Nga cảnh báo không để bất ổn leo thang tại Ukraine
Điện Kremlin cho biết trong cuộc điện đàm với các nhà lãnh đạo chủ chốt của Liên minh châu Âu (EU), Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 28/2 đa kêu gọi nhanh chóng đưa Ukraine quay trở lại trạng thái bình thường, đồng thời cảnh báo không để bất ổn ở nước này tiếp tục leo thang.
Trong tuyên bố đưa ra sau khi ông Putin điện đàm riêng rẽ với Thủ tướng Anh David Cameron, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman van Rompuy, Tổng thống Nga đã nhấn mạnh “tầm quan trọng của việc không cho phép bạo lực tiếp tục leo thang và sự cần thiết nhanh chóng đưa tình hình trở lại bình thường”.
Văn phòng Thủ tướng Anh cho biết trong cuộc điện đàm với ông Cameron, Tổng thống Putin đã trấn an nhà lãnh đạo Anh rằng ông tôn trọng chủ quyền của Ukraine và các cuộc tập trận gần đường biên giới với Ukraine đã được lên kế hoạch từ trước. Ngoài ra, hai bên cũng nhất trí rằng “những cuộc bầu cử tự do và công bằng” là cách tốt nhất để giải quyết cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Lực lượng an ninh tuần tra bên ngoài sân bay Simferopol, Crimea ngày 28/2. Anh: AFP/TTXVN
Vê phân minh, My cung canh bao Nga không kích động tình hình ở Ukraine. Trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Sergei Lavrov của Nga, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nêu rõ: “Chúng tôi đã đê câp đên vấn đề các sân bay, xe bọc thép và quân nhân của Nga ở nhiều địa điểm khác nhau. Mặc dù chúng tôi được đảm bảo là họ sẽ không thực hiện bất cứ hành động nào vi phạm chủ quyền và không có ý định làm như vậy, song tôi đã nói rõ rằng những vấn đề đó có thể gây hiểu lầm vào thời điểm hiện tại và đã có quá nhiều căng thẳng. Nên điều quan trọng là mọi người hãy hết sức thận trọng, không kích động tình hình và không phát đi những thông điệp sai lệch”.
Đap lai, ông Lavrov nhấn mạnh cần ngăn chặn các phần tử cực đoan và tính đến lợi ích của tất cả các lực lượng chính trị cũng như tất cả các khu vực của Ukraine khi tìm cách chấm dứt cuộc khủng hoảng này.
Ngoai Ngoai trương My, Tông thông nươc nay Barack Obama cung lên tiêng vê vân đê Ukraine. Ông quan ngại sâu sắc trước thông tin về hoạt động quân sự của Nga ở Ukraine, đồng thời cảnh báo bất cứ sự vi phạm chủ quyền nào của Ukraine cũng sẽ phải trả giá. Ông Obama thừa nhận rằng Nga có những lợi ích, các mối quan hệ về văn hóa và kinh tế với Ukraine, cũng như có cả một căn cứ quân sự ở Crimea, song nhấn mạnh bất cứ sự xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nào của Ukraine sẽ là điều “gây bất ổn nghiêm trọng”.
Video đang HOT
Canh bao cua My đươc đưa ra sau khi đại diện đặc biệt của lanh đao tạm quyền Ukraine, ông Sergiy Kunitsyn, ngày 28/2 cho biết các máy bay của Nga được cho là chở gần 2.000 binh sĩ đã hạ cánh xuống một căn cứ quân sự gần thủ phủ của bán đảo Crimea, đồng thời cáo buộc Nga đã tiến hành “một cuộc xâm lược có vũ trang”. Hiện chưa rõ liệu Nga có quyền sử dụng căn cứ hay gửi thêm quân tới đây hay không theo các thỏa thuận giữa nước này với Ukraine.
Trước đó, Bộ Ngoại giao Ukraine tuyên bố họ chính thức phản đối việc Nga “vi phạm không phận Ukraine” sau khi các máy bay trên bay qua biên giới hướng tới Crimea. Trong một tuyên bố, bộ trên đã yêu cầu các binh sĩ và thiết bị trên những chiếc máy bay này “ngay lập tức quay trở về” các căn cứ của họ.
Kêu gọi trung gian hòa giải ở bán đảo Crimea
Trươc tinh hinh ngay cang nong ơ Crimea, ngày 28/2, Mỹ đã kêu gọi một sứ mệnh hòa giải quốc tế khẩn cấp cho vấn đề Crimea của Ukraine nhằm làm giảm leo thang căng thẳng tại khu vực này sau cuộc họp khẩn của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ).
