Nga cảnh báo Mỹ “hậu quả không báo trước” nếu cung cấp vũ khí cho Ukraine
Nga đã gửi công hàm ngoại giao chính thức cho Mỹ trong tuần này, cảnh báo việc Washington và đồng minh tiếp tục vận chuyển vũ khí cho Ukraine có thể dẫn đến “những hậu quả không báo trước”, Washington Post đưa tin ngày 15/4.
Hãng tin này cho biết họ có bản sao của tài liệu trên, được gửi đi sau khi Tổng thống Biden thông qua gói hỗ trợ quân sự trị giá 800 triệu USD, cho thấy sự mở rộng đáng kể quy mô các loại vũ khí mà Mỹ cung cấp cho Ukraine.
Ukraine tiếp nhận các tên lửa FGM-148 Javelin được chuyển tới sân bay Boryspil ở Kiev, Ukraine. Ảnh: AFP
Từ 24/2 đến nay, các khoản hỗ trợ quân sự của Mỹ cho Ukraine đã lên hơn 2,5 tỷ USD, công hàm được Đại sứ quán Nga tại Washington gửi tới Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay. Công hàm này được đặt tên là “Những mối lo ngại của Nga trước những đợt vận chuyển vũ khí và thiết bị quân sự lớn cho chính quyền Kiev”.
Công hàm trên cáo buộc Mỹ và NATO vi phạm những nguyên tắc cơ bản của việc quản lý quá trình chuyển giao vũ khí cho các khu vực xung đột và cho rằng NATO đang gây sức ép với Ukraine để từ bỏ quan hệ với Nga. Moscow cũng cáo buộc Washington đang buộc các quốc gia khác phải dừng hợp tác về quân sự và kỹ thuật với Nga, đồng thời Washington cũng đang khuyến khích các quốc gia sở hữu những vũ khí thời Liên Xô vận chuyển chúng cho Ukraine.
“Chúng tôi kêu gọi Mỹ và các đồng minh của nước này dừng việc quân sự hóa vô trách nhiệm Ukraine, điều có thể dẫn đến những hậu quả không thể dự đoán cho an ninh khu vực và quốc tế”, Washington Post dẫn công hàm trên cho hay.
Đại sứ quán Nga và Bộ Ngoại giao Nga hiện chưa bình luận về việc này cũng như chưa đưa ra phản hồi chính thức./.
Thượng viện Mỹ thông qua dự luật đơn giản hóa hỗ trợ quân sự cho Ukraine
Ngày 7/4, Thượng viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua dự thảo luật cho vay - cho thuê, được soạn thảo để đơn giản hóa việc cung cấp hỗ trợ quân sự cho Ukraine.
Tòa nhà Quốc hội Mỹ tại Washington, DC. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo kết quả bỏ phiếu được công bố trên trang web của Thượng viện, các thượng nghị sĩ Mỹ đã nhất trí ủng hộ dự luật.
Thông cáo cho biết: "Dự luật tạm thời loại bỏ một số hạn chế liên quan đến thẩm quyền của tổng thống trong việc cho thuê hoặc cung cấp thiết bị quân sự nếu được dành cho Chính phủ Ukraine và cần thiết để bảo vệ dân thường". Trong số các khả năng cung cấp có "khả năng mạng và phương tiện" của Mỹ.
Cùng ngày, Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba cho biết ông đã gặp các ngoại trưởng từ các nước thuộc Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) và thảo luận về khả năng các nước này có thể nâng hỗ trợ quân sự, kinh tế và nhân đạo cho Ukraine lên cấp độ tiếp theo.
Trong bối cảnh tình hình nhân đạo tại nhiều địa phương ở Ukraine đang xấu đi, Nga cho biết nước này đã tiến hành nhiều hoạt động nhân đạo tại miền Đông Ukraine. Kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt đến nay, tổng cộng 602.106 người, trong đó có 119.847 trẻ em, đã sơ tán khỏi Ukraine. Nga cũng đã chuyển hơn 8.000 tấn hàng viện trợ nhân đạo là các nhu yếu phẩm, thuốc men đến Ukraine và tiến hành 750 hoạt động nhân đạo ở khu vực Luhansk, Donetsk, Zaporizhzhia và Kherson. Nga cũng đã thiết lập hơn 9.500 điểm lưu trú tạm thời để tiếp nhận những người sơ tán từ Ukraine.
Tây Ban Nha trục xuất 25 nhà ngoại giao Nga Tây Ban Nha sẽ trục xuất 25 nhà ngoại giao Nga và nhân viên đại sứ quán nước này khỏi Madrid. Ngoại trưởng Tây Ban Nha Jose Manuel Albares. Ảnh: AP Ngoại trưởng Tây Ban Nha Jose Manuel Albares xác nhận thông tin trên vào ngày 5/4. Hãng thông tấn Reuters (Anh) dẫn lời ông Jose Manuel Albares cho biết:"Chúng tôi đã quyết...