Nga cảnh báo Mỹ đang trực tiếp tham chiến trong cuộc xung đột ở Ukraine
Hôm thứ Tư (15/3), sau vụ rơi máy bay không người lái MQ-9 Reaper của Mỹ trên Biển Đen, Nga cho rằng Mỹ đang trực tiếp tham chiến trong cuộc xung đột ở Ukraine, đồng thời yêu cầu Mỹ tránh xa vùng không phận của mình.
Mỹ và Nga đã đổ lỗi cho nhau về vụ việc máy bay không người lái MQ-9 Reaper của Mỹ rơi xuống Biển Đen. Nga cho biết đây là bằng chứng cho thấy Mỹ đang trực tiếp tham chiến vào cuộc xung đột ở Ukraine, trong khi đó, Mỹ cho rằng sự “liều lĩnh và thiếu chuyên nghiệp” của Nga là nguyên nhân gây ra vụ việc.
Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov. Ảnh: Reuters
Trước các cáo buộc của Mỹ, Nga phủ nhận việc tiêm kích Su-27 va chạm vào máy bay không người lái MQ-9 và cho biết chiếc UAV này hoàn toàn tự mất kiểm soát, giảm độ cao và rơi xuống biển. Mặc dù Mỹ cho biết chiếc MQ-9 có thể sẽ không bao giờ được thu hồi, nhưng Nga tuyên bố sẽ cố gắng trục vớt xác chiếc máy bay không người lái.
Thư ký Hội đồng An ninh Nga Nikolai Patrushev cho biết: “Mỹ liên tục nói rằng họ không trực tiếp tham gia các hoạt động quân sự. Nhưng đây là bằng chứng mới nhất cho thấy Mỹ đang trực tiếp tham chiến (trong cuộc xung đột ở Ukraine)”.
Ngoài ra, Nga cho biết chiếc máy bay không người lái MQ-9 đã tắt bộ tín hiệu khi bay về hướng biên giới nước mình. Hành động này đã bị đại sứ Nga Anatoly Antonov cáo buộc là “sử dụng máy bay không người lái để thu thập thông tin tình báo cho Ukraine nhằm tấn công vào lực lượng vũ trang và lãnh thổ của Nga”.
Ông Antonov đồng thời cũng cho biết hành động tắt bộ tín hiệu của UAV khi bay về hướng biên giới Nga là nguyên nhân gây lo ngại “không thể chấp nhận được” cho quân đội Nga. Sau khi phát hiện chiếc UAV, Nga đã điều động các máy bay chiến đấu để xác định vị trí của nó.
Video đang HOT
“Nếu một máy bay quân sự không người lái của Nga xuất hiện gần New York hoặc San Francisco, Lực lượng Không quân và Hải quân Mỹ sẽ phản ứng như thế nào?” ông Antonov nói, đồng thời kêu gọi Mỹ “ngừng thực hiện các cuộc xuất kích gần biên giới Nga”.
Trước đây, Mỹ thường xuyên tiến hành các chuyến bay giám sát trong không phận quốc tế gần khu vực xung đột Nga – Ukraine. Mỹ nói rằng quân đội của mình không trực tiếp tham chiến, tuy nhiên đã hỗ trợ hàng chục tỷ USD viện trợ quân sự cho Ukraine.
Cho đến hiện tại, cả Mỹ và Nga đều chưa tìm thấy vị trí của chiếc máy bay không người lái bị rơi xuống biển nói trên.
Bao vây dinh thự hơn 10 tiếng, cảnh sát không thể bắt cựu Thủ tướng Pakistan
Cảnh sát Pakistan bao vây dinh thự nhưng không thể vào nhà bắt giữ cựu Thủ tướng Imran Khan khi bị hàng trăm người chống đối.
Hàng chục cảnh sát bao vây dinh thự cựu Thủ tướng Pakistan (ảnh: AP)
Hôm 14/3, cảnh sát Pakistan đã đụng độ hơn 10 tiếng đồng hồ với nhóm người ủng hộ ông Imran Khan. Họ không thể vào nhà riêng để tống đạt lệnh bắt và giữ cựu Thủ tướng Pakistan.
