Nga cảnh báo Đức, Pháp về việc trục xuất các nhà ngoại giao
Theo hãng tin AFP, ngày 4/4, Nga đã nhấn mạnh quyết định của Đức trục xuất nhiều nhà ngoại giao của nước này nhằm đáp trả Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine là “không thân thiện” và sẽ làm quan hệ song phương xấu đi.
Đại sứ quán Nga tại Berlin (Đức). Ảnh: CNN
Trong một tuyên bố đăng trên Telegram, Đại sứ quán Nga tại Berlin nêu rõ: “Việc cắt giảm số lượng nhân viên ngoại giao tại các cơ quan đại diện của Nga ở Đức một cách vô căn cứ sẽ thu hẹp không gian duy trì đối thoại giữa hai nước, dẫn đến quan hệ Nga-Đức ngày càng xấu đi”.
Trước đó, theo phóng viên TTXVN tại Berlin, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock cho biết nước này đã tuyên bố 40 nhà ngoại giao Nga là những người “không được hoan nghênh” và phải rời khỏi Đức trong vòng 5 ngày nữa. Đây là phản ứng của Chính phủ Đức liên quan tình hình chiến sự giữa Nga và Ukraine, đặc biệt là ở thị trấn Bucha. Trưa 4/4, Bộ Ngoại giao Đức đã triệu Đại sứ Nga tại Đức Sergei J. Nechayev tới để thông báo việc trục xuất 40 nhà ngoại giao Nga khỏi Đức.
Video đang HOT
Theo báo Spiegel, việc Đức quyết định trục xuất các nhà ngoại giao Nga có khả năng tạo thêm căng thẳng ngoại giao giữa Moskva và Berlin. Chính phủ Đức cũng đã có những ý kiến khác nhau trong vấn đề trục xuất các nhà ngoại giao Nga.
Tiếp sau Đức, Pháp cũng thông báo nước này sẽ trục xuất 35 nhà ngoại giao Nga. Hãng thông tấn Interfax dẫn lời Bộ Ngoại giao Nga cho biết Moskva sẽ đáp trả quyết định này của Pháp.
Châu Âu đánh giá lập trường của Iran để quyết định về đàm phán JCPOA
Các nhà đàm phán châu Âu ngày 30/11 cho biết sẽ tiến hành đánh giá "mức độ nghiêm túc" trong lập trường của Iran trong vài ngày tới, qua đó sẽ quyết định có tiếp tục các cuộc đàm phán vừa được nối lại mới đây về việc khôi phục thỏa thuận hạt nhân mang tên Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) ký năm 2015 hay không.
Kỹ thuật viên Iran làm việc tại cơ sở làm giàu urani ở Isfahan. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Hãng tin AFP dẫn lời các nhà ngoại giao thuộc nhóm E3 (gồm Anh, Pháp và Đức) tham gia cuộc đàm phán với Iran nêu rõ họ không muốn ấn định "một thời hạn chót giả tạo" và không muốn lãng phí thời gian nếu phía Iran "không thể hiện nghiêm túc trong công việc này". Các quan chức này nhấn mạnh "48 giờ tới sẽ rất quan trọng".
Thỏa thuận JCPOA được ký kết giữa Iran và Nhóm P5 1 (Anh, Mỹ, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức). Theo thỏa thuận, Iran hạn chế làm giàu urani để đổi lấy việc được dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt kinh tế. Năm 2018, Tổng thống Mỹ khi đó là ông Donald Trump đã rút Mỹ khỏi JCPOA và đơn phương tái áp đặt các biện pháp trừng phạt Iran.
Đáp lại, Tehran dần từ bỏ việc thực thi các cam kết trong thỏa thuận kể từ tháng 5/2019. Sau khi nhậm chức hồi tháng 1, Tổng thống Joe Biden cam kết Mỹ sẽ trở lại thỏa thuận. Hiện các bên đang thúc đẩy đàm phán nhằm cứu vãn thỏa thuận này, trong đó Mỹ cũng tham gia một cách gián tiếp.
Trong ngày 29/11, Iran cùng Nga, Trung Quốc, Đức, Anh và Pháp đã nối lại các cuộc đàm phán tại Vienna (Áo) để đánh giá các cách thức dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của Mỹ áp đặt đối với Tehran. Một ngày sau đó, các nhóm chuyên gia đã thảo luận về những vấn đề nhạy cảm trong các lệnh trừng phạt của Mỹ, trước khi đề cập các cam kết của Iran vào ngày 1/12.
Các nhà đàm phán châu Âu hy vọng sẽ có "một bức tranh rõ ràng hơn vào cuối tuần này", tuy nhiên cũng đề cập "nguy cơ đổ vỡ" nếu các cuộc đàm phán nếu không đạt tiến triển. Họ cho biết: "Trong vòng đàm phán này, chúng tôi đã hoàn thành 70-80% công việc, nhưng vẫn còn khúc mắc trong một số vấn đề gai góc nhất".
Sau khi kết thúc phiên khai mạc vòng đàm phán tại Vienna, trưởng đoàn đàm phán của Iran - Thứ trưởng Ngoại giao Ali Bagheri Kani cho biết vấn đề then chốt hiện nay là việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt Iran, đồng thời khẳng định các hành động này là vi phạm thỏa thuận hạt nhân và nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ), cũng như các quy định và luật pháp quốc tế.
Ông Kani nêu rõ tất cả các bên còn lại tham gia ký JCPOA đều ủng hộ yêu cầu của Iran rằng vấn đề liên quan các biện pháp trừng phạt cần phải được giải quyết trước tiên. Ông Kani nói thêm: "Đây là một thành tựu đáng kể khi tất cả các nước P4 1 chấp nhận yêu cầu của Iran và nhấn mạnh các biện pháp trừng phạt bất hợp pháp của Mỹ cần phải được làm rõ trước tiên, sau đó được thảo luận, xem xét và quyết định trong các chương trình nghị sự khác".
Đức, Pháp trục xuất nhiều nhà ngoại giao Nga Các nước EU đang đồng loạt trục xuất các nhà ngoại giao Nga, trong đó Đức và Pháp là hai nước mới nhất quyết định hành động sau cáo buộc sát hại dân thường tại thị trấn Bucha ở Ukraine. Bộ Ngoại giao Pháp ngày 4.4 thông báo sẽ trục xuất nhiều nhà ngoại giao Nga vì hoạt động của những người này...