân cận sân bay Quốc tế Damascus của Syria và vùng nông thôn phía Tây Nam của thành phố này. Tính từ đầu năm 2022 đến nay, Israel đã thực hiện 26 cuộc tấn công tên lửa nhằm vào các địa điểm quân sự ở Syria.
Các quan chức an ninh Israel nhấn mạnh rằng họ đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho các tuyến đường vận chuyển bí mật cả trên biển, trên không và trên bộ từ Iran đến Syria. Trong khi đó, bất chấp căng thẳng giữa Israel và Nga - quốc gia gần đây đã cảnh báo Israel không chuyển giao vũ khí cho Ukraine - cơ chế ngăn chặn xung đột giữa Nga và Israel ở Syria vẫn hoạt động bình thường.
Kết quả của các cuộc tấn công từ Israel là khả năng sản xuất vũ khí và đạn dược của quân đội Syria cũng bị tổn hại vì Iran và lực lượng Hezbollah cũng sử dụng chung các nhà máy để sản xuất vũ khí.
Các quan chức quốc phòng Irael cho biết trọng tâm của các cuộc tấn công trong những năm gần đây cũng nhằm ngăn chặn việc "buôn lậu" các thành phần cho CERS - Trung tâm D'Etudes et de Recherches Scientifiques ở Masyaf được Iran sử dụng để sản xuất tên lửa và vũ khí tiên tiến cho các lực lượng "ủy nhiệm" của họ.
Một kết quả khác mà phía Israel rút ra là Tổng thống Syria Bashar Assad đã giảm bớt hoạt động của Iran và Hezbollah trên lãnh thổ nước này với trọng tâm là Cao nguyên Golan và khu vực miền Nam của Syria.
Theo các nguồn tin ở Israel, ông Assad có thể nhận thấy rằng trong những năm tới, chính quyền Syria sẽ khó có thể giành lại các vùng lãnh thổ bị người Kurd, bao gồm cả người Thổ Nhĩ Kỳ chiếm đóng, và thay vào đó, ông đang tập trung sức mạnh của mình vào việc khôi phục sự ổn định cho các thành phố lớn với trọng tâm là Damascus và các vùng ven biển của nước này.
Armenia và Azerbaijan cáo buộc lẫn nhau vi phạm lệnh ngừng bắn Ngày 28/9, Armenia và Azerbaijan đã cáo buộc lẫn nhau vi phạm lệnh ngừng bắn từng giúp chấm dứt đợt giao tranh đẫm máu kéo dài 2 ngày hồi giữa tháng 9 - đợt vi phạm thứ 2 chỉ trong vòng 5 ngày qua. Binh sĩ và xe quân sự của Azerbaijan di chuyển qua thị trấn Lachin, gần khu vực biên giới...