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jose Manuel Barroso đã hối thúc các nhà lãnh đạo lâm thời mới ở Ukraine tìm kiếm “cuộc đối thoại chính trị” ở Crimea sau khi căng thẳng leo thang tại khu vực thân Nga này. Tuyên bố của EC cho hay ông Barroso đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng mới của Ukraine là Arseniy Yatsenyuk và nhất trí “cần phải giải quyết tình trạng căng thẳng hiện nay ở Crimea thông qua đối thoại chính trị theo khuôn khổ thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine”. Ông Barroso cũng bày tỏ “Liên minh châu Âu sẵn sàng ủng hộ những cải cách dân chủ” và sẽ hợp tác nhằm giúp hiện đại hóa nền kinh tế Ukraine.
Trước đó, HĐBA LHQ cũng đã tổ chức một cuộc họp riêng sau các cuộc tham vấn để thảo luận về những mối quan ngại liên quan tới những diễn biến đang thay đổi nhanh chóng ở Ukraine.
Theo Báo Tin tức
Ukraine: Sân bay ở Crimea vẫn hoạt động bình thường
Hãng tin AFP cho biết sân bay tại thủ phủ Simferopol (Crimea, Ukraine) vẫn hoạt động bình thường vào ngày 28.2. Trước đó, hãng tin này đã đưa tin cho biết khoảng 50 người đàn ông có vũ trang đang chiếm giữ sân bay.
Sân bay tại thủ phủ Simferopol của khu tự trị Crimea thuộc Ukraine - Ảnh: simferopolrent.blogspot.com
Hành khách vẫn vào sân bay và làm thủ lên máy bay bình thường vào ngày 28.2, một phóng viên AFP có mặt tại hiện trường cho biết.
Tuy nhiên, hàng chục người đàn ông có vũ trang vẫn đang được nhìn thấy bên ngoài sân bay này, nhưng họ không chịu trả lời phóng viên về việc họ từ đâu đến, theo AFP.
AFP liên lạc với cơ quan thông tin của sân bay và các nhân viên này cho biết sân bay vẫn hoạt động bình thường.
AFP dẫn lời lại hãng tin Interfax (Nga), văn phòng ở Ukraine, cho biết khoảng 50 người đàn ông vũ trang cầm cờ Nga đã chiếm sân bay vào rạng sáng ngày 28.2, một ngày sau khi các tay súng kiểm soát các tòa nhà chính quyền Crimea.
Cũng trong ngày 28.2, một nhóm hàng chục người đàn ông khác (không có vũ trang) đứng ngay bên ngoài khu vực lối vào sân bay ở Simferopol, tuyên bố với AFP rằng họ đứng đấy để giữ gìn trật tự.
"Chúng tôi chống lại chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa dân tộc. Chúng tôi sẽ vẫn tiếp tục đứng ngoài sân bay này", một luật sư trẻ tên Dmitry cho AFP biết.
Đài Russia Today (Nga) ngày 28.2 dẫn lời ông Igor Stratilati, người phát ngôn của sân bay, cho biết có khoảng 50 người đàn ông đến sân bay tìm kiếm các binh sĩ không quân Ukraine.
Tuy nhiên, khi phát hiện không có sự hiện diện quân sự ở sân bay, họ đã xin lỗi và bỏ đi, ông Stratilati cho biết.
Dự kiến, đại diện của chính phủ lâm thời Ukraine sẽ bay đến Crimea trong ngày 28.2, theo AFP.
Khu tự trị Crimea nằm trên bán đảo Crimea, miền nam Ukraine, có dân số đa phần là người nói tiếng Nga.
Ngày 27.2, Quốc hội Crimea bỏ phiếu thông qua việc tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 25.5 tới để mở rộng sự tự trị, tách khỏi Ukraine.
AFP cho biết Crimea thuộc về Nga từ thế kỷ 18 cho đến năm 1954, khi đó Crimea được nhập về Ukraine (lúc đó thuộc Liên Xô) như một "món quà". Ukraine tuyên bố độc lập sau sự đổ của Liên bang Xô viết.
Theo TNO
Súng nổ ở Bangkok, thủ tướng Thái bay khỏi thủ đô Súng đã nổ tại một số điểm tụ tập của người biểu tình ở Bangkok vào ngày 26.2, trong thời điểm mà Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đã bay khỏi thủ đô để đến khu vực vẫn đang ủng hộ bà ở miền bắc. Người biểu tình Thái Lan tụ tập bên ngoài trụ sở cảnh sát ở trung tâm Bangkok -...