Nga cảnh báo Lầu Năm Góc không dùng sức mạnh để cải thiện quan hệ
Nga sẵn sàng cải thiện quan hệ với Lầu Năm Góc nhưng cảnh báo chuyện này sẽ không xảy ra nếu Mỹ tìm cách hợp tác dựa trên “lập trường sức mạnh”.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu. Ảnh: Sputnik.
“Chúng tôi sẵn sàng khôi phục hợp tác với Lầu Năm Góc. Tuy nhiên, những nỗ lực thiết lập đối thoại với Nga từ lập trường sức mạnh sẽ không có hiệu quả”, Tass dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu nói ngày 15/2.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis trước đó cho biết Washington “sẵn sàng đón mọi cơ hội khôi phục quan hệ với Moscow, đảm bảo đối thoại ngoại giao của Mỹ là từ lập trường sức mạnh”.
Ông Shoigu kỳ vọng Lầu Năm Góc hôm nay sẽ làm rõ lập trường trong cuộc gặp giữa Chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ Joseph Dunford và người đồng cấp Nga Valery Makarov tại Baku, Azerbaijan.
Video đang HOT
Như Tâm
Theo VNE
Ông chủ Lầu Năm Góc có thể muốn 'câu giờ' khi mềm giọng về Biển Đông
Việc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis tuyên bố Washington chưa cần có hành động quân sự ở Biển Đông có thể là động thái "câu giờ".
Tổng thống Donald Trump và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis. Ảnh: CNN
"Ông Mattis nói như vậy có thể vì câu giờ, để chính quyền của Tổng thống Donald Trump hoàn thiện nhân sự hoặc lập chiến lược giữa Washington và các đồng minh", ông Robert Eldridge, cựu quan chức cấp cao Bộ Quốc phòng Mỹ, hiện làm việc tại Nhật Bản, trao đổi với VnExpress về phát ngôn của ông Mattis tại Nhật cuối tuần qua.
Bộ trưởng Mattis hôm 4/2 cho biết Mỹ hiện không cần thiết phải thực hiện các động thái quân sự lớn ở Biển Đông nhằm đối phó với những hành vi quyết đoán từ phía Trung Quốc và nhấn mạnh tầm quan trọng của các biện pháp ngoại giao.
Dù miêu tả phát ngôn của tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ là "lạ", chuyên gia Eldridge cho rằng chính quyền của Trump có thể thực sự muốn tránh xung đột quân sự ở Biển Đông, điều mà Bắc Kinh cũng mong muốn.
Là người lâu năm theo dõi diễn biến ở Biển Đông, Giáo sư Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Australia, Đại học New South Wales, cho hay việc bộ trưởng Mattis đề cao biện pháp ngoại giao, tái khẳng định tầm quan trọng của tự do hàng hải là điều Nhật Bản muốn nghe.
"Nhật Bản coi an ninh ở Hoa Đông và Biển Đông kết nối với nhau, Tokyo muốn Mỹ làm đối trọng với Trung Quốc nhưng lại không muốn Washington có hành động khiêu khích khiến Nhật rơi vào xung đột với Trung Quốc", ông Thayer nói.
Giáo sư người Australia lưu ý vấn đề Biển Đông có thể trở thành "thứ yếu" trong ưu tiên chính sách của chính quyền Trump. Việc ông Mattis tuyên bố sẽ bảo vệ các đảo tranh chấp ở Hoa Đông do Nhật Bản quản lý thể hiện ý định muốn ổn định vùng biển này. Washington muốn gây áp lực với Trung Quốc để khiến Triều Tiên ngừng các cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo và hạt nhân. Trong khi đó, Mỹ cũng muốn có thương mại cân bằng với Trung Quốc và dùng con bài Đài Loan để làm đòn bẩy.
"Biển Đông dường như trở thành ưu tiên thứ ba của chính quyền Trump", ông Thayer nói.
Tuy nhiên, trong dài hạn, ông Thayer tin rằng bộ trưởng quốc phòng Mattis sẽ thể hiện sự cứng rắn hơn. Sau khi Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Rex Tillerson nêu đề nghị cần cấm Trung Quốc lên các đảo nhân tạo ở Biển Đông, ông Mattis trong lễ nhậm chức của mình đã tuyên bố ủng hộ Mỹ tăng cường xây dựng lực lượng hải quân và tăng hợp tác với các đồng minh.
"Chúng ta có thể sẽ chứng kiến thêm các chuyến tuần tra bảo vệ tự do hàng hải quyết đoán hơn của Mỹ, làm tăng khả năng các đồng minh của Washington tham gia", ông Thayer nói.
Cựu quan chức cấp cao Bộ Quốc phòng Mỹ Robert Eldridge cho rằng Bộ trưởng Mattis được Tổng thống Trump rất tin cậy và đề cao, do đó việc ông Mattis có chuyến công du đầu tiên đến châu Á đã gửi ra tín hiệu rõ ràng là Mỹ coi trọng khu vực, cam kết bảo vệ hoà bình và an ninh cùng với các đồng minh.
Giáo sư Thayer lưu ý các nước châu Á cần thận trọng vì đây mới là trong giai đoạn đầu của chính quyền Trump.
"Nội các của ông Trump chưa được Quốc hội phê chuẩn đầy đủ. Có những ưu tiên khác như là Nhà nước Hồi giáo tự xưng và Iran. Hiện chiến lược của chính quyền mới vẫn chưa rõ", ông Thayer nhấn mạnh.
Việt Anh
Theo VNE
Tiết lộ sốc về dàn máy bay chiến đấu của Mỹ Hơn 1 nửa số máy bay chiến đấu của Hải quân Mỹ không thể cất cánh do đang trong thời gian bảo trì hoặc chờ lắp đặt thêm linh kiện vì thiếu ngân sách, trang tin Defense News dẫn nguồn thạo tin cho biết ngày 6/2. (Ảnh minh họa: Sputnik) Defense News dẫn nguồn tin Hải quân Mỹ cho biết, khoảng 53% số...