Nga cảnh báo ớn lạnh nếu Trump rút khỏi hiệp ước thủ tiêu tên lửa
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov tuyên bố nếu Mỹ tiếp tục đơn phương rút khỏi các hiệp ước, Nga sẽ có những biện pháp đáp trả, bao gồm cả biện pháp quân sự.
Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Ông Ryabkov cho biết Nga lên án những hành động gần đây của Mỹ nhằm thuyết phục Nga có những sự nhượng bộ về ổn định chiến lược. “Nhưng chúng ta không muốn để mọi chuyện đi tới bước đường cùng này”, ông Ryabkov nói.
Theo ông Ryabkov, Nga mong muốn tiếp tục đối thoại với Mỹ để giải quyết những vấn đề hai bên cùng quan tâm liên quan đến Hiệp ước thủ tiêu tên lửa tầm trung và tầm ngắn (INF).
Video đang HOT
Thứ trưởng Ryabkov cho hay, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton đã đến Nga ngày 21.10 và Nga hy vọng Mỹ có những lời giải thích rõ ràng liên quan đến vấn đề INF.
Trong khi đó cùng ngày, Tổng thống Mỹ Donald Trump trong khi bình luận về việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước về loại bỏ các tên lửa tầm trung và tầm ngắn (DDSMD) với Nga, đã tuyên bố rằng Washington sẽ phát triển vũ khí.
“Chúng tôi đang có kế hoạch hủy bỏ thỏa thuận, chúng tôi định rút khỏi thỏa thuận này. Chúng tôi cần phát triển các loại vũ khí”, ông Trump nói với các phóng viên.
Ông Trump tuyên bố rằng, Mỹ “tuân thủ thỏa thuận”, “nhưng tiếc là Nga lại không tuân thủ văn kiện này”.
“Nga đang vi phạm thỏa thuận. Họ đã làm điều này trong vòng nhiều năm. Tôi không biết tại sao Tổng thống Barack Obama không đàm phán hay không rút khỏi thỏa thuận”, ông Trump nói.
Hiệp ước về tên lửa tầm trung và tầm ngắn được ký kết vào ngày 8 tháng 12 năm 1987 trong chuyến thăm của lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev tới Washington. Lần đầu tiên trong lịch sử, các bên đưa ra quyết định cấm toàn bộ lớp vũ khí tên lửa với tầm xa từ 500 đến 1000 và từ 1000 đến 5500 km, bao gồm cả tên lửa R-12 và R-14 mà Liên Xô đã triển khai tại Cuba vào năm 1962, là nguyên nhân gây ra khủng hoảng vịnh Caribbean.
Theo Danviet
Trump hứng chỉ trích từ "người nhà" vì rút Mỹ khỏi hiệp ước với Nga
Dự định rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) sẽ phá hủy mọi nỗ lực ngoại giao song phương kéo dài hàng thập kỷ giữa Mỹ và Nga trong vấn đề kiểm soát quân bị.
Thượng nghị sĩ Mỹ Rand Paul của Đảng Cộng hòa. Ảnh: AP.
Vào hôm qua (20.10), ngay sau khi Tổng thống Donald Trump công bố dự định rút nước Mỹ ra khỏi Hiệp ước INF với cáo buộc Nga vi phạm thỏa thuận, Thượng nghị sĩ Rand Paul thuộc Đảng Cộng hòa (của Tổng thống Trump - PV) đã lên tiếng quan ngại về quyết định sốc này.
"Hàng thập kỷ nỗ lực kiểm soát vũ khí từ thời Tổng thống Ronald Reagan sẽ thành vô nghĩa. Chúng ta không nên rút khỏi INF. Thay vào đó, nước Mỹ cần tìm cách giải quyết các vấn đề liên quan tới hiệp ước và tiếp tục duy trì nó", ông Paul viết trên trang Twitter cá nhân vào tối muộn.
Hiệp ước Các lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) được Mỹ và Nga ký từ năm 1987. Hiệp ước này cấm hai bên phát triển mọi loại tên lửa hành trình phóng từ mặt đất có tầm bắn 500-5.500 km.
Được biết, cả Nga và Mỹ đều nhiều lần cáo buộc nhau vi phạm hiệp ước. Tuy nhiên, chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống Barack Obama vẫn quyết định không từ bỏ hiệp ước với Moscow.
Theo Danviet
Nóng: Putin phản ứng về vũ khí hiểm Mỹ bí mật làm ở biên giới Nga Tổng thống Nga Putin cảnh báo Mỹ đang phát triển "vũ khí di truyền" tại một phòng thí nghiệm nghiên cứu bí mật ở Gruzia, sát biên giới Nga. Tổng thống Nga Putin. Putin nói rằng các báo cáo về sự phát triển vũ khí sinh học trong một phòng thí nghiệm ở Gruzia - được gọi là Trung tâm Luger. Theo những...