Từ trong dinh thự ở thành phố Lahore (thủ phủ tỉnh Punjab), ông Khan, 71 tuổi, kêu gọi những người ủng hộ "chứng minh cảnh sát sai" và "tiếp tục đấu tranh", kể cả khi ông có bị bắt.
Bên ngoài dinh thự, cảnh sát bắn hơi cay và sử dụng vòi rồng để giải tán đám đông nhưng không thành công. Họ bị những người ủng hộ ông Khan ném gạch và đá.
Nửa đêm ngày 14/3 (giờ địa phương), cảnh sát rút lui khi những người ủng hộ ông Khan kéo đến ngày càng đông. Một số người còn mang theo dùi cui, gậy, để chống đối cảnh sát, theo AP.
Ít nhất 35 người ủng hộ ông Khan đã bị thương do đụng độ với cảnh sát.
Hàng chục cảnh sát bao vây dinh thự cựu Thủ tướng Pakistan (ảnh: AP)
Đám đông đốt xe, dựng rào chắn quanh nhà ông Khan (ảnh: AP)
Ở một số thành phố khác tại Pakistan như Karachi, Islamabad, Rawalpindi, Peshawar, Quetta, người biểu tình cũng xuống đường để phản đối lệnh bắt giữ ông Khan.
Sáng ngày 15/3, ông Khan ra khỏi nhà để gặp gỡ những người ủng hộ đang bảo vệ dinh thự. Họ giữ vị trí suốt đêm, đề phòng cảnh sát bất ngờ xông vào nhà cựu Thủ tướng.
Ông Khan tuyên bố, ông sẵn sàng trình diện tại tòa án vào ngày 18/3. Tuy nhiên, cảnh sát không chấp nhận và yêu cầu ông Khan hợp tác với lực lượng an ninh.
Cuộc đối đầu bên ngoài dinh thự của ông Khan vẫn tiếp diễn, theo AP.
Hôm 15/3, chính quyền tỉnh Punjab thông báo, hơn 100 cảnh sát đã bị thương khi đụng độ với nhóm người ủng hộ ông Khan. Chính quyền Punjab phủ nhận việc cảnh sát dùng súng để đối phó đám đông.
Fawad Chaudhry - lãnh đạo cao cấp thuộc đảng PTI của ông Khan - tuyên bố, hàng trăm người sẵn sàng bảo vệ cựu Thủ tướng Paskitan bất cứ khi nào. Ông Chaudhry nhấn mạnh, nhóm luật sư của PTI sẽ làm việc với tòa án để đình chỉ lệnh bắt giữ ông Khan.
Trước đó, hôm 5/2, cảnh sát đã tìm đến dinh thự để bắt giữ ông Khan nhưng không thành công.
Hôm 28/2, một tòa án ở Islamabad (thủ đô Pakistan) đã ra lệnh bắt giữ không tại ngoại đối với ông Khan. Ông bị cáo buộc che giấu và bán trái phép quà tặng của nước ngoài trong thời gian làm Thủ tướng. Ông Khan bác bỏ cáo buộc trên, nhưng nhiều lần không chấp hành lệnh triệu tập của tòa.
Theo quy định của pháp luật Pakistan, quan chức chính phủ chỉ được giữ một số quà tặng có giá trị nhỏ của nước ngoài, còn lại đều phải sung công.
Ủy ban bầu cử Pakistan cấm cựu Thủ tướng I.Khan tranh cử trong vòng 5 năm Ủy ban Bầu cử Pakistan (ECP) ngày 21/10 đã quyết định cấm cựu Thủ tướng Imran Khan tham gia tranh cử trong vòng 5 năm, do sai phạm liên quan quà tặng nhà nước nhận được từ các nhà lãnh đạo và quan chức nước ngoài trong thời gian ông tại nhiệm. Cựu Thủ tướng Pakistan Imran Khan phát biểu tại Islamabad ngày...